Bố mất, mẹ tâm thần, con không nhập học
Bố mù cả hai mắt mới qua đời, mẹ mắc bệnh tâm thần, nên nhận giấy báo nhập học của Học viện Giáo Dục (Hà Nội), Đinh Văn Nhân (Thanh Chương, Nghệ An) đành cất vào chiếc tủ cũ kĩ làm kỷ niệm.
Trong ngôi nhà cũ nát, Đinh Văn Nhân (SN 1994, trú xóm 6, xã Đồng Văn (thuộc huyện Thanh Chương, Nghệ An), rầu rầu tâm sự, em sinh ra, lớn lên trong gia đình khốn khó. Bố mẹ Nhân sinh được bốn anh chị em (Nhân là thứ ba). Bố Nhân, ông Đinh Văn Hùng, từng bị mù cả hai mắt, mới qua đời.
Thấy hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, chính quyền cùng bà con địa phương giúp đỡ dựng lên ngôi nhà nhỏ hai gian, theo thời gian nay đã mục nát. Theo quan sát của chúng tôi, trong ngôi nhà ấy không có vật gì trị giá hơn năm mươi nghìn đồng.
Đinh Văn Nhân (giữa) cùng mẹ và em trai
Suốt quãng thời gian theo học phổ thông, Đinh Văn Nhân phải chịu nhiều vất vả. Một buổi đi học, buổi còn lại, Nhân phải đi nhặt ve chai khắp nơi bán cho các bà đồng nát. Ngày nào kiếm nhiều thì được khoảng 15 nghìn đồng.
Một phần tiền Nhân để mua sách vở và trang trải học hành, phần còn lại mua gạo nuôi gia đình. Có thời gian, Nhân phải đi chăn bò thuê cho hàng xóm để kiếm cơm ăn.
Dù hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn nhưng, anh, chị, em Nhân đều cố gắng học hết phổ thông. Anh cả đã vào miền Nam làm thuê, nhưng vì bị đục thủy tinh thể từ nhỏ, mắt kém, nên không ai nhận. Chị gái Nhân học xong cũng đã vào Tây nguyên làm thuê. Cách đây mấy hôm, Nhân nhận tin chị bị máy cắt đứt hai ngón tay khi đang làm việc. Nỗi đau như lại dày thêm trong ngôi nhà của những con người nghèo khổ…
Mấy hôm nay, nhận giấy báo điểm thi và giấy báo nhập học vào Học viện Quản lý Giáo Dục, Nhân chưa kịp vui đã tràn ngập nỗi buồn, bởi biết lấy đâu tiền mà theo học suốt bốn năm trên Hà Nội.
Hơn nữa, nếu Nhân đi học, mẹ ở quê đang mang bệnh tâm thần. Một mình em trai út gầy gò, ốm yếu quanh năm, đang theo học lớp tám, không thể cáng đáng công việc gi đình.
Đến đây, Nhân lấy giấy báo nhập học đưa cho mọi người xem, rồi em buồn rầu nói “cất đó làm kỷ niệm”.
Video đang HOT
Nhân cho biết, ước mơ lớn nhất của em là sau này được làm thầy giáo dạy học, nhưng giấc mơ ấy đến giờ này với em… vẫn chỉ là giấc mơ.
Chia tay, Nhân lên chiếc xe đạp đã cũ nát, lao mình trong mưa, tiếp tục đi nhặt ve chai bán kiếm tiền nuôi mẹ và em.
Cô Trần Thị Kim Anh, giáo viên chủ nhiệm của em Nhân cho biết, gia đình Nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhân rất ngoan và cố gắng học tập, hầu như năm nào cũng đạt học sinh tiên tiến.
Trong quá trình đi học, Nhân được thầy cô, bạn bè, nhà trường giúp đỡ rất nhiều. Biết hoàn cảnh của em như thế nên những buổi học thêm ngoài giờ, các thầy cô giáo không thu tiền của em.
Không những thế, ba năm học cấp ba ở Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân (Thanh Chương), nhà trường còn miễn học phí cho em.
Theo tiền phong
Hàng trăm thí sinh bị ép trúng tuyển
Một loạt cơ sở ở các địa phương của ĐH Công nghiệp TP.HCM đã tuyển sinh và đào tạo ĐH liên tục trong nhiều năm khi chưa được phép, thí sinh thì trượt nhưng vẫn được vào học.
Nhiều thí sinh nhận được giấy báo trúng tuyển đã đến Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM trả lại, đồng thời xin cấp giấy báo điểm để đăng ký xét tuyển bổ sung vào trường khác
Sáng 28/8, hàng chục thí sinh ở TP.HCM và các tỉnh đến Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM để xin đổi giấy báo nhập học lấy... giấy chứng nhận kết quả thi. Đây là các thí sinh bị nhà trường "ép" trúng tuyển trong khi họ không hề có nguyện vọng học.
Bất ngờ... trúng tuyển!
Trước đó, hàng trăm thí sinh dự thi vào Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM ngỡ rớt đã hết sức bất ngờ khi được trường gọi nhập học. Đó là các thí sinh không đạt được mức điểm chuẩn nguyện vọng 1 nhà trường công bố nhưng đủ điểm sàn. Trong khi mức điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 1 nhà trường đã công bố trước đó của các ngành hầu hết đều trên điểm sàn.
Những thí sinh "bất ngờ" trúng tuyển này đều phải nhập học tại các cơ sở đào tạo của trường này ở các tỉnh Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Thái Bình... Vì thế, nhiều thí sinh không chấp nhận đã đề nghị trường cấp giấy chứng nhận kết quả thi để tham gia xét tuyển bổ sung vào trường khác.
Thí sinh Trần Vũ Yến Nhi (Kon Tum) cho biết: "Tôi dự thi vào ngành quản trị kinh doanh của trường đạt 15 điểm (khối D1), không đậu vì điểm chuẩn ngành này là 15,5 điểm. Nhưng trường gửi giấy báo trúng tuyển cho tôi vào cơ sở Quảng Ngãi, trong khi tôi không muốn học ở đó. Tôi nhiều lần đến trường để lấy giấy chứng nhận kết quả thi nhưng nhân viên bảo phải có giấy xác nhận chưa nhận giấy này của nơi nộp hồ sơ...".
Trong khi đó, hàng trăm thí sinh nhiều tỉnh thành cũng rơi vào tình huống tương tự đã rất bức xúc và không biết làm cách nào để nhận được giấy chứng nhận kết quảthi để xét tuyển vào trường khác. Đó là chưa kể hàng ngàn thí sinh có kết quả thi thấp hơn điểm sàn vẫn được trường mời nhập học bậc CĐ nghề, trong khi họ không hề có nguyện vọng.
Cùng lúc đó, nhà trường đã thông báo xét tuyển nguyện vọng 2 với 690 chỉ tiêu bậc ĐH và 390 chỉ tiêu bậc CĐ. Theo nhà trường, cách làm này tạo thêm cơ hội cho thí sinh dự thi và mong muốn học tại trường.
"Đây là một hình thức xét tuyển nguyện vọng 2 do nhà trường chủ động thực hiện. Nếu thí sinh không đồng ý nhập học, trường vẫn cấp giấy chứng nhận kết quả thi để tham gia xét tuyển ngành khác hoặc vào trường khác. Có thể các trường THPT chỉ gửi giấy báo nhập học mà không gửi giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh" - PGS.TS Nguyễn Đức Minh, trưởng phòng đào tạo nhà trường, giải thích.
Nộp phiếu điểm là... nhập học
Ngày 25/8, website cơ sở tại Thái Bình của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCMđăng thông báo "Xét tuyển bằng điểm sàn đến khi đủ chỉ tiêu". Theo đó, các ngành công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, công nghệ kỹ thuật điện, kế toán - kiểm toán đều xét tuyển bằng điểm sàn.
Tương tự, các cơ sở Quảng Ngãi, Nghệ An cũng lần lượt thông báo điều kiện xét tuyển hết sức đơn giản: thí sinh đạt điểm từ điểm sàn của Bộ GD-ĐT. Cơ sở Thanh Hóa còn liên tục giới thiệu những thông tin xét tuyển tại cơ sở này trên các báo, đài địa phương. Lạ hơn, toàn bộ thông báo tuyển sinh này đều do các trưởng cơ sở đào tạo ký.
Đặc biệt, trong thông báo tuyển sinh của cơ sở Thái Bình còn in đậm: "Thí sinh nộp phiếu điểm để xét nguyện vọng sẽ được nhận ngay giấy báo trúng tuyển để làm thủ tục nhập học".
Theo chân một thí sinh đạt 13 điểm (khối A) nhưng trượt nguyện vọng 1 xin đăng ký xét tuyển, lập tức biết được người trực bộ phận tuyển sinh trả lời chắc nịch cứ nộp phiếu báo điểm sẽ được nhập học ngay: "Điểm xét tuyển thấp hơn thông báo chính thức của ĐH Công nghiệp TP.HCM vì đào tạo tại cơ sở địa phương".
Không phép vẫn đào tạo
Lãnh đạo phòng thi tuyển sinh và quản lý văn bằng (Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT) cho hay năm nay bộ cho phép các trường được tự chủ về phương án xét tuyển nên có thể đưa ra điểm xét tuyển đợt sau thấp hơn đợt trước.
Tuy nhiên, việc thay đổi điểm xét tuyển chỉ được thực hiện khi trường đã kết thúc đợt xét tuyển thứ nhất mà vẫn thiếu chỉ tiêu. Việc tự tiện thay đổi điểm xét tuyển theo các văn bản tuyển sinh của các cơ sở thuộc Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM là vi phạm quy chế tuyển sinh hiện hành.
Ông Huỳnh Văn Thái - Phó trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GD&ĐT Quảng Ngãi - cho biết cách đây hai năm sở đã báo cáo đề nghị kiểm tra chức năng đào tạo ngành học, cấp học ở cơ sở Quảng Ngãi của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM khi số lượng học viên theo học các chương trình ở cơ sở này rất lớn mà chức năng đào tạo cấp học, bậc học chưa thật rõ ràng.
Theo một cán bộ chuyên làm công tác tuyển sinh tại Bộ GD&ĐT, các cơ sở củaĐH Công nghiệp TP.HCM hoàn toàn không có chức năng tuyển sinh ĐH. "Năm trước, bộ từng chấn chỉnh việc các cơ sở của trường không được phép đào tạo trình độ ĐH chính quy, trường đã gửi công văn cam kết rõ các cơ sở chỉ là nơi đào tạo nghề, không có chức năng đào tạo, tuyển sinh trình độ ĐH" - vị cán bộ này cho biết.
Sáng 28/8, PGS.TS Lê Văn Tán - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - thừa nhận tất cả cơ sở đào tạo và liên kết đào tạo của nhà trường ở Biên Hòa (Đồng Nai), Quảng Ngãi, Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình đều chưa được Bộ GD-ĐT cấp phép tổ chức đào tạo bậc ĐH chính quy. "Cách đây một tuần nhà trường đã báo cáo Bộ GD-ĐT về việc này. Đây là vấn đề tồn đọng của nhiệm kỳ ban giám hiệu trước đây làm không đúng. Hiện nhà trường đang làm các thủ tục pháp lý để hình thành các phân hiệu tại những cơ sở đào tạo của trường ở các tỉnh" - ông Tán nói.
Lý giải về việc tuyển "chui" bậc ĐH, ông Nguyễn Đức Minh cho biết: "Ở các cơ sở nếu không có lớp ĐH thì không tuyển được các lớp CĐ, vì người học muốn học liên thông lên ĐH. Vì vậy chúng tôi phải duy trì vài lớp ĐH ở mỗi cơ sở".
Cũng theo ông Minh, ban giám hiệu nhiệm kỳ trước đã phân bổ trước chỉ tiêu đào tạo ở tất cả cơ sở đào tạo, mỗi cơ sở đào tạo 4-5 ngành bậc ĐH với khoảng 200 sinh viên/cơ sở.
Về việc tuyển sinh không phép của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết đã yêu cầu trường báo cáo cụ thể quá trình tuyển sinh, đào tạo, số lượng sinh viên đang theo học. Bộ GD&ĐT sẽ xem xét những sinh viên này còn thiếu những môn học nào, trường đã bổ sung kiến thức cho sinh viên hay chưa để xem xét từng trường hợp cụ thể. Đây là việc liên quan đến quyền lợi của sinh viên nên Bộ phải xem xét thận trọng. Riêng sai phạm của trường, Bộ sẽ có xử lý sau.
Theo Tuổi Trẻ
Thí sinh trượt NV1 "bội thực" giấy báo nhập học "Em đang chán nản việc thi rớt thì suốt ngày người của bưu điện gọi ra nhận thư, những giấy nhập học của mấy hôm đầu thì em còn mở ra xem. Những hôm sau đó thì em chẳng thèm mở nữa mà... ném luôn vào thùng rác". Em Nguyễn Thị Vân, xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa chia sẻ nỗi...