Bộ luật cấm phụ nữ mặc… quần chip
Ở quốc gia châu Phi Swaziland, phụ nữ không được phép mặc quần chip. Ngoài ra còn có nhiều điều luật độc đáo ở các quốc gia khác.
Một số nơi còn có luật cấm chết. Chẳng hạn như ở Tây Ban Nha, tại ngôi làng Lanjarón thuộc xứ Andalucia với số dân chỉ 4.000 người, chính quyền ở đây đã cấm dân chết trong làng, hòng gây sức ép với chính phủ để được cấp đất xây nghĩa trang mới.
Ở Pháp cũng có luật cấm chết ở 3 khu vực là Cugnaux, Le Lavandou và Sarpourenx vì thiếu đất chôn cất trong làng. Riêng ở ngôi làng Cugnaux, chính phủ đã cấp đất làm nghĩa trang cho làng, nhưng khu đất được cấp nằm gần kho chứa đạn của quân đội nên dễ xảy ra cháy nổ. Đó là lý do vì sao chính quyền địa phương không nhận phần đất này làm nghĩa trang.
Ở Mỹ, những người tới đất nước này rất dễ phạm pháp vì ở nhiều bang có luật lệ rất lạ. Ví dụ ở bang Florida, phụ nữ chưa chồng không được phép nhảy dù trong ngày chủ nhật. Tại Louis, lính cứu hỏa không được phép cứu phụ nữ khỏa thân cũng như phụ nữ mặc áo choàng trong nhà hoặc mặc sơ mi ngủ đêm. Tại Arizona có luật cấm săn lạc đà, vì trước đây quân đội Mỹ đã từng sử dụng lạc đà làm sức kéo. Tuy nhiên sau đó, người dân ở đây tổ chức săn bắn lạc đà, gây thiệt hại cho ngân quỹ nên chính quyền bang đã ban lệnh cấm săn loài động vật này.
Dưới đây là một số luật lệ độc đáo ở các quốc gia khác:
Chính sách một con là chính sách kiểm soát dân số của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chính phủ Trung Quốc gọi nó với tên chính thức là “Chính sách kế hoạch hóa gia đình”. Chính sách này hạn chế số con mà một cặp vợ chồng ở thành thị được có chỉ là một, mặc dù cũng có vài trường hợp ngoại lệ áp dụng đối với các cặp vợ chồng ở nông thôn, các dân tộc thiểu số và những cặp vợ chồng đều là con một. Chính sách này gặp phải nhiều tranh cãi và đẩy Trung Quốc đứng trước tình trạng dân số già và đô thị hóa.
Năm 2002, chính phủ Hy Lạp đã ngăn chặn việc cá cược điện tử bằng cách ban hành luật mới để quản lý toàn diện hệ thống máy chơi cá độ điện tử, có nghĩa là cấm tất cả các trò video game. Ở thời kỳ đó, nếu ai đó bị bắt gặp chơi game trong một tiệm Internet thì mức độ xử phạt còn nặng hơn các hành vi bạo lực. Người bị bắt gặp chơi game có thể phải ngồi tù vài năm. Sau đó vào năm 2002, chính phủ nước này phải bãi bỏ luật này vì gặp phải sự phản đối của các nhà sản xuất game và các nước châu Âu.
Swaziland là một quốc gia thuộc khu vực châu Phi. Đây là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, tuổi thọ trung bình của người dân chỉ khoảng 30-35 tuổi. Người đang trị vì đất nước này là Vua Mswati III. Ông vua này đã cho ra đời rất nhiều bộ luật kỳ quặc, trong đó có bộ luật cấm phụ nữ mặc quần lót. Ở đất nước này, phụ nữ không được bình đẳng và bị coi là phụ thuộc hoàn toàn vào đàn ông, nên cũng không được mặc quần lót giống đàn ông. Nếu phụ nữ bị phát hiện, họ có thể bị quân lính bắt.
Ở Philippines có luật cấm xe rất lạ, phân chia theo biển số. Các phương tiện ở 16 thành phố của Philippines bị cấm lưu thông từ 7 giờ đến 19 giờ hàng ngày. Xe tư được phép di chuyển trên đường từ 10 giờ đến 15 giờ chiều. Các xe có biển số kết thúc bằng số 1 hoặc 2 thì bị cấm hoạt động vào ngày thứ 2, số 3 và số 4 thì bị cấm vào ngày thứ 3, số 5 và số 6 thì bị cấm vào ngày thứ 4, số 7 và số 8 bị cấm vào ngày thứ 5, số 9 và số 0 cấm vào ngày thứ 6. Xe máy, xe bus đón học sinh, xe cứu thương, xe cảnh sát, xe quân sự, xe mang biển ngoại giao không áp dụng luật này.
Người ta cho rằng chết trong Cung điện Westminter, nơi Nghị viện Anh họp, và những cung điện hoàng gia khác là bất hợp pháp. Mặc dù không có điều luật chính thức nào về việc này, tuy nhiên, nếu có ai đó chết trong cung điện hoàng gia, thì người đó sẽ được hoàng gia trả phí cho tang lễ. Nếu như có một quan chức nào đó bị ốm đột ngột trong cung điện hoàng gia, thì việc đầu tiên là đưa họ ra khỏi cung điện rồi mới ứng cứu
Theo BĐVN
Mặc quần "nhỏ" đi tàu điện ngầm
Ngày 8/1, hoạt động No pants subway (Không mặc quần đi tàu điện ngầm) lần thứ 11 đã diễn ra tại New York, Mỹ. Hàng nghìn thanh thiếu niên cá tính đã tham gia chương trình đặc biệt này tại khắp nơi trong thành phố.
Đúng như tên gọi của hoạt động, người tham gia chỉ mặc quần "nhỏ" - quần chip khi xuất hiện nơi công cộng. Họ hướng về phía tầu điện ngầm - nơi tập trung người dân đi lại đông đúc mà không chút ngại ngùng hay xấu hổ.
Một số hình ảnh của Ngày No pants subway năm nay:
Đứng chờ tàu điện ngầm với chiếc quần chip, quần đùi mặc trong
Họ không hề ngại ngùng với trang phục oái oăm
Nô nức hưởng ứng hoạt động
Nam thanh nữ tú đều không mặc quần ngoài đi tàu điện ngầm
Hoạt động này đã diễn ra trong nhiều năm và được nhiều người hưởng ứng
Theo dân trí
Mặc nội y xuống đường biểu tình Hoạt động này thu hút sự tham gia của hàng nghìn người với mục đích chống lại những luật lệ bảo thủ tại tiểu bang Utah. Đây cũng là sự kiện diễn ra thường niên. Nate Porter - người tổ chức sự kiện này cho hay, mục đích của sự kiện nhằm giải quyết vấn đề "tính đúng đắn, nghiêm ngặt của việc...