Bộ GTVT chỉ ra khuyết điểm phòng chống cháy nổ đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Nhà ga nằm sát cây xăng, lối thoát hiểm nằm giữa giải phân cách… có thể gây mất an toàn phòng chống cháy nổ.
Báo cáo của Bộ GTVT gửi Bộ Công an, Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ kiến nghị tiếp tục hỗ trợ nghiệm thu PCCC dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông thời gian tới để bàn giao, đưa vào vận hành trong quý l/2021.
Bộ GTVT chỉ ra khuyết điểm phòng chống cháy nổ tại đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Theo Bộ GTVT, đơn vị tư vấn giám sát đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông là Công ty TNHH Giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh ký hợp đồng tư vấn giám sát với chủ đầu tư từ năm 2010 nhưng đến nay chưa có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát PCCC theo quy định.
Ban quản lý dự án đường sắt không hướng dẫn nhà thầu tư vấn giám sát dự án hoàn thành các thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, Bộ GTVT cũng đánh giá đây là nhà thầu tư vấn giám sát nước ngoài có kinh nghiệm trong giám sát các dự án đường sắt đô thị tại Trung Quốc, có giám sát thi công, lắp đặt hệ thống thiết bị chuyên ngành PCCC.
Sau khi trúng thầu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, Công ty TNHH Giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh đã không lập văn phòng, chi nhánh tại Việt Nam để thực hiện dự án mà chỉ huy động chuyên gia theo yêu cầu thi công dự án.
Do vậy, đơn này không đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát PCCC tại Việt Nam.
Video đang HOT
Để gỡ vướng cho nhà thầu tư vấn Trung Quốc, Bộ GTVT đã đề nghị Cục Cảnh sát PCCC và CNCH xem xét, chấp thuận chứng chỉ tư vấn giám sát PCCC mà Công ty TNHH Giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh đã được cấp tại Trung Quốc.
Đối với lo ngại về 11 nhà ga trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông được xây dựng quá gần nhà dân, thang thoát hiểm các nhà ga quá chật hẹp, cửa thang thoát hiểm nằm trên dải phân cách các trục đường bộ, Bộ GTVT cho biết có những nhà ga nằm cách nhà dân 2 bên đường chưa đến 6m, nhưng đây là công trình phụ trợ, sử dụng vật liệu không dẫn cháy, nên cần rà lại các quy chuẩn, tiêu chuẩn PCCC để xem xét.
Trường hợp rà soát lại hiện trường mà các nhà ga không bảo đảm an toàn PCCC, Bộ GTVT giao Ban Quản lý dự án đường sắt phối hợp với Bộ Xây dựng, Cục Cảnh sát PCCC … bổ sung phương án tường ngăn cháy để bảo đảm an toàn vận hành. Với các nhà ga Văn Khê, La Khê xây dựng quá gần các cây xăng, Bộ GTVT kiến nghị UBND TP Hà Nội thông báo tạm dừng hoạt động, di dời các cây xăng trước khi đưa vào vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.
Mức giá công ty TQ trúng thầu vận hành Cát Linh-Hà Đông
Ba nhà thầu khác cùng tham gia đấu thầu với công ty Metro Bắc Kinh-Trung Quốc bị trượt do vấn đề năng lực.
Trong khi đường sắt Cát Linh-Hà Đông vẫn chưa thể vận hành do chưa hoàn tất thủ tục thì Hà Nội đã chọn được Công ty Metro Bắc Kinh-Trung Quốc trúng thầu gói thầu tư vấn hỗ trợ quản lý, vận hành khai thác tuyến đường sắt này.
Cụ thể, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) đã tổ chức đấu thầu quốc tế rộng rãi gói thầu số 3: Tư vấn hỗ trợ quản lý, vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông thuộc Dự án Hỗ trợ quản lý, vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.
Giá trị gói thầu này được công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là 126,049 tỷ đồng.
Giá Công ty Metro Bắc Kinh-Trung Quốc trúng thầu là 120, 444 tỷ đồng (5,173 triệu USD).
Thời gian thực hiện hợp đồng là 12 tháng. Đơn vị trúng thầu sẽ hỗ trợ Metro Hà Nội chuẩn bị và thực hiện công tác vận hành, khai thác tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đảm bảo an toàn trong thời gian đầu, từng bước xây dựng năng lực cho Metro Hà Nội đủ để vận hành khai thác hiệu quả tuyến đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông.
Cũng theo thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, cùng tham gia đấu thầu với Công ty Metro Bắc Kinh - Trung Quốc còn có 3 nhà thầu khác. Đó là: Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật và sản xuất linh kiện đường sắt Việt Nam; Nanning Rail Transit Co., Ltd; Vision Skill Consulting limited.
Ba nhà thầu này trượt ở giai đoạn đánh giá về năng lực kinh nghiệm.
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông chưa rõ ngày vận hành chính thức
Trước đó, trao đổi với Dân Việt, ông Vũ Hồng Trường, Tổng GĐ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, khi Bộ GTVT bàn giao đường sắt Cát Linh-Hà Đông cho Hà Nội thì vẫn phải có đơn vị hỗ trợ vận hành. Việc tìm đơn vị hỗ trợ vận hành quản lý khai thác Cát Linh-Hà Đông nằm trong kế hoạch tiến độ ban đầu không có gì bất thường.
Theo ông Trường, Công ty Metro Bắc Kinh - Trung Quốc không phải là công ty con của Tổng thầu Trung Quốc mà là đơn vị độc lập gồm liên danh mấy đơn vị thông qua đấu thầu, mà đơn vị chủ trì là Hà Nội chứ không phải Bộ GTVT.
Theo tìm hiểu, Công ty Metro Bắc Kinh-Trung Quốc là liên danh giữa China Railway Construction Corporation International Limited; Beijing Mass Transit Railway Operation Corporation Ltd và Beijing Subway Operational Technology Consulting Stock Co.,Ltd.
Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông được phê duyệt lần đầu năm 2008, khởi công từ tháng 10/2011. Tuyến đường có chiều dài 13,05 km gồm 12 nhà ga trên cao và 1 khu Depot.
Ban đầu dự kiến dự án hoàn thành và đưa vào khai thác thương mại vào 2/9/2014, sau đó liên tiếp cả chục lần lùi tiến độ hoàn thành.
Vào cuối tháng 10/2020, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình triển khai Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã cam kết phấn đấu trong tháng 12/2020 hoàn thành nghiệm thu có điều kiện, cố gắng tối đa để đưa dự án vào vận hành thương mại trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII (tháng 1/2021).
Tuy nhiên, hôm 20/1, trao đổi với báo chí, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, do chưa hoàn tất thủ tục nên dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông chưa thể bàn giao, khai thác trước Đại hội Đảng.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, hiện chưa có báo cáo đánh giá về kết quả vận hành thử nghiệm dự án. Ban Quản lý dự án, Bộ GTVT vẫn đang làm việc với Tổng thầu Trung Quốc và tư vấn Pháp về cung cấp tài liệu, hoàn tất đánh giá.
Theo kế hoạch ban đầu, ngày 15/1 cơ bản các báo cáo đánh giá an toàn, kỹ thuật, vận hành dự án sẽ được hoàn tất. Ngày 20/1 sẽ kết thúc quá trình đánh giá về kết quả vận hành thử nghiệm toàn hệ thống Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông và chuẩn bị bàn giao cho Hà Nội đưa vào vận hành khai thác.
Bộ GTVT cho biết, Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) được vận hành thử nghiệm toàn hệ thống theo 166 quy trình, từ ngày 12/12 - 31/12/2020.
Suốt quá trình thử nghiệm có sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, Tổng thầu EPC Trung Quốc, Tư vấn Pháp, Ban Quản lý dự án Đường sắt - Bộ GTVT và sự phối hợp của Hà Nội Metro - đơn vị sẽ tiếp nhận vận hành, khai thác dự án.
Kết thúc thời gian vận hành thử nghiệm, đã có 5.700 lượt tàu chạy hơn 70.000km đường sắt trên cao. Toàn hệ thống dự án được vận hành theo cơ chế điều khiển tập trung, tự động từ Trung tâm Điều hành OCC đặt tại Depot Hà Đông. Các thông tin, tín hiệu của hệ thống tự động truyền về trung tâm điều hành để phục vụ chỉ huy, điều hành.
Trước khi tổ chức đấu thầu quốc tế tìm đơn vị hỗ trợ vận hành quản lý khai thác Cát Linh-Hà Đông, để tuyến đường sắt này vận hành thương mại an toàn, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đã xây dựng bảng lương cho gần 700 nhân lực vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Đến nay, đã được UBND TP Hà Nội thông qua với tổng số lao động vận hành đường sắt Cát Linh-Hà Đông là 681 người và 112 chức danh.
Diễn tập tình huống khẩn cấp trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội và các đơn vị liên quan ngày 3-12 đã tổ chức diễn tập xử lý sự cố, cứu nạn cứu hộ tại 2 nhà ga, thuộc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. Ngày 3-12, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ...