‘Bộ Giáo dục vô cảm với trường ngoài công lập’
Trước thực trạng nhiều đại học ngoài công lập có nguy cơ đóng cửa vì bị các trường công lập “hớt” hết thí sinh, nguyên Thứ trưởng Giáo dục cho rằng, “Bộ đang vô cảm với các trường ngoài công lập dù đã đẻ ra nó”.
Sáng 19/12, Hiệp hội các trường ngoài công lập tổ chức hội thảo, kiến nghị gửi Bộ GD&ĐT về công tác tuyển sinh 2013. Ông Trần Xuân Nhĩ, Phó chủ tịch Hiệp hội cho biết, những năm qua, các trường ngoài công lập đã góp công đào tạo nguồn nhân lực lớn cho xã hội, nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng.
Tuy nhiên, năm 2012, hàng loạt trường không tuyển đủ chỉ tiêu dù Bộ Giáo dục đã kéo dài thời gian tuyển đến cuối tháng 11. Như vậy, nguồn tuyển không dồi dào như Bộ nói trước đó. “Nhiều phụ huynh than thở con họ thi đại học thiếu 1-2 điểm, giờ không biết làm sao. Nếu để các cháu ở nhà, con trai có thể sa đà, nghiện ngập, con gái hư hỏng. Cần có kiến nghị cấp cứu cho năm nay”, ông Nhĩ nói.
Năm nay, nhiều trường đại học không tuyển đủ chỉ tiêu, trong đó có cả các trường công lập. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng Trần Hữu Nghị cho biết, kết thúc thời hạn tuyển sinh ngày 30/11, trường mới tuyển được trên 50% chỉ tiêu. Nhiều trường ngoài công lập lâm vào tình trạng bi đát khi chỉ tuyển được 10 – 20%, thậm chí chỉ vài chục em.
“Đây là mùa tuyển sinh mất ổn định nhất. Suốt 15 năm qua chúng tôi chưa năm nào thiếu sinh viên. Năm trước không tổ chức thi, chỉ lấy nguyện vọng 2 cũng đã đủ, nhưng năm nay nhiều ngành đứng trước nguy cơ phải đóng cửa”, Hiệu trưởng Nghị nói và cho rằng trường ông có đầy đủ điều kiện học tập, nơi ở ổn định, thầy cô có chuyên môn nên không thể nói do trường kém mà sinh viên không vào.
Lý giải nguyên nhân không thể tuyển đủ chỉ tiêu, ông Nghị cho rằng, trước tiên là việc xác định điểm sàn chưa chính xác và không thực tế. Hội đồng điểm sàn cho rằng, số thí sinh trên điểm sàn đủ đảm bảo cung cấp cho các trường, nhưng đến hạn chót, các trường vẫn không tuyển đủ, trong đó có nhiều trường công lập.
Hơn nữa, các trường công lập có quyền hạ điểm chuẩn xuống thấp, có trường chỉ lấy bằng điểm sàn nên thí sinh sẽ nộp hồ sơ vào, với tâm lý đó là trường danh giá, cơ sở vật chất tốt hơn. Các trường ngoài công lập lại càng không có cách gì để kéo thí sinh vào trường mình.
Theo Hiệu trưởng Nghị, việc cấp cho thí sinh hai giấy chứng nhận kết quả thi, các em được quyền photo gửi nguyện vọng ở nhiều trường cũng khiến trường mất ổn định. Thời gian tuyển sinh kéo dài 3 tháng nên một số em có thể đến nhập học ở trường dân lập, khi trường công lập gọi trúng tuyển, các em lại đi. Điều này khiến các trường nơm nớp lo mất sinh viên.
“Nếu có quy định điểm sàn cho thí sinh được nhà nước bao cấp như: trên 20 điểm được vào học đại học công lập, dưới 20 điểm học ngoài công lập thì sẽ công bằng hơn. Nếu cứ để trường công lập thoải mái hạ điểm chuẩn xuống đến sàn thì sẽ mất công bằng khi các em có cùng điểm thi lại phải chịu mức học phí khác nhau”, thầy Nghị đề xuất.
Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng Trần Hữu Nghị kiến nghị cần có điểm sàn để chọn học sinh vào học các trường đại học công lập. Ảnh: Hoàng Thùy.
Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học của Hiệp hội Lê Viết Khuyến cho rằng, ông từng có gần 20 năm làm Vụ phó Vụ Đại học nên mọi “thủ thuật” tuyển sinh ông đều biết. Vài năm nữa, nếu công tác tuyển sinh vẫn như hiện nay thì các trường sẽ “tự chết”.
“Nếu nói các trường tuyển sinh thiếu do quản lý không tốt thì không đúng bởi lãnh đạo đa số nguyên là hiệu trưởng các trường đại học lớn, hay người có kinh nghiệm như GS Đặng Hữu, nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương. Giáo viên các trường cũng rất tốt như ĐH Tân Tạo có nhiều giáo sư từ Mỹ về, nhưng chỉ tuyển được 30 sinh viên”, ông Khuyến nói.
Trước câu hỏi “Tại sao Việt Nam tuyển sinh lại khó thế?”, TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng ĐH Xây dựng cho hay, khi còn là hiệu trưởng, ông đã nêu ý kiến về sự mất công bằng trong giáo dục. Hai học sinh chỉ chênh nhau 0,5 điểm, nhưng một em được vào trường công lập, được bao cấp còn em kia thì không.
“Học phí công lập ngày càng tăng trong khi các trường này được nhà nước đầu tư, còn trường ngoài công lập phải đi vay để xây dựng cơ sở vật chất. Chúng ta đang vi phạm quyền của các em bởi theo quyền con người thì mọi người sinh ra đều có quyền được học tập. Tại sao không hỗ trợ cho các em học ngoài học công lập 10 – 20% học phí?”, ông Hùng nói.
Nhà quản lý giáo dục này cũng đề xuất, không nên khai giảng cứng vào tháng 9 và mỗi năm có thể thi đại học 2 – 3 lần để các em trượt không bị gián đoạn, hoặc các trường công lập tuyển sinh tháng 9, ngoài công lập tuyển sinh tháng 3.
Nguyên Thứ trưởng Giáo dục Trần Xuân Nhĩ thì kiến nghị, việc cấp bách Bộ có thể làm là cho các trường còn chỉ tiêu, còn thầy được tuyển sinh thêm. Điểm có thể thấp hơn sàn nhưng cho các em vào hệ dự bị, sau đó kiểm tra kiến thức để cho vào chính thức. Như vậy sẽ tận dụng được giảng viên, cơ sở vật chất, không bị lãng phí tiền của và nguồn nhân lực.
Ông Nhĩ dẫn chứng, trước đây khi được giao quản lý một trường ở Đà Nẵng, chỉ tiêu được giao thì nhiều mà số sinh viên ít nên ông ra tận miền Bắc để chiêu sinh. Điểm thi thấp hơn một chút, nhưng sau đó vẫn có nhiều người thành thạc sĩ, tiến sĩ, làm lãnh đạo các sở.
“Nếu tôi là ông bố đẻ ra đứa con suy dinh dưỡng, tôi vẫn phải đi mua sữa nuôi dưỡng nó. Nhưng Bộ thì đang hoàn toàn vô cảm đối với các trường ngoài công lập dù đã đẻ ra nó”, thầy Nhĩ nói.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Chỉ tiêu tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa TP.HCM
Chiều nay 18.12, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã thông báo chỉ tiêu và các thông tin tuyển sinh ĐH-CĐ 2013. Trong đó, ĐH Bách khoa tuyển 4.000 chỉ tiêu, gồm 3.850 chỉ tiêu ĐH và 150 chỉ tiêu CĐ.
Cụ thể như sau:
Ngành học
Ký hiệu trường
Mã ngành
Khối
Chỉ tiêu
Ghi chú
(Mã gốc tuyển sinh QSB)
ĐH Bách khoa TP.HCM
QSB
4.000
Các ngành đào tạo đại học:
3.850
- Nhóm ngành Công nghệ thông tin
A, A1
350
QSB sẽ chuyển đổi
sang mã chung quy ước
QSB-106
Kỹ thuật Máy tính
D520214
Video đang HOT
Khoa học Máy tính
D480101
- Nhóm ngành Điện - Điện tử
A, A1
660
QSB sẽ chuyển đổi
sang mã chung quy ước
QSB-108
Kỹ thuật Điện (Điện năng)
D520201
Kỹ thuật điều khiển tự động
D520216
Kỹ thuật điện tử - Viễn thông
D520207
- Nhóm ngành Cơ khí - Cơ điện tử
A, A1
500
QSB sẽ chuyển đổi
sang mã chung quy ước
QSB-109
Kỹ thuật cơ khí (Kỹ thuật chế tạo, Kỹ thuật Thiết kế, Kỹ thuật Máy Xây dựng & Nâng chuyển)
D520103
Cơ điện tử
D520114
Kỹ thuật nhiệt (Nhiệt lạnh)
D520115
- Kỹ thuật Dệt May
D540201
A, A1
70
QSB-112
- Nhóm ngành CN Hoá - Thực phẩm - Sinh học
A, A1
450
QSB sẽ chuyển đổi
sang mã chung quy ước
QSB-114
Kỹ thuật hoá học (KT Hoá, CN Chế biến dầu khí, QT&TB,...)
D520301
Khoa học và CN Thực phẩm
D540101
Công nghệ Sinh học
D420201
- Nhóm ngành Xây dựng
A, A1
520
QSB sẽ chuyển đổi
sang mã chung quy ước
QSB-115
Kỹ thuật xây dựng (XD Dân dụng và Công nghiệp)
D580201
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Cầu Đường)
D580205
KT Cảng và Công trình biển
D580203
Kỹ thuật tài nguyên nước(Thủy lợi - Thủy điện - Cấp thoát nước)
D580212
- Kiến trúc (Kiến trúc Dân dụng & Công nghiệp)
D580102
V
50
QSB-117
- Nhóm ngành Kỹ thuật Địa chất - Dầu khí
A, A1
150
QSB sẽ chuyển đổi
sang mã chung quy ước
QSB-120
Kỹ thuật dầu khí (Địa chất dầu khí, Công nghệ khoan và khai thác dầu khí)
D520604
Kỹ thuật địa chất (Địa kỹ thuật, Địa chất khoáng sản, Địa chất môi trường)
D520501
- Quản lý công nghiệp(Quản lý Công nghiệp, Quản trị Kinh doanh)
D510601
A, A1
160
QSB-123
- Nhóm ngành Kỹ thuật và Quản lý môi trường
A, A1
160
QSB sẽ chuyển đổi
sang mã chung quy ước
QSB-125
Kỹ thuật Môi trường
D520320
Quản lý tài nguyên và môi trường (Quản lí Công nghệ Môi trường)
D850101
- Nhóm ngành Kỹ thuật giao thông
A, A1
180
QSB sẽ chuyển đổi
sang mã chung quy ước
QSB-126
Kỹ thuật hàng không
D520130
Kỹ thuật ô tô - Máy động lực
D510205
Kỹ thuật tàu thuỷ
D520132
- Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp
D510602
A, A1
80
QSB-127
- Kỹ thuật vật liệu (VL Kim loại, Polyme, Silicat)
D520309
A, A1
200
QSB-129
- Kỹ thuật vật liệu xây dựng
D510105
A, A1
80
QSB-131
- Kỹ thuật trắc địa - bản đồ (Trắc địa, Địa chính, GIS- Hệ thống thông tin địa lý)
D520503
A, A1
90
QSB-132
- Nhóm ngành Vật lý Kỹ thuật - Cơ Kỹ thuật
A, A1
150
QSB sẽ chuyển đổi
sang mã chung quy ước
QSB-136
Vật lý kỹ thuật (Kỹ thuật Y sinh, Kỹ thuật Laser)
D520401
Cơ Kỹ thuật
D520101
Các ngành đào tạo cao đẳng:
150
- Bảo dưỡng công nghiệp: hợp tác với các trường Cao đẳng công nghệ của Pháp, được liên thông học hoàn chỉnh ĐH ngành Cơ khí- Kỹ thuật chế tạo (Khoa Cơ khí đH Bách khoa)
C510505
A, A1
150
QSB-C65
Ông Nguyễn Thanh Nam, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Bách khoa, cho biết: Chỉ tiêu tuyển sinh của từng nhóm ngành/ngành là tính gộp chung cho cả hai khối A và A1. Điểm chuẩn của từng nhóm ngành/ngành, xét chung cho cả khối A và khối A1, là tổng điểm 3 môn không nhân hệ số (khối A: Toán, Lý, Hóa; khối A1: Toán, Lý, tiếng Anh).
Đối với ngành Kiến trúc, TS thi khối V gồm Toán, Vật lý thi theo đề khối A cộng với môn năng khiếu "Vẽ đầu tượng" thi riêng (Toán - hệ số 2, Lý và Năng khiếu - hệ số 1). TS thuộc diện tuyển thẳng đăng ký vào ngành Kiến trúc phải thi môn năng khiếu. TS phải có điểm thi môn năng khiếu từ 5 trở lên mới được xét trúng tuyển.
Ngoài ra, TS đăng ký thi ngành kiến trúc tại Trường ĐH Bách khoa sẽ có cơ hội được đăng ký tham gia thi thêm môn Anh văn (theo khối A1) để đăng ký chuyển ngành trong nội bộ Trường ĐH Bách khoa.
Viên An
Theo thanh niên
Công bằng trong tuyển dụng Suốt tuần qua, câu chuyện về các tỉnh thành hay ngành giáo dục các địa phương từ chối tuyển dụng công chức, giáo viên là sinh viên tốt nghiệp đại học hệ tại chức làm xôn xao dư luận. Năm trước, câu chuyện tương tự cũng đã làm tốn nhiều giấy mực của báo chí khi tỉnh Nam Định từ chối tuyển công...