Bỏ kiểm tra 1 tiết, thầy cô sẽ tăng các bài kiểm tra hệ số 1, cảnh báo teen chủ động học
Thông tư 26 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mang đến cho năm học mới này những thay đổi bất ngờ. Nhiều giáo viên đã đưa ra những phân tích kỹ hơn về sự thay đổi trong cách đánh giá và những lưu ý dành cho học sinh.
Theo thông tư 26 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh các cấp THCS – THPT sẽ được giảm các đầu điểm kiểm tra/ môn và được bỏ hẳn kiểm tra 1 tiết. Hình thức kiểm tra được đa dạng hoá, bao gồm cả làm bài trên máy tính. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa đánh giá bằng điểm số và đánh giá bằng nhận xét từ giáo viên cũng là một điểm mới của thông tư này.
Nhìn chung, đa số các giáo viên đều đồng ý rằng, việc bỏ các bài kiểm tra hệ số 2 sẽ giảm áp lực về điểm số và hạn chế tình trạng học tủ ở học sinh. Một giáo viên dạy môn Tiếng Anh tại TP.HCM cho hay: “Việc đánh giá thường xuyên (tương đương bài hệ số 1) bằng nhiều hình thức như vấn đáp, nộp sản ph ẩm thực tế, làm bài trực tuyến… sẽ đa dạng hóa các hình thức kiểm tra. Từ đó giúp học sinh linh hoạt hơn trong cách học, tránh gây nhàm chán.” Giáo viên này cũng cho rằng đây là giúp các em rèn luyện và phát triển nhiều kĩ năng khác nhau.
Thông qua việc đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau học sinh sẽ có cơ hội được trau dồi thêm nhiều kỹ năng mềm hơn – Ảnh: Tổng hợp
Tuy nhiên, thay đổi này cũng đặt ra cho teen mình một thử thách. Cô Huyền Thảo (giáo viên Lịch sử trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM) cho rằng: “Các em sẽ phải thích ứng với việc chủ động học tập như thế nào để lĩnh hội tri thức. Khi việc kiểm tra không diễn ra thường xuyên và các em sẽ chỉ có hai lần đánh giá, nếu không vận dụng tốt kiến thức thì các em sẽ không đạt được mục tiêu của bản thân.”
Các thầy cô cũng chia sẻ, thông tư 26 cũng sẽ thay đổi nhiều công việc của thầy cô, như là phải liên tục vận dụng hết sự sáng tạo để nghĩ ra các hình thức kiểm tra mới lạ nhưng vẫn đảm bảo tính công bằng. Cô Huyền Thảo chia sẻ: “Cá nhân cô nghĩ, việc điều chỉnh và thay đổi cách đánh giá sẽ giảm áp lực cho giáo viên trong việc chấm bài và ra đề kiểm tra. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức vì giáo viên phải quan tâm, sâu sát và nắm bắt học sinh rất kỹ để ghi nhận sự tiến bộ cũng như chỉ rõ nhược điểm để các em điều chỉnh. Vất vả lắm đấy vì giáo viên phải hiểu học sinh và giỏi nghề mới có thể đánh giá tốt được.”
Video đang HOT
Học sinh lo bao nhiêu thì thầy cô cũng lo bấy nhiêu – Ảnh: Tổng hợp
Anh tông hơp tư Internet
Thay đổi cách đánh giá học sinh
Thay vì kiểm tra cho điểm, học sinh THCS, THPT được đánh giá năng lực học tập theo hình thức chấm điểm kết hợp nhận xét
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa ban hành Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh (HS) THCS và HS THPT ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT với nhiều thay đổi trong cách kiểm tra, đánh giá HS.
Kiểm tra kết hợp đánh giá
Ông Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết điểm mới căn bản của Thông tư 26 là tất cả các môn học đều có đánh giá bằng nhận xét thay vì chỉ đánh giá bằng nhận xét ở một số môn học như trước đây.
Ông Hồng nhấn mạnh việc đánh giá bằng nhận xét nhằm hiện thực mục tiêu định hướng đánh giá phẩm chất, năng lực, vì sự tiến bộ của HS. "HS sẽ được đánh giá nhiều lần, bằng nhiều hình thức khác nhau và có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân. Từ đó, kết quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá sẽ sát thực với năng lực của các em, giúp hình thành, phát triển được phẩm chất, năng lực cơ bản cần thiết trong cuộc sống" - ông Hồng nhấn mạnh.
Học sinh THCS, THPT sẽ được kiểm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức .Ảnh: TẤN THẠNH
Theo quy định mới, ngoài các môn âm nhạc, mỹ thuật, thể dục được đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập theo 2 mức đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu, các môn học còn lại như toán, ngữ văn, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ... sẽ kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số. Ông Hồng cho hay đánh giá bằng nhận xét không phải là yêu cầu đánh giá bằng nhận xét chung chung mà quy định cụ thể: đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của HS trong quá trình học tập.
Ông Hồng nói thêm, theo quy định mới, việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua hỏi - đáp, viết ngắn, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập gắn với chủ đề dạy học cụ thể. Kiểm tra, đánh giá định kỳ gồm kiểm tra, đánh giá giữa kỳ và kiểm tra, đánh giá cuối kỳ. Loại hình kiểm tra, đánh giá này cũng được đa dạng hóa thông qua bài kiểm tra (có thể thực hiện trên giấy hoặc trên máy tính với thời gian từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa là 120 phút); bài thực hành; dự án học tập. "Việc sử dụng hình thức kiểm tra, đánh giá thông qua bài thực hành, dự án học tập giúp mức độ đánh giá được rộng hơn, sâu hơn so với nội dung kiểm tra, đánh giá thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập trong đánh giá thường xuyên" - ông Hồng nói.
Tăng khối lượng công việc của giáo viên
Nói thêm về quy định lần đầu tiên hình thức kiểm tra viết được cho phép thực hiện trên máy tính, ông Sái Công Hồng cho rằng điều này nhằm tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin trong giảng dạy nói chung và hoạt động kiểm tra, đánh giá nói riêng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá hợp lý sẽ đẩy mạnh hoạt động đánh giá vì sự tiến bộ của HS và đặc biệt phát triển rất tốt năng lực tự học của người học. Đây sẽ là tiền đề cho các địa phương, các nhà trường đủ điều kiện trong tương lai có thể tổ chức đánh giá HS trên máy tính.
Một trong những thay đổi quan trọng nhất tác động lớn đến việc dạy và học là đề kiểm tra cho các bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ sẽ được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả theo chuẩn kiến thức kỹ năng, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học/hoạt động giáo dục. Cách làm này, theo TS Sái Công Hồng là sẽ đánh giá sát thực hơn việc học tập đáp ứng chuẩn đầu ra của HS và tạo công bằng cho HS giữa các lớp, các trường, các vùng miền. Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai tập huấn, hướng dẫn thống nhất việc xây dựng và sử dụng ma trận, đặc tả bài kiểm tra giữa kỳ/cuối kỳ cho các môn học; bảo đảm chuẩn đánh giá các bài kiểm tra này theo mức độ cần đạt của môn học, thống nhất trong toàn quốc.
Trước những băn khoăn về việc đánh giá qua sản phẩm học tập, dự án của HS, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho hay trước khi thực hiện kiểm tra, đánh giá bằng sản phẩm học tập, bài thực hành, dự án học tập... giáo viên cần hướng dẫn và công bố công khai tiêu chí đánh giá trước cho HS, để bảo đảm khách quan, công bằng, tương đương về mức độ hay yêu cầu cần đạt so với các hình thức kiểm tra, đánh giá khác.
Cô Nguyễn Thị Anh Lương - Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, TP Cần Thơ - cho rằng việc đánh giá thường xuyên hiện chỉ căn cứ vào định lượng, điểm số, cách đánh giá bó hẹp trong một số hình thức như viết, gọi HS lên bảng kiểm tra bài... "Đánh giá bằng nhận xét phần nào đó làm tăng công việc của giáo viên, nhưng cái đó thực sự là cần thiết. Với yêu cầu mới, giáo viên sẽ tăng công việc lên nhưng bù vào đó HS sẽ tiếp nhận được thông tin từ giáo viên là cần điều chỉnh cái gì. Cái gì cũng có 2 mặt của nó" - cô Lương nói.
Thầy Nguyễn Anh Minh - Trường THPT Trường Chinh, TP HCM - cũng nhìn nhận sự thay đổi này rất cần thiết, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Theo thầy Minh, hiện nay HS được tiếp nhận thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau, nên nếu đánh giá HS ở một khía cạnh chủ quan của giáo viên thì sẽ không bộc lộ hết năng lực của HS và làm hạn chế các em sau này khi ra ngoài xã hội. Do đó, những lời nhận xét đánh giá cũng là hành trang để HS hòa nhập xã hội, để HS biết năng lực và điểm mạnh, yếu của chính mình.
Giảm số đầu điểm
Theo quy định tại Thông tư 26, điểm kiểm tra/đánh giá thường xuyên được tính hệ số 1; điểm kiểm tra/đánh giá giữa kỳ tính hệ số 2 và điểm kiểm tra/đánh giá cuối kỳ tính hệ số 3. Trong mỗi học kỳ, số điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá giữa kỳ và đánh giá cuối kỳ của một HS đối với từng môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm cả chủ đề tự chọn) được quy định cụ thể.
Bỏ kiểm tra 1 tiết, trường đánh giá học sinh ra sao? Khi không còn thực hiện bài kiểm tra 1 tiết, giáo viên sẽ có những phương pháp nào kiểm tra kiến thức học sinh để vẫn đảm bảo chất lượng dạy và học? Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) thực hiện chuyên đề thay cho bài kiểm tra truyền thống - BÍCH THANH Nhận xét nếu thô cứng sẽ làm học...