Bỏ lại con thơ, mặc chân bầm tím vì ngã xe, cô giáo trẻ ngược núi ‘móc ví giữ trò’
Mang tiếng là cùng xã song mỗi cuối tuần cô Thắm mới có thể được về nhà gặp con. Hai đứa con cô được gửi đồng nghiệp dạy dỗ còn cô thì đi chăm đám trẻ trên vùng cao.
Cô Thắm và đám trò nhỏ trong căn phòng duy nhất được quét vôi ở Séo Phìn Than. Ảnh: Anh Tuấn
Đã 11 năm cô biền biệt như thế với đầy vết tích của những lần ngã xe bởi đường trơn trượt, khó đi…
Loang lổ vết ngã…
Nghe câu chuyện nghề của cô giáo Lê Thị Hồng Thắm (giáo viên Trường Mầm non xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, Lào Cai) chẳng mấy ai lại không khâm phục nghị lực vượt khó của cô. 34 tuổi đời, cô có 11 năm công tác tại điểm trường khó khăn nhất của xã, đó là điểm Séo Phìn Than.
Nhà cô Thắm ở trung tâm xã. Từ điểm trường trung tâm đến điểm trường nơi cô dạy chỉ cách nhau chừng gần hai chục cây số, song cũng bởi quá khó đi nên cô chỉ về nhà vào mỗi cuối tuần.
Chiều thứ 6 nào cô cũng nghe câu nói quen thuộc từ phía chồng mình, đó là: “Hôm nay đi đường thế nào? Em có bị ngã không?”.
“Nói thật với các anh, hai bắp chân em có không biết bao nhiêu vết bầm tím nữa. Đó là những lần trơn trượt, ngã xe khi lên lớp dạy học”, cô giáo Lê Thị Hồng Thắm nghẹn ngào kể lại.
Chiếc xe máy “cà tàng” của cô đã đi đủ loại đường, vượt suối vào Nậm Sài có, leo dốc Sa Pa cũng có, nhưng tất cả đều “thua” đường lên Séo Phìn Than. Ở đó, nơi cán bộ cơ sở truyền tai nhau câu chuyện “có trường hợp cô giáo vừa lên nhận nhiệm vụ hôm trước thì hôm sau đã rút về xuôi”.
Chỉ với 17km song con đường này dựng đứng với các dốc đá kèm nhiều khúc cua tay áo. Bên phía ta luy âm là vực thẳm, lúc nào cũng như muốn “nuốt chửng” những người đi qua.
Video đang HOT
Bởi thế mà thời gian di chuyển với giáo viên vùng cao như cô Thắm chẳng bao giờ có thể căn cứ vào khoảng cách địa lý và tốc độ như bình thường. Ở đây họ đo đếm bằng “giờ”. Người chưa thông thuộc địa bàn, nếu muốn đi thì chỉ có thể hỏi nhau rằng: Từ trung tâm xã đến Séo Phìn Than hết bao lâu chứ chẳng ai hỏi là khoảng cách bao xa.
Điểm bản nơi cô dạy cách trung tâm xã cũng chỉ mấy quả đồi, thế mà những hôm trời mưa, đường trơn, phải mất cả buổi mới tới nơi.
“Nhiều hôm trời mưa, đường đất lầy lội khó di chuyển, cứ đi một đoạn lại trượt ngã. Để đến được trường học, là cả một quãng đường dài đầy khó nhọc. Đến nơi, quần áo, mặt mũi cô trò lấm lem bùn đất”, cô Thắm kể.
Xã Cốc Mỳ có 17 thôn, bản thì 4 thôn vùng biên giới. Toàn xã có hơn 50% gia đình thuộc diện hộ nghèo. Séo Phìn Than là thôn xa nhất của xã với 100% người dân là đồng bào Mông. Họ sinh sống trên những đỉnh núi cao chót vót.
Lớp học do cô Thắm phụ trách là một tổ hợp công trình gồm: Phòng học, phòng ở và bếp ăn bán trú. Gian chính rộng 32m2 được thiết kế vừa là lớp học vừa là chỗ ngủ cho học sinh. Cả ngày, gần 40 đứa trẻ (3 – 5 tuổi) ở đây cũng chỉ loanh quanh trong không gian ấy.
Điểm trường mầm non – công trình “khang trang” nhất ở Séo Phìn Than.
Gửi đồng nghiệp chăm con
Lớp mầm non do cô Thắm dạy có 37 học sinh. Có nhiều hôm sĩ số tăng đột biến với 42 em. Sở dĩ tăng lên vì mỗi lúc vào mùa đi nương, học sinh lại phải cõng theo em nhỏ đi cùng. Mỗi lúc như thế, đến bữa cô lại phải san sẻ phần cơm của anh chị để cho em ăn cùng vì sợ các em đói.
“Các cô giáo vùng cao chúng em quen như vậy rồi. Đợt trước, có bà mẹ tay dắt con lớn đi học, lưng địu cậu em đang ngủ say ra lớp rồi gửi cô trông. Nếu không hỗ trợ họ thì họ lại không cho con đi học”, cô Thắm kể.
Thôn Séo Phìn Than có 58 nóc nhà thì gần một nửa thuộc diện hộ nghèo. Kinh tế gia đình chỉ quanh quẩn bám vào vạt lúa, nương ngô.
Có lần họp phụ huynh, cô Thắm vận động mỗi hộ đóng góp 100 nghìn để sửa chữa lớp học. Phụ huynh ai cũng gật gù đồng ý. Thế mà đến khi lên bản thu tiền, nhà nào nhà ấy “cửa đóng, then cài” đi nương hết. Mỗi lúc như thế, giáo viên lại tự “móc ví” ra nộp thay chứ biết đòi ai!
“Ở đây nếu mà cứ cố vận động phụ huynh đóng góp họ sẽ không cho con đi học nữa. Vì thế, chúng em đành bỏ tiền lương của mình đóng cho các con, chỉ với mong muốn người dân tạo điều kiện cho các con đến trường đầy đủ”, cô Thắm buồn rầu.
Nhà cách trường cũng chẳng phải là xa, nhưng khổ nỗi muốn về cũng chẳng được. Bởi nếu cô về hàng ngày thì hôm sau chẳng kịp gọi học trò đến lớp. Do vậy, vợ chồng cô phải bàn bạc rồi gửi con ở trung tâm Cốc Ly nhờ đồng nghiệp chăm sóc, giáo dục.
“Con gái em học lớp 5, còn cháu thứ hai học lớp 2. Cả 2 cháu em đều phải gửi nhờ đồng nghiệp chăm sóc. Chồng em làm công nhân mỏ đồng. Anh ấy cứ sáng đi làm, tối mịt mới trở về nên cũng chẳng có nhiều thời gian gần bên các con được”, cô Thắm rơm rớm nước mắt.
“Nhiều lúc nghĩ cũng tủi thân thay các con, vì bố mẹ cũng chẳng thể theo sát mỗi ngày. Thôi thì, trăm sự nhờ cả vào đồng nghiệp vậy!”, cô Thắm nghẹn ngào.
Màn đêm rủ xuống, biên viễn lại vắng lặng. Trong đêm tối, cô Thắm chỉ biết lấy điện thoại rồi mở ảnh kỷ niệm của gia đình ra xem đi xem lại cho đỡ nhớ. Thế rồi cô lại tắt máy để dành pin cho ngày mai còn phải gọi về. Séo Phìn Than chưa có điện nên mỗi khi rời nhà, cô phải sạc điện thoại cho thật căng, lên trường cô phải dùng tiết kiệm. Còn muốn gọi về nhà, cô phải tìm đến những đỉnh cao hay một vài gốc cây quen thuộc để hứng sóng.
11 năm kể từ ngày đầu bước chân lên đất Séo Phìn Than cho đến nay, từng đợt, từng đợt trẻ ngọng líu ngọng lô dưới bàn tay dạy dỗ của cô, các em đã học lên lớp 8, lớp 9, lớp 10… Mấy năm qua, cô Thắm cũng không phải làm công tác “dân vận” như trước nữa, bởi phụ huynh cũng đã nhận thức được việc học. Họ yên tâm, tin tưởng mang con mình gửi gắm cho cô.
Giáo viên vùng cao Nghệ An quấn xích vào lốp trở lại trường sau Tết
Đến ngày dạy học sau lễ nghỉ Tết Nguyên đán, những giáo viên vùng cao lại phải vượt đường vào cắm bản để tiếp tục sự nghiệp gieo chữ. Con đường trơn trượt đầy bùn đất đã buộc họ phải quấn xích vào lốp xe mới có thể vào tới điểm trường.
Sáng nay (17/2), theo lịch của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An tất cả các địa bàn trên toàn tỉnh bắt đầu ngày dạy học mới sau lễ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, đối với những giáo viên của các huyện vùng cao Kỳ Sơn, họ phải đến trường trước đó 1 ngày do đường sá trơn trượt, đường đến trường rất khó khăn. Ảnh: Đào Thọ
Tại địa bàn một số bản như xã Bảo Thắng, Bắc Lý, Keng Đu... của huyện Kỳ Sơn, giáo viên phải quấn xích vào lốp để chống trơn mới có thể vào tới được điểm bản. Ảnh: Đào Thọ
Thầy Lầu Bá Rùa dạy ở điểm bản Xa Va (xã Bảo Thắng, huyện Kỳ Sơn) cho hay, các giáo viên ở đây phải thường xuyên vật lộn với cung đường này, nếu không sử dụng xích quấn lốp sẽ không thể nào đi được. Dù cách trung tâm xã chỉ 10 km nhưng họ phải đi gần 2 giờ đồng hồ mới tới điểm trường. Ảnh: Đào Thọ
Con đường trơn trượt đầy sống trâu và rãnh sâu trên đường vào bản Xa Va (xã Bảo Thắng). Ảnh: Đào Thọ
Một số điểm trường của huyện Tương Dương, giáo viên phải đi bộ 3 km mới tới nơi công tác. Ảnh: Đào Thọ
Những đôi dép dính chặt bùn của giáo viên bị đứt đành phải vứt lại giữa đường. Ảnh: Đào Thọ
Sáng 17/02 (mùng 6 Tết) hầu hết học sinh và giáo viên của huyện Kỳ Sơn đã có mặt tại các điểm trường để làm vệ sinh và chuẩn bị công tác dạy học. Ảnh: Đào Thọ
Thầy Phan Văn Thiết - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn cho biết: "Đến thời điểm này, giáo viên của huyện đã có mặt đầy đủ ở các điểm trường để thực hiện nhiệm vụ. Hiện tại, số lượng học sinh cũng đã đến trường tương đối đông, không vắng nhiều và kéo dài như các năm trước". Ảnh: Đào Thọ
Tình yêu lớn với học trò Cô Lê Thị Hồng Thắm đang chủ nhiệm 13 học sinh tại Trường chuyên biệt Bình Minh (Q.Tân Phú, TP.HCM). Cô Lê Thị Hồng Thắm với học trò của mình - Ảnh: TRỌNG NHÂN Học sinh của cô hầu hết là trẻ chậm phát triển trí tuệ. Dù đã ở tuổi vị thành niên nhưng đứa khá nhất cũng chỉ như trẻ lên...