Bộ GTVT nói về tuyến đường 4.500 tỉ qua nhiều tỉnh miền Tây
Dự án tuyến N1, đoạn Tân Châu – Châu Đốc (An Giang) và cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng sẽ được bố trí vốn trung hạn để xây dựng trong thời gian tới.
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh An Giang về kiến nghị đầu tư xây dựng đoạn Tân Châu – Châu Đốc (dự án đường bộ tuyến N1) trong giai đoạn 2021-2022.
Cạnh đó là kiến nghị ưu tiên đầu tư giai đoạn 1, thực hiện trước đoạn tuyến Châu Đốc – Long Xuyên, thuộc dự án tuyến đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, nhằm giảm áp lực cho Quốc lộ 91, trong giai đoạn 2021 – 2025.
Trong năm năm tới nhiều tuyến cao tốc ở khu vực miền Nam được đầu tư xây dựng. Trong ảnh là cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Ảnh: PLO.VN
Video đang HOT
Theo Bộ GTVT, dự án tuyến N1 đơn vị đã giao Ban Quản lý dự án 7 lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đầu tư nâng cấp toàn tuyến N1 (khoảng 140km) qua các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang (trong đó có đoạn Tân Châu – Châu Đốc). Tổng mức đầu tư khoảng 4.500 tỉ đồng. Đồng thời, dự kiến đưa dự án này vào danh mục trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
“Sau khi được Quốc hội, Chính phủ giao tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các bộ, ngành và địa phương rà soát thứ tự ưu tiên, sắp xếp, lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách, trình Chính phủ, Quốc hội chấp thuận làm cơ sở triển khai thực hiện…” – Bộ GTVT cho hay.
Về kiến nghị ưu tiên đầu tư trước đoạn tuyến Châu Đốc – Long Xuyên thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, bộ cho biết theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, tiến độ đầu tư tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng vào thời điểm sau năm 2030.
Tuy nhiên, bộ đang xây dựng quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó đã cập nhật kiến nghị điều chỉnh lộ trình tuyến cao tốc nêu trên lên giai đoạn trước năm 2030 trình Thủ tướng chấp thuận làm cơ sở triển khai thực hiện theo quy định.
Song song đó, Bộ GTVT đã giao Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng. Đồng thời, dự kiến đưa dự án vào danh mục trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Tại cuộc họp với lãnh đạo tỉnh An Giang, Bộ GTVT giao các cơ quan liên quan của Bộ và tỉnh An Giang nghiên cứu, rà soát lại về dự báo nhu cầu vận tải trên toàn tuyến.
Từ đó, xác định phương án phân kỳ, phạm vi đầu tư cho phù hợp với điều kiện nguồn lực, trong đó ưu tiên nghiên cứu đoạn từ Châu Đốc – Cần Thơ.
“Sau khi được Quốc hội, Chính phủ giao tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát thứ tự ưu tiên để lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách, trình Chính phủ, Quốc hội chấp thuận, làm cơ sở triển khai thực hiện…” – Bộ GTVT thông tin.
TP Cần Thơ kiến nghị đầu tư xây dựng 11,218km kè chống sạt lở
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ, hiện nay trên địa bàn thành phố thường xuyên xuất hiện 2 loại thiên tai chính, gây thiệt hại về sinh mạng và tài sản của nhân dân: sạt lở bờ sông và lốc xoáy.
Kè chống sạt lở sông Cái Sơn (quận Ninh Kiều, Bình Thủy) đang được xây dựng để hoàn thành vào cuối năm 2020.
Chỉ riêng trong 8 tháng năm 2020, thành phố đã xảy ra 26 đợt lốc xoáy, 30 điểm sạt lở, làm sập và hư hỏng 684 căn nhà; đã làm 5 người chết (1 người chết do lốc xoáy, 4 người chết do sét đánh). Tổng thiệt hại tài sản trên 21 tỉ đồng. Giai đoạn 2010-2019, thiên tai trên địa bàn TP Cần Thơ đã làm 60 người chết (sạt lở làm 4 người chết, sét đánh chết 15 người, chết đuối 40 người, lốc xoáy làm chết 1 người); 2.293 căn nhà sập, tốc mái, hư hỏng; tổng chiều dài đường giao thông, bờ sông bị sạt lở là 7,356km; tổng thiệt hại tài sản trên 353 tỉ đồng... Hiện trên toàn thành phố có 171 điểm có nguy cơ sạt lở, với tổng chiều dài trên 179km, tổng số căn nhà nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cần phải di dời là 3.198 căn.
Thời gian qua, TP Cần Thơ đã gia cố trên 3km kè chống sạt lở bằng các giải pháp truyền thống (đóng cừ dừa, cừ bạch đàn, cừ tràm kết hợp rọ đá và vải địa kỹ thuật); xây dựng 10 công trình kè chống sạt lở và đưa vào sử dụng với tổng chiều dài 18,476km, kinh phí thực hiện 2.639 tỉ đồng; 8 công trình kè chống sạt lở đang triển khai thực hiện với tổng chiều dài 21,12km, kinh phí thực hiện 2.345 tỉ đồng; 6 công trình kè chống sạt lở đang trong giai đoạn lập dự án đầu tư, tổng chiều dài 5,735km, kinh phí thực hiện 681,61 tỉ đồng. Các công trình trên góp phần ổn định bờ sông, an toàn cho người dân và phát triển đô thị tại địa phương.
Hiện TP Cần Thơ đang kiến nghị Trung ương đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 với 8 công trình kè chống sạt lở, tổng chiều dài 11,218km, kinh phí thực hiện 1.904 tỉ đồng.
Hàng container thông qua cảng tăng 174% Ngày 17/12, tin từ Công ty CP Vina Logistics (đơn vị trực tiếp khai thác Cảng dịch vụ tổng hợp Hưng Thái (ảnh) của Công ty CP Dịch vụ Hàng hải - Dầu khí Hưng Thái) cho biết: Năm 2020, sản lượng hàng container thông qua cảng đạt 200 ngàn TEUs, tăng 174% và hơn 8,9 triệu tấn hàng tổng hợp, tăng 7%...