Bộ Lao động nên nói rõ, bằng của chương trình 9+5 không phải cao đẳng thứ thiệt

Theo dõi VGT trên

Nếu đào tạo 5 năm nhưng kết quả đầu ra không phải bằng cao đẳng thứ thiệt thì đào tạo như vậy lại trở nên lãng phí, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho hay.

Phải chiếu theo chuẩn quốc tế

Dự thảo Đề án Thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (gọi tắt là chương trình 9 cộng 5), với 10 ngành nghề trọng điểm thuộc lĩnh vực công nghệ – kỹ thuật và dịch vụ, chỉ tiêu tuyển sinh khoảng 4.000 người được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra đang thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia.

Với mô hình này, nếu đáp ứng yêu cầu, người học được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình trung học phổ thông (chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông), được tham dự Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, được xét tốt nghiệp và cấp bằng cao đẳng. Ngoài ra, người học có thể liên thông lên trình độ đại học tương tự như các hình thức học tập khác ở trình độ cao đẳng.

Dư luận đã có nhiều băn khoăn về quy trình và chất lượng đào tạo của chương trình 9 cộng 5.

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, thông lệ chung hiện nay, để đáp ứng hội nhập quốc tế cần tuân theo “Phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế ISCED -2011″ do UNESCO ban hành năm 2011, có hiệu lực trên toàn thế giới từ 2014, cho tất cả thành viên UNESCO, trong đó có Việt Nam, để xác định trình độ của các chương trình giáo dục và đào tạo cụ thể.

Bộ Lao động nên nói rõ, bằng của chương trình 9 5 không phải cao đẳng thứ thiệt - Hình 1

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. (Ảnh Tùng Dương)

Theo đó, ISCED 2011 được chia thành 9 cấp độ. Trong đó:

Cấp độ 2 cho trung học bậc thấp, tách ra theo hai luồng là trung học cơ sở dành cho giáo dục phổ thông và một luồng theo hướng dạy nghề được gọi là sơ học nghề.

Cấp độ 3 cho trung học bậc cao (bên giáo dục phổ thông là trung học phổ thông, còn nhánh theo hướng nghề là trung học nghề).

Cấp độ 4 cho giáo dục sau trung học, nhưng chưa phải đại học.

Cấp độ 5 cho cao đẳng.

“Theo thông lệ, ở các nước thường yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp trung học bậc cao thì từ cấp độ 3 mới có thể lên cấp độ 5, 6. Tức là phải hoàn thành chương trình trung học phổ thông hoặc trung học nghề thì mới có đủ điều kiện học lên cao đẳng hoặc đại học. Còn nếu chưa hoàn thành chương trình trung học bậc cao mà mong muốn học lên cấp độ cao hơn thì đó chỉ có thể là cấp độ 4 và cấp độ 4 không nằm trong bậc đại học. Đã là thành viên của UNESCO thì phải đối chiếu và tuân thủ theo thông lệ được quy định”, Tiến sĩ Khuyến cho hay.

Được biết, trên thế giới, mà cụ thể ngay một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Đài Loan…đã mở ra một loại hình đào tạo 5 năm sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở mà đầu ra là bằng cao đẳng. Tuy nhiên, đối với mô hình đào tạo này học sinh thường thuộc top xuất sắc, người học rất ít và đào tạo ngành nghề công nghệ cao.

Tránh sự nhập nhèm

Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, so với các chương trình 9 cộng trước đó, chương trình thí điểm 9 cộng 5 có sự tiến bộ hơn về đảm bảo về mặt thời gian đào tạo so với chuẩn của thế giới đặt ra. Tuy nhiên, hiện tại chương trình này đang dự kiến thí điểm trên 10 ngành, tức là đào tạo đại trà, không phải chọn những sinh viên xuất sắc. Do đó, chất lượng đúng như chuẩn quốc tế hay không thì chưa có gì đảm bảo.

Video đang HOT

Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chương trình, cơ sở vật chất phù hợp, nhân lực, nguồn lực… thì chưa thấy đề cập. Cứ cho là tất cả các yếu tố đều được thỏa mãn nhưng nếu đầu ra cam kết là cao đẳng thì không đúng.

Trong công văn số 1377/LĐTBXH-TCGDNN ngày 13/5/2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội gửi tới Bộ Nội vụ để trả lời về các kiến nghị của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam liên quan đến vấn đề đào tạo hệ cao đẳng có nêu: “Về cơ bản, các trình độ giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam hiện nay phù hợp với ISCED 2011; bậc cao đẳng của Việt Nam hiện nay tương đương với cấp bậc 5 của ISCED (2-3) năm, đầu vào trung học phổ thông. Đây là chương trình thuộc giáo dục sau trung học nhưng không phải giáo dục đại học; chủ yếu định hướng nghề nghiệp để người học gia nhập thị trường lao động”.

Điều này cho thấy, kết quả đầu ra của chương trình này cam kết là bằng cao đẳng thì trình độ cao đẳng này không phải là cao đẳng ‘thứ thiệt’ (tương ứng với cấp độ 5) mà chỉ là cấp độ 4, do không thuộc về bậc đại học.

Thế nhưng, một tồn tại hiện nay, khi giới thiệu về các chương trình 9 cộng, hầu hết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang mập mờ giữa hai loại cao đẳng này. Nếu như không rõ ràng trong chất lượng giáo dục cũng như bằng cấp giữa hai loại cao đẳng đang được đề cập thì liệu có dẫn đến câu chuyện các trường cam kết một đằng, cấp bằng một nẻo?

Phần lớn người học tin rằng đây là bằng cao đẳng được cấp chính là bằng cao đẳng thuộc bậc đại học. Vậy sau khi cam kết thì liệu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vướng vào tình trạng “đem con bỏ chợ”?

“Nếu đào tạo 5 năm nhưng kết quả đầu ra không phải bằng cao đẳng ‘thứ thiệt’ thì thời gian đào tạo này lại trở nên lãng phí. Hai bằng cấp này đang trùng nhau một cái tên và có sự nhập nhèm, không thỏa đáng”, Tiến sĩ Khuyến nhận định.

Kinh nghiệm thế giới cũng như tại Việt Nam trước đây, phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở có thể đi theo hai hướng là trung học phổ thông và trung học nghề. Cả hai hướng đào tạo này đều có thời gian là 3 năm.

Nếu đào tạo hệ trung học phổ thông thì 100% các môn học đều là môn văn hóa.

Nếu đào tạo trung học nghề thì 50% là những môn học văn hóa chủ chốt như Toán, Ngữ văn, khoa học tích hợp, Ngoại ngữ… và 50% còn lại là các môn học nghề. Thời gian đào tạo bắt buộc phải là 3 năm chứ không được phép rút ngắn xuống 1-2 năm. Như vậy mới được xem là giáo dục trung học nghề thứ thiệt.

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng: “Hiện nay chúng ta đang làm nửa với chứ không phải là giáo dục trung học nghề theo tiêu chuẩn quốc tế. Nếu đào tạo nghề rút ngắn 1,5-2 năm thì chỉ được phép cấp bằng trung cấp nghề. Còn nếu được đào tạo đầy đủ thời gian 3 năm thì sẽ được cấp bằng trung học nghề. Bằng trung học nghề có giá trị tương đương với bằng trung học phổ thông. Nếu đã đào tạo trung cấp nghề thì người học phải bổ sung phần còn thiếu về văn hóa để có bằng cấp của trung học nghề. Như vậy mới đúng theo tiêu chuẩn cũng như thông lệ giáo dục hiện nay trên thế giới”.

Có phải trình độ cao đẳng của Việt Nam nằm dưới "chuẩn quốc tế" một cấp độ? (1)

Để học thật, thi thật, nhân tài thật ở bậc đại học thì cần đưa quản lý nhà nước bậc cao đẳng về Bộ Giáo dục và Đào tạo, không để như hiện nay.

Có phải trình độ cao đẳng của Việt Nam nằm dưới chuẩn quốc tế một cấp độ? (1) - Hình 1

Ảnh minh họa

"Học thật, thi thật, nhân tài thật" trở thành chủ đề bàn luận thu hút sự tham gia của nhiều người trong thời gian qua.

Vấn đề này cũng được đích thân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề cập một cách nghiêm túc trong bài phát biểu với báo chí hồi tháng 5/2021.

Xung quanh vấn đề này, mỗi học giả khi đưa ra chính kiến của mình đều có một góc nhìn riêng. Trong đó, có nhiều ý kiến cụ thể, trọng tâm với mong muốn cần có sự thay đổi liên quan đến khâu tổ chức, quản lý giáo dục đào tạo để tránh tình trạng học giả nhưng bằng thật, bằng cấp không tương xứng với trình độ đào tạo, thậm chí nhập nhằng trong đào tạo và cấp bằng.

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cũng có chính kiến riêng về vấn đề này đối với hệ đào tạo cao đẳng, đại học.

Theo quan điểm của vị này, để "học thật, thi thật, nhân tài thật" thì cần đưa quản lý nhà nước bậc cao đẳng về Bộ Giáo dục và Đào tạo không để Bộ Lao động, Thương binh và xã hội quản lý như hiện nay.

Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho biết, về vấn đề này, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có văn bản kiến nghị gửi Thường trực Ban Bí thư, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Thường trực Chính phủ, và gần đây nhất là ngày 17/5, Hiệp hội có văn bản gửi Bộ Nội vụ để giải thích thêm về kiến nghị của mình sau khi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có ý kiến gửi Bộ Nội vụ.

Theo Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nhìn vào công văn trả lời của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gửi Bộ Nội vụ cho thấy lập luận về phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế UNESCO năm 2011 (gọi tắt là ISCED-2011) có nội dung thiếu chính xác.

Cụ thể, văn bản của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giải thích: "Bậc cao đẳng của Việt Nam hiện nay có chương trình thuộc giáo dục sau trung học, nhưng không phải giáo dục đại học" và gán cho đây là cấp độ 5.

Tuy nhiên, khi đối chiếu với ISCED-2011 thì các chương trình thuộc "giáo dục sau trung học nhưng không phải là giáo dục đại học" chỉ thuộc cấp độ 4. Còn các chương trình cấp độ 5 (cao đẳng), cấp độ 6 (cử nhân), cấp độ 7 (thạc sỹ) và cấp độ 8 (tiến sỹ) mới thuộc giáo dục đại học (tertrary education).

Có phải trình độ cao đẳng của Việt Nam nằm dưới chuẩn quốc tế một cấp độ? (1) - Hình 2

Công văn trả lời của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gửi Bộ Nội vụ với những lập luận về phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế UNESCO năm 2011 (ảnh chụp tư liệu)

Như vậy để thấy, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đưa hệ cao đẳng xuống dưới "chuẩn quốc tế" một cấp độ.

Trong bài viết này chúng tôi phân tích rõ hơn về cấp độ 3, cấp độ 5 theo "Phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế" do UNESCO ban hành. Phiên bản mới nhất là ISCED -2011, được ban hành năm 2011, có hiệu lực trên toàn thế giới từ 2014, cho tất cả thành viên UNESCO, trong đó có Việt Nam.

Các chương trình ở cấp độ 3 thường được thiết kế để hoàn thiện giáo dục trung học và chuẩn bị cho giáo dục đại học hoặc trang bị các kỹ năng liên quan đến việc làm, hoặc cả hai.

Các chương trình thuộc cấp độ 3 có nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn: trung học (giai đoạn 2/ các khối lớp cuối cấp), giáo dục cấp 3, cao trung. Vì mục đích so sánh quốc tế, thuật ngữ "giáo dục trung học bậc cao" được sử dụng để đặt tên cho cấp độ 3.

Cấp độ 3 đòi hỏi phải hoàn thành trung học bậc thấp (cấp độ 2) hoặc phải có khả năng tiếp thu nội dung của cấp độ 3 thông qua việc kết hợp giữa quá trình giáo dục trước đó và trải nghiệm công việc và cuộc sống yêu cầu có một trình độ ở cấp độ 2 hoặc một mức độ thành tích giáo dục nhất định sẽ là điều kiện cần để được nhập học một phần hoặc toàn bộ chương trình cấp độ 3.

Học sinh tốt nghiệp các chương trình trung học phổ thông thuộc cấp độ 3 có thể chọn con đường hoàn thiện một trình độ trung cao nghề; hoặc học sinh tốt nghiệp của các chương trình trình trung học nghề bậc cao có thể lựa chọn con đường nâng cao trình độ hoặc củng cố chuyên môn sâu hơn nữa.

Việc hoàn thành chương trình ở cấp độ 3 là điều kiện cần để vào học các chương trình thuộc cấp độ 4. Những yêu cầu đầu vào này có thể thấp hơn so với các chương trình đại học ở cấp độ 5,6 hoặc 7.

Cấp độ 5 : Căn cứ cấp độ của ISCED có thể thấy, các chương trình thuộc cấp độ 5 có nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn: chương trình đào tạo thợ cả, hệ cao đẳng, hệ tú tài 2, giáo dục kỹ thuật cấp cao, cao đẳng cộng đồng, hệ đào tạo kỹ thuật kỹ thuật viên hoặc dạy nghề bậc cao... Vì mục đích so sánh quốc tế, thuật ngữ "hệ cao đẳng" được sử dụng để đặt tên cho cấp độ 5. Cấp độ 5 có thời gian học tối thiểu từ 2 đến 3 năm.

Đây là cấp độ đầu tiên của giáo dục đại học, thường được thiết kế nhằm cung cấp cho nguời học các kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên nghiệp.

Thông thường, những chương trình này có các nội dung định hướng thực hành, gắn với đặc thù nghề nghiệp và chuẩn bị cho người học bước vào thị trường lao động.

Tuy nhiên, những chương trình này cũng mở ra con đường chuyển tiếp/liên thông lên các chương trình giáo dục đại học khác (các cấp độ 6, 7 và 8).

Phân tích như vậy để thấy, muốn vào học các chương trình thuộc bậc giáo dục đại học người học bắt buộc phải hoàn thành cấp độ 3 (trung học phổ thông hoặc tương đương).

Đặc biệt, tại tài liệu về ISCED-2011 đã nêu rất rõ mối quan hệ giữa Khung trình độ quốc gia và bảng phân loại ISCED, cụ thể: " Các khung trình độ quốc gia và khu vực có thể là những công cụ hữu hiệu để tách biệt kiến thức, kỹ năng và năng lực liên quan đến các chương trình và trình độ giáo dục khác nhau. Ở nhiều quốc gia có khung trình độ này để mô tả các mức độ năng lực và kỹ năng của người dân theo nghĩa thành tựu giáo dục. Đề nghị các quốc gia phải minh bạch hóa mối liên hệ giữa phân loại ISCED và các khung trình độ quốc gia hay khu vực nếu như đó có khung trình độ ".

Tuy nhiên trong công văn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội lại chỉ thừa nhận rằng: "Trên thế giới không phải nước nào cũng có hệ thống giáo dục theo đúng Bảng phân loại ISCED-2011 vì bảng này chỉ có tính chất để so sánh, phân loại các trình độ giáo dục của các nước. Thực tế, hiện nay các nước đều đang tồn tại một loại khung trình độ quốc gia, tương đồng với khung trình độ của châu lục hoặc của một khu vực...".

Câu hỏi đặt ra là tại sao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ "bám" vào Khung trình độ quốc gia mà hoàn toàn "lờ" đi ISCED-2011.

Chưa kể đến việc, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội còn khẳng định "tại một số quốc gia trên thế giới, trình độ cao đẳng hoặc tương đương được phần lớn các nước xếp vào trình độ của giáo dục nghề nghiệp..." tuy nhiên, theo ISCED-2011 không hề có bậc giáo dục nghề nghiệp mà chỉ có giáo dục đại học và giáo dục trung học, giáo dục nghề/ giáo dục chuyên nghiệp....

Rõ ràng nhầm lẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi đồng nhất khái niệm lĩnh vực đào tạo với khái niệm bậc học (chỉ gắn với trình độ học vấn) là không thể chấp nhận được.

ISCED-2011 được chia thành 9 cấp độ, cụ thể:

Cấp độ 0 cho giáo dục mầm non.

Cấp độ 1 cho tiểu học.

Cấp độ 2 cho trung học bậc thấp, tách ra theo hai luồng là trung học cơ sở dành cho giáo dục phổ thông và một luồng theo hướng dạy nghề được gọi là sơ học nghề.

Cấp độ 3 cho trung học bậc cao (bên giáo dục phổ thông là trung học phổ thông, còn nhánh theo hướng nghề là trung học nghề).

Cấp độ 4 cho giáo dục sau trung học, nhưng chưa phải đại học.

Cấp độ 5 cho cao đẳng.

Cấp độ 6 cho trình độ cử nhân và tương đương.

Cấp độ 7 cho thạc sĩ.

Cấp độ 8 cho tiến sĩ.

Đặc biệt, theo ISCED-2011, các cấp độ 2,3 thuộc về bậc Giáo dục trung học, các cấp độ 5,6,7 và 8 thuộc về bậc Giáo dục đại học. Không có khái niệm "Bậc Giáo dục nghề nghiệp" như ở Việt Nam.

* Chủ đề này, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục phân tích ở 2 bài viết sau.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sau vụ ồn ào Maybach, Lọ Lem flex luôn 16 tuổi kiếm hơn 1 tỷ, tự trả toàn bộ học phí ĐH RMITSau vụ ồn ào Maybach, Lọ Lem flex luôn 16 tuổi kiếm hơn 1 tỷ, tự trả toàn bộ học phí ĐH RMIT
14:35:12 21/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên chính thức tái xuất với thái độ gây xôn xao, cuộc chiến giành gia tài căng nhất Cbiz bắt đầuChồng cũ Từ Hy Viên chính thức tái xuất với thái độ gây xôn xao, cuộc chiến giành gia tài căng nhất Cbiz bắt đầu
13:33:57 21/02/2025
Rầm rộ danh tính 1 người đẹp nghi được "dọn đường" nối gót Kỳ Duyên thi Miss Universe 2025Rầm rộ danh tính 1 người đẹp nghi được "dọn đường" nối gót Kỳ Duyên thi Miss Universe 2025
14:57:14 21/02/2025
Vợ chồng MC Quyền Linh phản ứng thế nào khi xem Lọ Lem phản pháo antifan?Vợ chồng MC Quyền Linh phản ứng thế nào khi xem Lọ Lem phản pháo antifan?
13:20:32 21/02/2025
Trần Hiểu nghi yêu lại bồ cũ của bạn, nhà gái từng tung file ghi âm 18+ chấn động vạch mặt bạn trai ngoại tìnhTrần Hiểu nghi yêu lại bồ cũ của bạn, nhà gái từng tung file ghi âm 18+ chấn động vạch mặt bạn trai ngoại tình
13:25:12 21/02/2025
Dàn WAGs Việt ai kiếm tiền giỏi nhất: Chu Thanh Huyền "flex"cả tỷ, hai ái nữ cựu chủ tịch Sài Gòn FC còn đỉnh hơnDàn WAGs Việt ai kiếm tiền giỏi nhất: Chu Thanh Huyền "flex"cả tỷ, hai ái nữ cựu chủ tịch Sài Gòn FC còn đỉnh hơn
11:43:38 21/02/2025
Á hậu sinh năm 2000 dính tin đồn đã bí mật sinh con 5 tháng, tái xuất với body "ná thở" gây kinh ngạcÁ hậu sinh năm 2000 dính tin đồn đã bí mật sinh con 5 tháng, tái xuất với body "ná thở" gây kinh ngạc
12:36:55 21/02/2025
Chấn động tin em rể đại gia lợi dụng cái chết Từ Hy Viên công khai có con riêng, danh tính "tiểu tam" lộ diệnChấn động tin em rể đại gia lợi dụng cái chết Từ Hy Viên công khai có con riêng, danh tính "tiểu tam" lộ diện
16:44:35 21/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Căn hộ giá 4 tỷ mà mẹ chồng cho trở thành ác mộng và tôi chỉ ở được 3 ngày đã phải 'bỏ của chạy lấy người'

Căn hộ giá 4 tỷ mà mẹ chồng cho trở thành ác mộng và tôi chỉ ở được 3 ngày đã phải 'bỏ của chạy lấy người'

Góc tâm tình

17:53:48 21/02/2025
Căn hộ trị giá 4 tỷ đồng - tưởng chừng là giấc mơ của nhiều người - lại trở thành cơn ác mộng đối với tôi. Chỉ sau ba ngày dọn vào ở, tôi quyết định ôm con rời đi trong uất ức!
Cuba nỗ lực tháo gỡ khó khăn của ngành du lịch

Cuba nỗ lực tháo gỡ khó khăn của ngành du lịch

Thế giới

17:51:27 21/02/2025
Bất chấp những khó khăn chung, Cuba xác định du lịch là đầu tàu của nền kinh tế, một lĩnh vực quan trọng thu hút nguồn ngoại tệ. Trong năm 2025, ngành du lịch Cuba đặt mục tiêu đón trên 2,6 lượt triệu khách quốc tế. khách quốc tế.
Cụ ông nộp đơn khiếu nại hàng xóm vì gà trống gáy lúc 3 giờ sáng

Cụ ông nộp đơn khiếu nại hàng xóm vì gà trống gáy lúc 3 giờ sáng

Lạ vui

17:22:54 21/02/2025
Cảm thấy khó chịu vì gà trống của hàng xóm gáy lúc 3 giờ sáng, một người đàn ông lớn tuổi ở Kerala, Ấn Độ đã nộp đơn khiếu nại chính thức, thúc đẩy chính quyền điều tra và ra lệnh di dời chuồng gia cầm.
Mbappe bỏ xa Haaland trong cuộc chiến trở thành số 9 xuất sắc nhất thế giới

Mbappe bỏ xa Haaland trong cuộc chiến trở thành số 9 xuất sắc nhất thế giới

Sao thể thao

17:21:20 21/02/2025
Thất bại toàn diện của Man City trước Real Madrid đã tóm tắt cả mùa giải khác biệt của hai tiền đạo tiên phong của bóng đá thế giới.
Sao Việt 21/2: Khánh Thi cùng con gái hóa trang thành "cô bé Masha"

Sao Việt 21/2: Khánh Thi cùng con gái hóa trang thành "cô bé Masha"

Sao việt

17:16:27 21/02/2025
Kiện tướng dancesport Khánh Thi nhí nhảnh khi cùng hai con gái Anna và Lisa hóa trang nhân vật hoạt hình cô bé Masha.
Từ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợ

Từ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợ

Sao châu á

17:13:54 21/02/2025
Koo Jun Yup và gia đình Từ Hy Viên đang xảy ra bất đồng trong việc lựa chọn hình thức chôn cất tro cốt của cố minh tinh.
Có gì ở gameshow sẽ thay thế 'Anh trai vượt ngàn chông gai', 'Chị đẹp đạp gió'?

Có gì ở gameshow sẽ thay thế 'Anh trai vượt ngàn chông gai', 'Chị đẹp đạp gió'?

Tv show

16:53:03 21/02/2025
Chương trình mới sẽ lên sóng sau Anh trai vượt ngàn chông gai và Chị đẹp đạp gió đang nhận được nhiều quan tâm khi được dự đoán sẽ gây sốt trong thời gian tới.
Loại hoa được ví là biểu tượng tình yêu, thường được cắm trong nhà nhưng cực độc

Loại hoa được ví là biểu tượng tình yêu, thường được cắm trong nhà nhưng cực độc

Sáng tạo

16:46:41 21/02/2025
Ngoài vẻ đẹp, hoa cẩm tú cầu được coi là biểu tượng của tình yêu, sự lãng mạn và lòng trắc ẩn, nó được nhiều người cắm trong nhà mà không biết loại hoa này cực độc.
Kinh hoàng khoảnh khắc bóng bay phát nổ, bốc cháy ngùn ngụt giữa sự kiện lớn

Kinh hoàng khoảnh khắc bóng bay phát nổ, bốc cháy ngùn ngụt giữa sự kiện lớn

Netizen

16:43:25 21/02/2025
Một công dân Ấn Độ đã bị bắt tại Nepal sau khi liên quan đến một vụ việc tại một sự kiện du lịch khiến Phó Thủ tướng Nepal Bishnu Paudel bị bỏng nhẹ.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối hấp dẫn với các món đơn giản

Hôm nay nấu gì: Cơm tối hấp dẫn với các món đơn giản

Ẩm thực

16:42:02 21/02/2025
Thực đơn cơm tối hấp dẫn với các món đơn giản. Bữa cơm này hẳn sẽ giúp cả nhà vừa ngon lại no căng bụng, đủ dinh dưỡng.
Giơ ví chứa thẻ thanh tra xây dựng, người đàn ông ở TPHCM bị CSGT khống chế

Giơ ví chứa thẻ thanh tra xây dựng, người đàn ông ở TPHCM bị CSGT khống chế

Pháp luật

16:38:18 21/02/2025
Thấy CSGT xử lý người vi phạm ở huyện Bình Chánh, người đàn ông đến can thiệp, giơ ví chứa thẻ thanh tra xây dựng và bị một cán bộ giật lấy, khống chế tại chỗ.