Bộ không cấm, hay ngăn cản chọn nhiều đầu sách giáo khoa trong cùng 1 tỉnh

Theo dõi VGT trên

Đọc cả Điều 2 và Điều 3 trong Dự thảo sẽ hiểu rõ nghĩa của câu mỗi 1 môn học chọn 1 đầu sách giáo khoa, và không có nghĩa là cả tỉnh phải chọn cùng 1 đầu sách.

Dư luận xã hội cảm thấy khó hiểu, thắc mắc với mục 2 Điều 2 về nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa trong dự thảo Thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa mới trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Dự thảo Thông tư này được xây dựng căn cứ theo Luật Giáo dục có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.

Ở mục 2 Điều 2 có ghi: “Mỗi môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) ở một khối lớp lựa chọn 01 (một) đầu sách giáo khoa”.

Điều này dẫn đến mập mờ ở việc mỗi môn học trong dự thảo là khối lớp chỉ được chọn một đầu sách.

Trong khi đó, phê duyệt khung chương trình giáo dục phổ thông mới, Chính phủ đã chỉ đạo một chương trình và nhiều tài liệu.

Bộ không cấm, hay ngăn cản chọn nhiều đầu sách giáo khoa trong cùng 1 tỉnh - Hình 1

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành: “Mỗi tỉnh có thể chọn nhiều đầu sách cho nhiều vùng trong tỉnh sao cho phù hợp, nhưng mỗi 1 trường chỉ được chọn 1 đầu sách cho 1 môn học để đảm bảo tính thống nhất trong dạy học tại trường đó”. Ảnh: Tùng Dương.

Trước dư luận xã hội đang quan tâm, phóng viên Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi về vấn đề này với Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Thành cho biết: “Trong bản Dự thảo thì tinh thần của Bộ Giáo dục và Đào tạo là phải đảm bảo nguyên tắc kế thừa Thông tư 01, đảm bảo quyền tham gia của giáo viên tại các cơ sở giáo dục khi đóng góp ý kiến của mình trong việc lựa chọn sách giáo khoa mới.

Trong bối cảnh hiện nay, các nhà trường cũng đã chọn sách theo Thông tư 01.

Điều 8 trong Thông tư có ghi rõ bắt đầu lấy ý kiến từ giáo viên, đến tổ bộ môn, đến nhà trường, những ý kiến này được gửi lên phòng giáo dục, sau khi tập hợp ý kiến của các trường, phòng sẽ gửi lên Hội đồng chọn sách giáo khoa của tỉnh.

Việc lựa chọn sách giáo khoa thì có quy định tại điều 2 và điều 3 trong Thông tư, và ý của việc chọn mỗi môn học 1 đầu sách giáo khoa, có nghĩa là: Với môn học này ở trong cùng 1 cơ sở giáo dục thì chỉ chọn 1 đầu sách, chứ không được chọn 2, ví dụ môn Toán không thể chọn cùng lúc 2 đầu sách giáo khoa.

Nhưng không có nghĩa là cả một tỉnh đều chọn đồng loạt cùng 1 đầu sách Toán đó, việc này được thể hiện ở Điều 3 trong dự thảo khi nói về tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa: Phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, và của từng khu vực của địa phương đó.

Ngay như trong cùng 1 tỉnh thì quyển sách giáo khoa này phù hợp với vùng này, nhưng có thể với vùng khác mà tiêu chí của tỉnh đặt ra chưa chắc đã phù hợp.

Chính vì vậy mới có câu là phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, và của từng khu vực của địa phương đó”.

Bộ không cấm, hay ngăn cản chọn nhiều đầu sách giáo khoa trong cùng 1 tỉnh - Hình 2

Cách bố trí, thiết kế có thể khác nhau nhưng điểm chung là tất cả các sách giáo khoa đều phải đáp ứng yêu cầu chương trình thì mới được phê duyệt và cho phép sử dụng. Ảnh minh họa: Tùng Dương.

Cũng theo ông Thành: “Khi đưa Dự thảo lên để xin ý kiến đóng góp của mọi người, khi đã có ý kiến chưa rõ Bộ xin tiếp thu và chỉnh sửa để làm sao diễn đạt rõ nghĩa, cũng như để Điều 2 và Điều 3 phải ăn khớp với nhau.

Hiện nay Điều 3 đã ghi rõ như vậy, nhưng nếu mọi người đọc cả Điều 2 và 3 thì sẽ rõ ngay nghĩa của câu mỗi môn học chọn 1 đầu sách giáo khoa, và không có nghĩa là cả tỉnh phải chọn cùng 1 đầu sách giáo khoa.

Trong Luật có quy định là phải sử dụng ổn định, có nghĩa không tự nhiên năm nay chọn sách này, nhưng năm sau lại chọn sách khác, giáo viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông trong quá trình dạy học nếu không có ý kiến thì không có lý do gì tự nhiên hội đồng chọn sách của tỉnh lại đi thay đổi đầu sách.

Nhưng nếu trong quá trình sử dụng sách giáo khoa để triển khai tổ chức dạy học mà giáo viên thấy có vấn đề gì, hoặc thấy không đáp ứng được, không phù hợp thì sẽ có ý kiến để xuất, trong những lần lựa chọn tiếp theo nếu hội đồng xét thấy những đề đạt trên là đúng và cần thiết phải thay đổi thì hội đồng sẽ bàn bạc, cân nhắc để điều chỉnh chọn đầu sách khác cho phù hợp với thực tế.

Chương trình của chúng ta hiện nay với quan điểm phát triển hiện đại, chứ không phải như chương trình trước đây ban hành ra là sử dụng trong nhiều năm mà không thay đổi.

Hiện nay chương trình theo xu thế phát triển, Thông tư 32 cũng ghi rõ như vậy, trong quá trình vận hành áp dụng chương trình sẽ luôn luôn có phát triển nội dung đáp ứng yêu cầu của thực tế, đó là ý thứ nhất.

Ý thứ 2 là đối với sách giáo khoa thì bây giờ cũng phải có quan niệm khác so với trước đây, sách giáo khoa do nhiều tổ chức cá nhân xây dựng và điều quan trọng nhất là tất cả sách giáo khoa đều phải đáp ứng yêu cầu của chương trình mà Bộ đã đề ra.

Vậy nên cách bố trí, thiết kế có thể khác nhau nhưng điểm chung là tất cả các sách giáo khoa đều phải đáp ứng yêu cầu chương trình.

Khi đưa ra hội đồng thẩm định đều phải bảo đảm yêu cầu chương trình thì mới được phê duyệt và cho phép sử dụng.

Vậy nên về nguyên tắc là sử dụng quyển sách giáo khoa nào cũng đáp ứng được yêu cầu. Sự khác nhau giữa các quyển sách giáo khoa khác nhau để đảm bảo sự phù hợp của các cơ sở giáo dục chính là ở Điều 3 đã quy định.

Đó là phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương và của từng vùng của địa phương, trong thực tế là nhiều tỉnh có cả đồng bằng, miền núi, miền biển, thành thị…nên mỗi vùng trong tỉnh có thể chọn 1 đầu sách giáo khoa phù hợp với vùng của mình.

Chính vì thế nên tiêu chí đặt ra ở Điều 3 là Ủy ban nhân dân tỉnh phải cụ thể hóa việc này của tỉnh mình, phù hợp với tình hình kinh tế của từng vùng là như vậy”.

Trong 1 tỉnh được chọn nhiều đầu sách!

Ông Thành khẳng định: “Khi các tỉnh ra tiêu chí lựa chọn rồi, mặc dù quyển sách giáo khoa nào cũng đáp ứng được tiêu chí của chương trình nhưng ngữ điệu trong sách, cách bố trí trong sách nó sẽ khác và phù hợp với điều kiện của vùng này, nhưng với vùng khác có thể dùng sách giáo khoa khác sẽ phù hợp hơn.

Mỗi tỉnh có thể chọn nhiều đầu sách cho nhiều vùng trong tỉnh sao cho phù hợp, nhưng mỗi 1 trường chỉ được chọn 1 đầu sách cho 1 môn học để đảm bảo tính thống nhất trong dạy học tại trường đó.

Đó cũng là nghĩa của Điều 2 trong Dự thảo, chứ không phải là cả tỉnh chỉ được chọn 1 đầu sách giáo khoa. Tới đây khi chỉnh sửa thì Bộ sẽ lưu ý điểm này để diễn giải cho đủ ý và rõ nghĩa hơn, tránh tình trạng gây hiểu nhầm như hiện nay.

Cũng chính vì điều này nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đăng Thông tư lên mạng trong 2 tháng để xin ý kiến đóng góp, với mục đích xem người đọc có hiểu đúng nghĩa của ban soạn thảo đã viết ra hay không, và khi có ý kiển hiểu chưa rõ thì Bộ sẽ tiếp thu và làm rõ những ý đó để tránh gây nhầm lẫn”.

Quy định về thành phần Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa

Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa. Mỗi môn học của một cấp học thành lập một Hội đồng.

Thành viên hội đồng lựa chọn sách giáo khoa bao gồm: lãnh đạo, chuyên viên của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo; cán bộ quản lý và giáo viên đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông.

Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 15 người, trong đó có ít nhất 2/3 tổng số thành viên là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên đang giảng dạy.

Hội đồng có trách nhiệm lựa chọn sách giáo khoa theo quy định và tiêu chí của Ủy ban nhân dân tỉnh; Đề xuất danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông; Giải trình trước cấp tỉnh về danh mục sách giáo khoa được lựa chọn, việc tiếp thu ý kiến góp ý về việc lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông.

Theo quy định tại dự thảo Thông tư, người đã tham gia biên soạn, thẩm định, chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt không được tham gia hội đồng lựa chọn sách giáo khoa.

Việc lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông phải tuân theo ba nguyên tắc: Sách giáo khoa phải thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Các trường sẽ 'mất quyền' chọn sách giáo khoa từ năm học 2021-2022?

Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông bám sát theo Luật Giáo dục sửa đổi 2019.

Theo dự thảo Thông tư, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa (SGK) do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập, giúp UBND cấp tỉnh tổ chức lựa chọn SGK. Mỗi môn học của một cấp học thành lập một Hội đồng.

Thành viên hội đồng lựa chọn SGK gồm: Lãnh đạo, chuyên viên của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT; cán bộ quản lý và giáo viên đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu 15 người, trong đó có ít nhất 2/3 tổng số thành viên là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên đang giảng dạy.

Hội đồng có trách nhiệm lựa chọn SGK theo quy định và tiêu chí của UBND tỉnh; Đề xuất danh mục sách SGK để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông; Giải trình trước cấp tỉnh về danh mục SGK được lựa chọn, việc tiếp thu ý kiến góp ý về việc lựa chọn SGK của các cơ sở giáo dục phổ thông.

Các trường sẽ mất quyền chọn sách giáo khoa từ năm học 2021-2022? - Hình 1

Các trường sẽ mất quyền lựa chọn SGK khoa từ năm học 2021-2022.

Theo quy định tại dự thảo Thông tư, người đã tham gia biên soạn, thẩm định, chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in SGK thuộc danh mục SGK đã được Bộ trưởng GD&ĐT phê duyệt không được tham gia hội đồng lựa chọn SGK.

Việc lựa chọn SGK để sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông phải tuân theo ba nguyên tắc: SGK phải thuộc danh mục SGK đã được Bộ trưởng GD&ĐT phê duyệt; mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở một khối lớp lựa chọn một đầu SGK; bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng quy định, SGK được lựa chọn phải bảo đảm phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương hoặc từng khu vực của địa phương; đồng thời phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

Như vậy, điểm mới căn bản của dự thảo thông tư này so với Thông tư số 01 mà Bộ GD&ĐT mới ban hành ngày 30/1/2020 là quyền quyết định lựa chọn SGK nào để giảng dạy trong cơ sở giáo dục phổ thông là UBND cấp tỉnh, không phải các cơ sở giáo dục như quy định hiện hành.

Điều này thực hiện đúng theo quy định tại Điểm C Khoản 1, Điều 32 của Luật Giáo dục sửa đổi: "UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT".

Lý giải thêm về thay đổi này, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT), cho biết, ngay từ khi Thông tư 01 ngày 30/1/2020 ban hành đã xác định sẽ chỉ có hiệu lực từ tháng 1/2020 đến hết tháng 6/2020. Bởi vì, từ ngày 1/7/2020 Luật Giáo dục sửa đổi 2019 chính thức có hiệu lực thi hành thì việc chọn SGK khi ấy sẽ giao cho UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm.

"Đó là lý do Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư mới quy định về lựa chọn SGK căn cứ theo quy định của luật Giáo dục 2019 để có thể áp dụng từ năm học 2021 - 2022", ông Thành cho hay.

Video: Hướng dẫn quy trình lựa chọn sách năm học 2020-2021

Hà Cường

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạnChở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạn
15:13:07 22/02/2025
Clip: Xe bán tải bị đâm nát trên đường tại Sơn La, bé gái trong xe không ngừng hoảng loạn kêu cứu "bố ơi"Clip: Xe bán tải bị đâm nát trên đường tại Sơn La, bé gái trong xe không ngừng hoảng loạn kêu cứu "bố ơi"
17:06:21 22/02/2025
Xác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình DươngXác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình Dương
17:10:22 22/02/2025
Nghi vấn hai mẹ con bị sát hại ở Bình DươngNghi vấn hai mẹ con bị sát hại ở Bình Dương
17:03:15 22/02/2025
Chưa bao giờ Trường Giang lại như thế nàyChưa bao giờ Trường Giang lại như thế này
17:29:57 22/02/2025
NSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷNSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷ
16:00:08 22/02/2025
Chấn động Weibo: Lộc Hàm - Quan Hiểu Đồng chia tay sau 7 năm yêu, nhà gái đã thông báo với bạn bè?Chấn động Weibo: Lộc Hàm - Quan Hiểu Đồng chia tay sau 7 năm yêu, nhà gái đã thông báo với bạn bè?
15:51:24 22/02/2025
Sau 8 năm ly hôn Gia Bảo, Thanh Hiền hạnh phúc bên người mới điển trai, là nhân viên văn phòngSau 8 năm ly hôn Gia Bảo, Thanh Hiền hạnh phúc bên người mới điển trai, là nhân viên văn phòng
17:21:30 22/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Dựa hơi Jisoo (BLACKPINK) "đu trend", nữ ca sĩ Vbiz bị dân mạng chê toàn tập

Dựa hơi Jisoo (BLACKPINK) "đu trend", nữ ca sĩ Vbiz bị dân mạng chê toàn tập

Nhạc quốc tế

21:17:04 22/02/2025
Nhiều người cảm thấy thú vị với cách đu trend này, nhưng cũng nhiều người cho rằng Han Sara phá hit Jisoo (BLACKPINK).
Tổng thống Trump tìm cách định hình nguồn cung năng lượng châu Á bằng khí đốt Mỹ

Tổng thống Trump tìm cách định hình nguồn cung năng lượng châu Á bằng khí đốt Mỹ

Thế giới

21:10:05 22/02/2025
Mỹ cũng đặc biệt nhấn mạnh rằng việc nhập khẩu LNG từ Mỹ sẽ giúp Nhật Bản và các đồng minh giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, đồng thời tránh được các điểm nghẽn quan trọng như Eo biển Hormuz, Malacca và Biển Đông.
"Thần đồng" học xong chương trình tiểu học trong 1,5 ngày, 10 tuổi thi đỗ ĐH nhưng nhanh chóng lâm vào bi kịch: Chuyện gì đã xảy ra?

"Thần đồng" học xong chương trình tiểu học trong 1,5 ngày, 10 tuổi thi đỗ ĐH nhưng nhanh chóng lâm vào bi kịch: Chuyện gì đã xảy ra?

Netizen

21:01:39 22/02/2025
Thần đồng luôn được tung hô, ca ngợi như những ngôi sao sáng, trở thành niềm tự hào của gia đình và xã hội. Những câu chuyện về những đứa trẻ sở hữu trí tuệ phi thường, vượt cấp thần tốc, đạt thành tích xuất sắc khi còn rất nhỏ
Cuối cùng, nỗi lo sợ của MC Quyền Linh với Lọ Lem - Hạt Dẻ đã xảy đến!

Cuối cùng, nỗi lo sợ của MC Quyền Linh với Lọ Lem - Hạt Dẻ đã xảy đến!

Sao việt

20:36:02 22/02/2025
Áp lực từ dư luận là một thực tế mà nhiều đứa trẻ sinh ra trong gia đình nổi tiếng phải đối diện. Danh tiếng có thể là bệ phóng nhưng cũng có thể là cái bẫy kéo theo rất nhiều hệ luỵ.
Chó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình Thuận

Chó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình Thuận

Sức khỏe

20:06:11 22/02/2025
Qua xác minh bước đầu, con chó trên đã cắn hai người phường Phú Tài, một người ở xã Hàm Mỹ. Sau khi trình báo những người này đã được cơ quan y tế tiêm huyết thanh kháng dại.
Nam thần "ma ca rồng" của showbiz bất ngờ thông báo hủy cưới, chia tay bạn gái diễn viên kém 19 tuổi

Nam thần "ma ca rồng" của showbiz bất ngờ thông báo hủy cưới, chia tay bạn gái diễn viên kém 19 tuổi

Sao châu á

19:58:35 22/02/2025
Nam diễn viên Quách Phẩm Siêu gây xôn xao khi đăng bài thông báo chia tay, hủy bỏ hôn sự với bạn gái kém 19 tuổi là nữ diễn viên Mã Trạch Hàm.
Erling Haaland bổ sung vào bộ sưu tập siêu xe của mình liên tiếp

Erling Haaland bổ sung vào bộ sưu tập siêu xe của mình liên tiếp

Sao thể thao

19:57:20 22/02/2025
Chỉ trong vòng 1 tuần, ngôi sao Erling Haaland sắm liên tiếp 2 chiếc siêu xe để bổ sung vào bộ sưu tập khủng của mình.
Kinh hoàng clip nữ diễn viên bị xe đụng, hoảng loạn nhưng phản ứng của ekip mới gây phẫn nộ

Kinh hoàng clip nữ diễn viên bị xe đụng, hoảng loạn nhưng phản ứng của ekip mới gây phẫn nộ

Hậu trường phim

19:49:08 22/02/2025
Bộ phim Tẩy Trắng do Triệu Kim Mạch, Vương Thiên Nguyên và Quách Kính Phi đóng chính đang rất hot nhưng cũng gây ra nhiều tranh cãi.
Trứng quý như vàng, dịch vụ cho thuê gà đẻ nở rộ tại Mỹ

Trứng quý như vàng, dịch vụ cho thuê gà đẻ nở rộ tại Mỹ

Lạ vui

18:16:32 22/02/2025
Dịch cúm gia cầm độc lực cao bùng phát ở Mỹ đã khiến trứng gà trở nên khan hiếm, đẩy giá của loại thực phẩm cơ bản này lên cao.
Trúng độc đắc 2 ngày cuối tuần (22 và 23/2), 3 con giáp lộc lá xum xuê, làm ăn thịnh vượng

Trúng độc đắc 2 ngày cuối tuần (22 và 23/2), 3 con giáp lộc lá xum xuê, làm ăn thịnh vượng

Trắc nghiệm

17:53:37 22/02/2025
Cuối tuần luôn là thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi, nhưng nếu bạn biết cách tận dụng cơ hội, nó có thể trở thành thời điểm bùng nổ tài lộc và thành công trong công việc.