Bộ Giao thông hoạch định có thêm 300km cao tốc mỗi năm
Theo Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, mỗi năm bình quân ngành giao thông phải làm được 300 km đường cao tốc, suất đầu tư mỗi km 170 tỷ đồng, tương ứng cần số vốn đầu tư là 51.000 tỷ mỗi năm.
Tại cuộc họp về đề án đầu tư hệ thống đường bộ cao tốc đến năm 2020 chiều 29/6, ông Nguyễn Hoằng, Vụ trưởng Kế hoạch Đầu tư ( Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, Thủ tướng đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 gồm 31 tuyến, với tổng chiều dài 6.411 km.
Trong đó, cao tốc Bắc – Nam kết nối các vùng kinh tế từ Bắc đến Nam gồm 2 tuyến dài 3.083 km. Cao tốc khu vực phía Bắc với 14 tuyến kết nối với Hà Nội dài 1.368 km. Cao tốc khu vực miền Trung và Tây Nguyên với 3 tuyến dài 264 km). Cao tốc khu vực phía Nam gồm 7 tuyến, chiều dài 983 km và đường vành đai TP Hà Nội và TP HCM với 5 tuyến dài 723 km.
Cao tốc đẩy nhanh tốc độ lưu thông vận tải hành khách, hàng hóa. Ảnh: Đoàn Loan
Về tình hình đầu tư tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông, Vụ trưởng Nguyễn Hoằng cho biết, hiện đã đưa vào khai thác 4 tuyến dài 171 km, gồm cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, Cầu Giẽ – Ninh Bình, TP HCM – Trung Lương, TP HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Các tuyến đang triển khai thi công dài 302 km bao gồm La Sơn – Túy Loan (dài 66 km), Đà Nẵng – Quảng Ngãi (dài 127 km), Bến Lức – Long Thành (dài 55 km), Trung Lương – Mỹ Thuận (dài 54 km).
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hoằng khẳng định, với các dự án đang triển khai đến năm 2020 sẽ có 473 km cao tốc. Ngoài ra, để thông tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông cần tiếp tục đầu tư hoàn thành 1.304 km.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, để bảo đảm đúng theo quy định của đường cao tốc phải đầu tư xây dựng 4 làn xe, có dải phân cách giữa. Để có vốn đầu tư, cần ưu tiên đầu tư các dự án theo hình thức PPP cả trong và ngoài nước.
“Chính phủ cần ghi hẳn một gói cho đầu tư đường cao tốc Bắc – Nam, không ghi chung chung. Chỉ còn 4 năm nữa thì mỗi năm bình quân phải làm được 300 km đường cao tốc, suất đầu tư một km là 170 tỷ đồng, tương ứng 51.000 tỷ/năm”, Thứ tưởng Trường nhận xét.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa đánh giá, trong điều kiện hiện nay, ngành giao thông phải huy động từ các nguồn lực, đầu tư theo các hình thức PPP. Tuy nhiên, dù là hình thức đầu tư nào để hoàn thành nhiệm vụ cũng phải đặt lợi ích của người dân lên trên hết, chỉ được xây dựng các dự án BOT ở khu vực có lựa chọn thứ hai cho người dân. Bên cạnh đó, các đơn vị thiết kế phải lưu tâm đến quy hoạch của địa phương, phát triển vùng nơi có dự án đi qua, như thế các dự án mới phát huy hết hiệu quả.
Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đã giao các đơn vị chức năng chuẩn bị báo cáo để lãnh đạo Bộ báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội xem xét quyết định việc đầu tư các tuyến cao tốc này.
Đoàn Loan
Theo VNE
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bắt đầu thu phí
Từ 0h ngày 6/10, phương tiện lưu thông qua cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 29 km sẽ phải đóng phí 10.000-180.000 đồng/vé/lượt, tùy theo đoạn tuyến và loại phương tiện.
Trước đó, Công ty BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ đã thử nghiệm thu phí (không tính tiền) các phương tiện trong một tháng. Theo lãnh đạo công ty, hệ thống thu phí đã được kiểm nghiệm và vận hành tốt, an toàn, không gây ùn tắc hay ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Hệ thống này đã được Bộ Giao thông Vận tải tổ chức nghiệm thu và cho phép nhà đầu tư thu phí từ 6/10.
Tuyến cao tốc được áp dụng hình thức thu phí kín, phương tiện đi vào đường cao tốc phải lấy thẻ (hoặc vé) tại trạm thu phí để xác nhận vị trí bắt đầu sử dụng cao tốc. Căn cứ các thẻ, chủ phương tiện sẽ phải nộp thẻ đầu vào và phí sử dụng cao tốc.
Đường Pháp Vân - Cầu Giẽ đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn cao tốc. Ảnh: Bá Đô
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ có thời gian thu phí hơn 17 năm, đơn giá 1.500 đồng/km (tính cho loại xe tiêu chuẩn, dưới 12 chỗ ngồi). Đoạn tuyến có mức phí thấp nhất là Vạn Điểm - cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và ngược lại với mức thu 10.000-40.000 đồng tùy phương tiện. Xe đi toàn tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ - Hà Nam dài 28 km và ngược lại sẽ phải nộp phí từ 45.000 đến 180.000 đồng.
Bên cạnh đó, các phương tiện có thể sử dụng vé tháng với mức 300.000-5.400.000 đồng; vé quý với mức 810.000-14.580.000 đồng tùy theo đoạn tuyến và loại phương tiện.
Tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 29 km sẽ có một trạm thu phí trên đường cao tốc tại Km188 300; 2 trạm nằm trên đường nhánh tại các nút giao Thường Tín, Vạn Điểm; một trạm nằm trên đường nhánh đi quốc lộ 1 cũ và trạm dùng chung với Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tại Km212 200 trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ có tổng mức đầu tư là 6.731 tỷ đồng và được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ ngày 29/9/2014 và hoàn thành vào 30/6/2015. Tổng mức đầu tư là 1.974 tỷ đồng, bao gồm cải tạo, nâng cấp mặt đường đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe cơ giới, trên nền đường hiện tại rộng 25 m.
Giai đoạn 2 từ năm 2018, mức đầu tư là 4.757 tỷ đồng, mở rộng thêm 2 làn, mở rộng hoàn chỉnh đường cao tốc thành 6 làn xe cơ giới trên nền đường 33,5 m, xây dựng đường gom song hành hai bên với quy mô đường cấp 4 đồng bằng.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ nối tiếp với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã tạo thành tuyến cao tốc hoàn chỉnh từ Hà Nội đến Ninh Bình dài 83 km.
Đoàn Loan
Theo VNE
Hầm chính đường bộ đèo Cả được thông vượt tiến độ Hầm đường bộ qua đèo Cả dài hơn 4 km với hai ống ngầm song song, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc vận tốc 8 km/h và có thể chịu được động đất cấp 7. Ngày 22/6, ông Lê Quỳnh Mai - Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả - cho biết, hệ thống hầm chính...