Bộ GTVT nói gì về phần mềm mô phỏng trong sát hạch lái xe?
Theo phản ánh của bà Nguyễn Thị Kim Liên ( Nghệ An), hiện nay nhiều ý kiến cho rằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông trong sát hạch lái ô tô có nhiều bất cập, thiếu thực tế và đánh đố người thi.
Phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông thì phức tạp và nhiều lỗi. Mỗi bản có một cách chấm điểm khác nhau. Bản online cũng cho ra kết quả khác, có những khung điểm rơi vào tình huống vô lý và khó hiểu, chỉ có thể nhận biết qua mẹo và không thực tế. Có nhiều trường hợp người thi bấm đúng ngay tình huống sắp xảy ra vẫn bị tính 0 điểm, trong khi thực tế có người lái xe đã phải thao tác sớm hơn để tránh rủi ro.
Có ý kiến cho rằng nên đưa thêm thời gian học đường trường và học thêm ở sa hình vào trong quá trình học lái xe thì mới thiết thực, rèn luyện thực tế trong quá trình người học thực hành, còn học trên mô phỏng cũng giống như học vẹt.
Bên cạnh đó, cần phải thử nghiệm, tập huấn phần mềm mô phỏng trên ở phạm vi nhỏ trước để khắc phục lỗi, cải tiến cho hoàn chỉnh hơn thì mới áp dụng ra toàn quốc, không thể đã cho phổ biến luôn. Việc đưa phần thi mô phỏng vào thi có thể khiến có những thí sinh thi đến 10 lần cũng không thể cầm nổi được tấm bằng lái xe ô tô trên tay.
Do đó, bà Liên kiến nghị Bộ Giao thông vận tải nêu rõ nguồn chuẩn, chính thức các lý thuyết trong chấm điểm sát hạch lái xe vì việc sát hạch hiện nay chưa được quy chuẩn mà các học viên do thiếu điều kiện tìm hiểu chỉ ôn được qua các “giáo trình”, các “mẹo” do các thầy trường sát hạch truyền lại.
Video đang HOT
Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải trả lời như sau:
Việc thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông” đã được quy định tại Điểm b, Khoản 8, Điều 1 Nghị định số 138/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và sát hạch lái xe, Điểm a, Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT và Khoản 12, Điều 2 Thông tư số 01/2021/TT-BGTVT ngày 27/1/2021 của Bộ Giao thông vận tải.
Về quá trình xây dựng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, các cơ quan, doanh nghiệp công nghệ thông tin nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng của DVSA (Anh), VicRoad (Australia), Nhật Bản, Singapore… để xây dựng 120 kịch bản mô phỏng các tình huống gây mất an toàn giao thông xảy ra trong thực tế (các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) để người đọc nghiên cứu, nhận biết, phán đoán và đưa ra phương án xử lý để bảo đảm lái xe an toàn. Phần mềm đã được chuyển giao cho các cơ sở đào tạo từ ngày 8/12/2021 và đã bổ sung vào nội dung sát hạch từ ngày 1/6/2022.
Mục đích của phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông nhằm thông qua phần mềm, người học nhận biết các tình huống tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông thường gặp và các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn đang phát triển khi tham gia giao thông ở các điều kiện, môi trường giao thông trên đường bộ khác nhau, kể từ đó người học nhận biết, phân tích và xác định từng giai đoạn xảy ra trong một tình huống giao thông, cụ thể như: Giai đoạn bắt đầu tình huống, các dấu hiệu chuẩn bị xuất hiện tình huống, diễn biến của tình huống, kết thúc tình huống.
Đề xuất hủy tất cả tài khoản thu phí không dừng bị kích hoạt ảo đang lưu hành
VETC kiến nghị Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ tiến hành thanh tra toàn diện và tuyên huỷ tất cả các tài khoản giao thông bị kích hoạt ảo vẫn còn đang lưu hành.
Trong thông tin phúc đáp thông tin phản ánh về việc VETC dán chồng 40.000 thẻ ETC của ePass vào tối 10/8, VETC cho biết chưa nhận được văn bản nào của Tập đoàn Viettel về việc phối hợp xử lý hiện tượng "dán chồng thẻ".
Thực tế cho đến nay, chưa có định nghĩa và phân loại cụ thể của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về "lỗi" dán chồng thẻ ETC" trên các phương tiện thông tin. Đơn vị này cho biết đang tích cực phối hợp, làm việc với Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT), Tổng cục đường bộ Việt Nam và Công ty cổ phần giao thông số Việt Nam (VDTC) để làm rõ, phân loại các lỗi thẻ ETC, trách nhiệm của các bên để có kết luận và giải pháp chung nhằm khắc phục triệt để các lỗi thẻ phát sinh.
Nhiều tài khoản dịch vụ thẻ ETC bị đăng ký ảo. Ảnh minh họa: Internet
Đơn vị này cũng kiến nghị Bộ GTVT, Tổng cục đường bộ Việt Nam ban hành quy định cơ sở về việc kích hoạt tài khoản khi có đầy đủ các điều kiện hợp lý hợp lệ gồm: Hợp đồng/Thoả thuận với chủ phương tiện về việc sử dụng dịch vụ; Hồ sơ dán thẻ (gồm ảnh thực tế đã dán ETC trên xe, giấy tờ chứng minh chủ phương tiện).
Đồng thời cũng kiến nghị Bộ GTVT, Tổng cục đường bộ Việt Nam tiến hành thanh tra toàn diện và tuyên huỷ tất cả các tài khoản bị kích hoạt ảo vẫn còn đang lưu hành.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần ban hành quy định tiêu chuẩn thẻ ETC (chất lượng thẻ, vị trí dán trên xe, thông số kỹ thuật khác..) để các nhà cung cấp dịch vụ có cơ sở áp dụng và thực hiện đồng bộ.
Theo ông Bùi Trình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần giao thông số Việt Nam (VDTC), phía VDTC hoàn toàn nhất trí với đề xuất hủy các tài khoản kích hoạt ảo. Ông Trình cũng cho biết hệ thống của VDTC thực hiện hủy đối với các tài khoản đăng ký có hồ sơ không hợp lệ.
"Tôi cho rằng cần có quy định và chế tài để kiểm soát tình trạng này từ phía các cơ quan quản lý", lãnh đạo VDTC chia sẻ thêm.
Trao đổi với ICTnews, ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ KHCN, Môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng cục đường bộ Việt Nam) cho biết, cơ quan này đã chấn chỉnh và hướng dẫn tới các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về việc phát sinh các tài khoản ảo. Nếu chứng minh được các tài khoản bị kích hoạt ảo thì cho hủy. Các tài khoản đã dán thẻ nhưng chưa phát sinh giao dịch hoặc chưa có tiền trong tài khoản thì xác minh để hủy thẻ. Tuy nhiên, ông Toàn cũng chia sẻ, khó nhận biết đâu là các tài khoản bị kích hoạt ảo.
Các tài khoản thu phí không dừng bị kích hoạt ảo là một trong những vấn đề nhiều người dùng bức xúc khi chưa được dán thẻ nhưng đã có tài khoản ETC và xe không thể đi vào cao tốc. Hiện không có con số thống kê nào đối với các tài khoản bị kích hoạt ảo.
Lý giải hiện tượng này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông tin, do cộng tác viên của nhà cung cấp dịch vụ chạy chỉ tiêu nên lấy thông tin để kích hoạt khống trên hệ thống. Ngoài ra, một nguyên nhân khác là khi sang nhượng phương tiện, chủ cũ đã dán thẻ nhưng bóc đi và không hủy tài khoản đã có hoặc chủ xe đăng ký tài khoản từ lâu nhưng không nhớ.
Bộ GTVT lại xin gia hạn thực hiện tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông Bộ GTVT vừa kiến nghị Chính phủ cho gia hạn thực hiện dự án Cát Linh - Hà Đông đến tháng 11/2023 để hoàn thiện hồ sơ và mua sắm linh kiện dự phòng. Kiến nghị kéo dài thời hạn dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đến 6/11/2023 được Bộ GTVT nêu trong văn bản gửi Chính phủ...