Bỏ học để theo đuổi giấc mơ – có phải sự lựa chọn đúng?
Có bao giờ bạn nghĩ đến một lúc nào đó sẽ can đảm bỏ hết tất cả, bất chấp sự ngăn cản của gia đình để theo đuổi giấc mơ riêng mình. Nếu có thất bại thì bạn sẽ coi như đó là trải nghiệm quý giá của tuổi trẻ!?
Bỏ học để học lại
Ở một số trường hợp, mặc dù đã đậu ĐH, CĐ nhưng nhiều bạn vẫn muốn “bỏ học”. Lý do thì có rất nhiều, từ những bạn học trái ngành muốn bỏ học để ôn thi lại, cũng có những bạn học hành chểnh mảng, nên muốn bỏ để bắt đầu lại, hoặc cũng có những bạn bỏ học vì “sở thích thay đổi”.
Chẳng hạn như trước đây, báo chí đã từng đưa tin bạn Nguyễn Thành Trung, ở Nghệ An là thủ khoa 30 điểm của ĐH Bách Khoa HN quyết định bỏ học ĐH để ôn thi lại. Được biết, đây là lần thứ 2 Trung thi ĐH, lần đầu thi được 26,5 điểm. Lý giải cho quyết định này Trung cho biết, đơn giản là “sở thích đã thay đổi”.
“Mình thi Sư phạm vì bạn bè nói trông mình có năng khiếu nên thi. Thi xong, đi học mình lại thấy thích hợp hơn với nghề Kỹ sư nên muốn lựa chọn lại nghề nghiệp và đã quyết định về ôn để thi lại” – Trung nói.
Bỏ học để kinh doanh
Trên thế giới có rất nhiều người bỏ học để lập nghiệp từ rất sớm. Mặc dù họ đã bỏ dở con đường học vấn của mình, nhưng chúng ta không thể phủ nhận tài năng của họ. Những cái tên như Rob Kalin – người sáng lập chợ điện tử Etsy, Jack Dorsey – CEO của Twitter, David Karp – người sáng lập trang web Tumblr, Jerry Yang – đồng sáng lập Yahoo!Inc hay tỉ phú Bill Gates – nhà sáng lập Microsoft, Mark Zuckerberg nhà sáng lập lên trang mạng xã hội đạt hơn 1 tỉ người dùng. Tất cả những người ấy đều rất nổi tiếng bởi sự giàu có, và đều chung 1 điểm là nghỉ học khi vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường.
Video đang HOT
Ngay cả ở Việt Nam vẫn có rất nhiều người đã dũng cảm bỏ ngang việc học để tự lập nghiệp. Lần gần đây nhất, chúng ta đã biết cô bạn Phước Thiện (Khánh Hòa) đã bỏ học từ năm lớp 10 để thực hiện giấc mơ nuôi cá vàng của mình. Với ba ao cá có diện tích gần 2ha và một đàn heo hơn trăm con, Phước Thiện đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động quanh làng.
Cô bạn Phước Thiện
Theo như những lời Thiện chia sẻ thì nhà bạn ấy rất nghèo, cứ mỗi lần về quê là bạn ấy đều mê mẫn nhìn những chú cá vàng của nhà ngoại. Năm lớp 10, được nhà định hướng cho ngành du lịch nhưng trong thâm tâm bạn ấy biết rằng mình không đủ khả năng để thi ĐH. Thế rồi bạn ấy tự hỏi “Học xong 12, thi đại học trượt sẽ làm gì?”. Nhiều bạn trả lời: “Nếu cùng lắm mình sẽ đi làm hoặc học một cái nghề gì đó”. “Mình tự biết sức học của mình, chắc chắn mình sẽ không đậu đại học, vậy tại sao mình phải chịu thêm hai năm, ngồi trong lớp học vô ích, rồi còn tốn kém thêm cho chuyện thi đại học. Sao không nghỉ học, làm công việc mình yêu thích.”
Tất nhiên, khi nói ra quyết định này hầu như tất cả mọi người đều đồng loạt phản đối, thế nhưng khi thấy Thiện phân tích hợp lý thì mọi người đành chấp nhận quyết định “điên rồ” này.
Lời khuyên đưa ra là…
Một khi bạn đã xác định được mục tiêu của mình, có kế hoạch cụ thể, có đam mê rõ ràng và quan trọng nhất là phải tự tin ở chính bản thân mình có thể làm được, thì bạn hãy cân nhắc kỹ việc “bỏ học” để thực hiện hóa giấc mơ của mình.
Nếu như bạn có năng lực, tốt nhất nên phát huy nó bất cứ khi nào và đừng bao giờ để lãng phí nó. Nếu như bạn cân bằng được thời gian tốt, thì việc kết hợp giữa việc học trên trường và đi làm thật sự là một điều rất tốt.
Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng không phải bất kỳ người nào cũng đủ kiên trì đứng dậy sau những lần vấp ngã. Có rất nhiều người khởi nghiệp từ rất sớm nhưng có rất ít người có thể trụ vững để đến với thành công.
Một số người đã từng có kinh nghiệm trong vấn đề này lại nói rằng, việc bỏ học để kinh doanh là một sự lựa chọn khá là rủi ro. Nếu đã chọn mình sẽ “bỏ học” để lao đầu vào kinh doanh thì trước tiên, bạn phải xác định cho mình phải có những tố chất như: tài năng, nhanh nhẹn, nhạy bén với các vấn đề thuộc lĩnh vực nghề nghiệp – thị trường của mình đang làm, xã giao tốt, tài chính vừa đến đủ để thực hiện và đảm bảo kế hoạch của bạn. Sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu bạn không có những thứ đó và không có bằng ĐH trong tay.
Có một câu nói rằng: “Kinh doanh cũng giống như chiến trận, không quan trọng ai là người rút gươm ra đầu tiên, quan trọng ai là người tra gươm vào vỏ cuối cùng”.
Quả thật, khi bạn đã có suy nghĩ “bỏ học để theo đuổi giấc mơ của mình” thì bạn thật sự là một người dũng cảm. Mặc dù, chưa biết bản thân mình có làm được hay không nhưng hãy thật sự cố gắng hết sức mình, chăm chỉ làm việc thì nhất định sẽ thành công.
Theo VNE
Có nên bỏ học thi lại đúng ngành mình thích?
Em trúng tuyển nguyện vọng 2 một trường đại học công lập ở TP HCM, vào học rồi em mới nhận ra mình không phù hợp với ngành đã chọn cũng như không thấy hứng thú với nó.
Em rất muốn bỏ để thi lại vào một ngành yêu thích của một trường đại học khác nhưng gia đình khuyên em nên học tiếp, vì mọi người lo lắng là năm sau em sẽ thi không đỗ. Giờ em không biết phải làm sao nữa. Liệu em có thể giấu mọi người để tự ôn thi lại hay không? Mong các anh chị cho em một lời khuyên. (Tiến Đức).
Trả lời:
Đức thân mến!
Không phải chỉ bạn mà rất nhiều bạn sinh viên khác cũng có những suy nghĩ và lo lắng tương tự khi chọn ngành nghề theo học. Thực tế, có không ít bạn sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách, rủi ro để đi theo sở thích và theo đuổi ước mơ của mình. Nhưng một số bạn khác lại không có đủ dũng cảm để từ bỏ với nhiều lý do: gia đình, kinh tế, thời gian,.. Họ chỉ biết tiếc nuối rằng đã không được làm những gì mình yêu thích. Song vấn đề ở chỗ, một số người vẫn rất thành đạt ở những nghề tưởng như không hợp với họ. Ngược lại một số theo đúng công việc yêu thích nhưng lại chán nản sau một thời gian thực hành và bỏ đi làm việc khác.
Ảnh minh họa
Quay về trường hợp của bạn, thiết nghĩ bạn cần xem xét kỹ trước khi đưa ra quyết định. Những ngành nghề bạn thích có thật sự phù hợp với sức khỏe, tính cách của bạn? Đó có thật sự là một nghành nghề bạn thích, bạn có chắc mình đã hiểu đúng về ngành nghề đó sau khi bạn ra trường? Hay bạn chỉ thích thông qua một số đánh giá của bạn bè, người xung quanh hoặc của một dư luận xã hội hiện tại. Bạn cần xem xét kỹ mọi việc để không hối tiếc về sau.
Chuyện của bạn làm tôi nhớ đến cô bạn của mình, khi còn là sinh viên sư phạm cô ấy đã từ bỏ ngay năm đầu để thi khoa Du lịch, bởi cô ấy thích khám phá. Nhưng khi ra trường, bắt tay vào công việc cô ấy đã thấy chán vì phải đi lại quá nhiều và luôn phải làm hài lòng mỗi khi dẫn khách đi tour khiến cô ấy mệt mỏi. Sau một thời gian cô ấy lại muốn làm giáo viên để có thời gian riêng và chăm sóc gia đình. Cuối cùng cô ấy học thêm sư phạm và làm giáo viên đúng như lúc đầu cô ấy từ bỏ và có vẻ rất hài lòng với công việc hiện tại của mình.
Vậy đó, không ai học được chữ ngờ. Tôi hy vọng bạn không phải mất quá nhiều thời gian để nhận ra sở thích thật sự của mình.
Chúc bạn có sự lựa chọn sáng suốt!
Chuyên viên tư vấn Thanh Vân
Theo Trithuc
Trao học bổng cho học sinh Đắk Nông Sáng 1-11, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Đắk Nông đã trao 150 suất học bổng "Ngăn dòng bỏ học" (trị giá 460 triệu đồng) cho 150 em học sinh cấp THCS và THPT có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi. Học sinh nhận học bổng chụp ảnh lưu niệm với ban tổ chức - Ảnh: TR.T. Học bổng...