Bộ Giáo dục xốc lại chất lượng đào tạo thạc sĩ
Dự thảo thông tư về ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ được Bộ GD-ĐT trưng cầu ý kiến rộng rãi 4/12. Theo đó, dự kiến việc thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được tổ chức từ 1 đến 2 lần/năm. Thủ trưởng các trường ĐH nếu để xảy ra sai phạm trong đào tạo thạc sĩ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu nhận được đồng thuận, thông tư Quy chế tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ sẽ được áp dụng từ năm 2014 theo phương thức đào tạo tín chỉ.
Theo đó, các môn thi tuyển gồm: môn ngoại ngữ, môn cơ bản, môn cơ sở của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo.
Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ phải có các điều kiện phải có văn bằng tốt nghiệp ĐH đúng ngành hoặc ngành gần với ngành hoặc chuyên ngành đăng ký dự thi.
Ngành tốt nghiệp ĐH được coi là ngành gần với ngành dự thi đào tạo thạc sĩ khi chương trình đào tạo của ngành này ở trình độ đại học khác nhau không quá 20% đối với chương trình đào tạo theo hướng nghiên cứu và không quá 40% đối với chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng
Người có bằng tốt nghiệp ĐH ngành gần với chuyên ngành dự thi, nếu trúng tuyển phải học bổ sung kiến thức trước khi học các học phần của chương trình thạc sĩ. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định nội dung kiến thức học bổ sung.
Video đang HOT
Chất lượng đào tạo thạc sĩ cần được nâng cao để đáp ứng yêu cầu (Ảnh: Người lao động).
Riêng đối với ngành ngoại ngữ, nếu người dự thi đăng ký theo ngành ngoại ngữ đúng với bằng tốt nghiệp ĐH theo hình thức giáo dục thường xuyên thì phải có bằng tốt nghiệp ĐH hình thức chính quy thuộc ngành ngoại ngữ khác.
Danh mục các ngành gần được dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ đối với từng ngành hoặc chuyên ngành do cơ sở giáo dục ĐH xác định trong thông báo tuyển sinh hàng năm.
Thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH quy định cụ thể điều kiện văn bằng được dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ cho từng ngành, chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục ĐH.
Các đối tượng được ưu tiên trong quy chế được cộng một điểm vào kêt quả thi (thang điểm 10) cho môn cơ bản; 10 điểm (thang điểm 100) cho môn ngoại ngữ. Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng.
Quá trình học, học viên sao chép bài tập, tiểu luận của người khác sẽ bị điểm không (0) cho phần bài tập, tiểu luận đó. Nếu học viên có bốn học phần phải học lại hoặc có một học phần học lại mà điểm thi vẫn đạt dưới 5,0 điểm thì sẽ bị đình chỉ học tập.
Theo Văn Chung (Vietnamnet)
Chỉ tổ chức tuyển sinh thạc sĩ 1-2 lần/năm
Thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được tổ chức từ 1 đến 2 lần/năm. Đây là những dự kiến của Bộ GD-ĐT trong dự thảo thông tư ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ mà Bộ GD-ĐT đang đăng tải lên mạng xin ý kiến.
Dự thảo cũng cho biết, kì thi tuyển sinh thạc sĩ gồm 3 môn: môn ngoại ngữ, môn cơ bản, môn cơ sở của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo.
Đối với môn ngoại ngữ thì căn cứ yêu cầu của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH quy định môn ngoại ngữ trong tuyển sinh đối với từng ngành hoặc chuyên ngành đào tạo, kể cả ngoại ngữ thứ hai cho người dự tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành ngoại ngữ.
Ảnh minh họa
Dựa vào khung trình đô năng lực ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 của khung châu Âu và dạng thức đê thi ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 của khung châu Âu, thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH tổ chức đánh giá trình độ ngoại ngữ của thí sinh.
Môn cơ bản, môn cơ sở của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo do cơ sở giáo dục đại học đề nghị trong hồ sơ đăng ký mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Cũng theo dự thảo, thì căn cứ yêu cầu của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH quyết định môn ngoại ngữ được miễn thi cho một trong các trường hợp: Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành; Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ.
Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham khảo châu Âu chung về ngoại ngữ (Phụ lục II), trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền được Bộ GD-ĐT công nhận cấp; Học viên là người nước ngoài.
Về thời gian đào tạo thạc sĩ cũng có nhiều điểm khác so với trước đây. Cụ thể, thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là một năm đối với các ngành mà thời gian đào tạo ở bậc đại học từ năm năm trở lên (đối với niên chế) hay 180 tín chỉ trở lên (đối với tín chỉ); Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là hai năm đối với các ngành mà thời gian đào tạo ở bậc đại học từ bốn năm rưỡi trở xuống (đối với niên chế) hay thấp hơn 160 tín chỉ (đối với tín chỉ).
Để đảm bảo chất lượng dự thảo cũng nhấn mạnh, đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện tại cơ sở giáo dục đại học, nơi đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép đào tạo. Trường hợp cơ sở giáo dục đại học có phân hiêu, viêc tô chức đào tạo tại phân hiêu phải được Bô trưởng Bô GD-ĐT cho phép.
Tuy nhiên lại nới quy định khi đưa ra khái niệm đào tạo thạc sĩ thực hành. Cụ thể, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định việc tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ theo hướng ứng dụng ở ngoài cơ sở giáo dục đại học.
Ngoài những điểm quan trọng trên thì dự thảo cũng đưa ra các quy định về chương trình đào tạo, luận văn thạc sĩ...
S.H
Theo dân trí
Học viên cao học "tố" trường chấm thi sai quy chế Ngay sau khi Học viện Quản lý Giáo dục công bố kết quả thi tuyển sau ĐH đợt 1 năm 2012, các thí sinh đã lên tiếng thắc mắc về việc điểm thi môn Ngoại ngữ có phần lẻ bởi theo quy chế, thang điểm chấm thi môn này là 100, không có số lẻ thập phân. Các thí sinh (TS) cho biết,...