Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển
Năm 2022 là năm đầu tiên ngành Giáo dục triển khai hình thức thanh toán trực tuyến đồng loạt đối với tất cả thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học.
Hệ thống thanh toán lệ phí xét tuyển trực tuyến được thực hiện trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và kết nối với 15 kênh thanh toán trực tuyến chính của cả nước.
Năm 2022 là năm đầu tiên ngành Giáo dục triển khai hình thức thanh toán trực tuyến đồng loạt đối với tất cả thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học.
Sau 2,5 ngày mở cổng thanh toán trực tuyến, đến 18:00 ngày 26/8/2022 đã có hơn 1/3 số thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến thành công.
Để đảm bảo thuận lợi cho thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ (cơ quan quản lý Cổng Dịch vụ cổng Quốc gia) và 15 ngân hàng và tổ chức trung gian thanh toán trong phân luồng, hỗ trợ thí sinh trong thực hiện các thủ tục.
Trong những ngày đầu tiên thực hiện thanh toán trực tuyến, hệ thống kết nối các nền tảng có một số thời điểm chưa ổn định, thí sinh phải truy cập lại nhiều lần.
Việc thanh toán trực tuyến lần đầu tiên được thực hiện cũng bỡ ngỡ đối với một số thí sinh và phụ huynh khi lần đầu tham gia hình thức này.
Bộ phận kỹ thuật của 15 ngân hàng và Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã thường trực hỗ trợ 24/7 để đảm bảo kết nối thông suốt và hỗ trợ thí sinh kịp thời.
Hiện nay, hệ thống kết nối thanh toán trực tuyến đã hoạt động ổn định, thời điểm cao nhất, trong 1 giờ hệ thống thực hiện thành công gần 10.000 giao dịch thanh toán.
Một số thí sinh có phản ánh đã thực hiện giao dịch nhưng chưa được ghi nhận thành công hay thực hiện thanh toán 2 lần…
Những vấn đề này sẽ được hỗ trợ để đảm bảo tất cả thí sinh tham gia thanh toán trực tuyến đều hoàn thành và được ghi nhận giao dịch trên hệ thống.
Các trường hợp thí sinh thanh toán 2 lần trở lên sẽ được hệ thống đối soát và hoàn trả tiền sau ngày 31/8/2022.
Video đang HOT
Với số lượng lớn thí sinh sẽ thực hiện thanh toán lệ phí xét tuyển đại học trực tuyến, đây là cơ hội để các kênh thanh toán trên toàn quốc cải tiến chất lượng dịch vụ thanh toán trực tuyến;
Đồng thời cũng là dịp để thí sinh, phụ huynh dần làm quen với phương thức thanh toán mới, qua đó tạo chuyển biến về nhận thức và kỹ năng số, thúc đẩy hình thức thanh toán trực tuyến trong xã hội, góp phần phát triển xã hội số theo Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm nay cả nước có hơn 620.000 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, 315.993 thí sinh ban đầu có dự kiến đăng ký xét tuyển nhưng sau đó đã không nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển lên hệ thống.
Trước đó, năm 2020, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đại học trên hệ thống là 642.270, năm 2021 số lượng là 794.739. Theo số liệu này, số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học năm 2022 giảm so với năm 2021 khoảng 20% và chỉ giảm 3,4% so với năm 2020.
Giảm đầu tư, muốn chất lượng đào tạo cao, học phí đòi thấp là điều không thể
Theo Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh: 'Các trường phải công bố học phí của cả khóa học rõ ràng từ đầu và cam kết không tăng theo từng năm'.
Từ trước đến nay, nguồn thu chính của các trường đại học có được là từ hỗ trợ của ngân sách nhà nước và thu học phí. Khi thực hiện theo cơ chế tự chủ và bị cắt chi thường xuyên, các trường chỉ còn cách tăng học phí lên cao.
Trong cuộc trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nói rằng, thực hiện tự chủ đại học mà nhà nước cắt giảm đầu tư, các trường không tăng học phí thì không thể đảm bảo chất lượng, nâng cao chất lượng giáo dục.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Ảnh: Tùng Dương
Chúng ta vừa muốn mức học phí thấp, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học không tăng, vừa muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao là điều không thể.
Tuy nhiên, tăng học phí như thế nào và các chính sách kèm theo ra sao để đảm bảo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đại học cho người dân là điều cần phải tính toán, xem xét.
Cần có cơ chế quản trị đại học về tài chính thật hiệu quả
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, vấn đề nguồn thu trong bối cảnh tự chủ đại học là một bài toán khó, cần phải gắn liền với cơ chế quản trị đại học về tài chính. Các cơ sở giáo dục phải quản trị hiệu quả, tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.
Nếu không làm tốt vấn đề quản trị về tài chính, trường đại học không có đủ kinh phí để thuê giảng viên giỏi, không thể đầu tư cho cơ sở vật chất, cuối cùng chất lượng giáo dục không đảm bảo và nhà trường cũng không thể phát triển nghiên cứu khoa học, tạo ra sản phẩm mới.
Chính vì vậy, cơ sở giáo dục đại học cần cải thiện năng suất và hiệu quả quản lý, khi đó chi phí sẽ giảm.
Trước mắt cần rà soát lại chuẩn đầu ra và cấu trúc lại chương trình để giảm chi phí cho nhà trường và thực chất là giảm học phí cho người học.
Chương trình đào tạo quyết định chi phí lao động của giảng viên và cán bộ quản lý, chi phí không gian, chi phí cơ hội, chi phí năng lượng, vật tư... Nếu chương trình không được thiết kế tinh giản, lược bớt những môn học không giúp cải thiện cơ hội việc làm cho sinh viên mà vẫn hạch toán tính vào chi phí đào tạo là không công bằng.
Bên cạnh đó, xem xét lại những đề tài nghiên cứu khoa học, có những đề tài không có tính ứng dụng, không có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, không tạo nên nguồn thu thì có nên tiếp tục hay không? Trừ những đề tài thuộc nghiên cứu khoa học cơ bản thì nhà nước phải có chiến lược và có hỗ trợ.
Hiện nay, các trường đang phải lo câu chuyện tự chủ tài chính thì phải tập trung vào những đề tài có ứng dụng thực tiễn, có khả năng chuyển giao công nghệ, chuyển giao tri thức để có nguồn thu bổ sung. Một số trường đại học đã làm rất tốt việc này.
Một vấn đề quan trọng nữa là phải thống nhất đầu mối quản lý tài chính và thống nhất quy chế nội bộ để đảm bảo điều hòa nguồn thu - chi một cách hợp lý. Trường đại học là một tổ chức thống nhất, không phải mỗi khoa, mỗi trường thành viên là đơn vị riêng lẻ, chính vì vậy, mọi hoạt động thu - chi đều phải thống nhất qua một đầu mối.
Trong một cơ sở giáo dục đại học không thể "mạnh ai nấy làm", có khoa/đơn vị có thế mạnh trong việc tăng nguồn thu, nhưng có khoa/đơn vị không dễ làm việc đó. Vậy cần phải có đầu mối để điều hòa hoạt động thu chi.
Cần công khai học phí rõ ràng với người học
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, dù tự chủ, nhà nước vẫn cần đầu tư và tiếp tục chi ngân sách cho giáo dục đại học.
Nhà nước phải tính toán câu chuyện đầu tư thật hợp lý theo nhiều cơ chế khác nhau, đặc biệt là thực hiện theo nguyên tắc trường nào làm tốt được đầu tư nhiều hơn, xây dựng những chỉ số về kết quả đào tạo, kết quả nghiên cứu, kết quả chuyển giao công nghệ,...
"Vậy vấn đề đặt ra là một số trường ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn thì phải làm sao? Đối với những trường này, nhà nước vẫn phải tiếp tục hỗ trợ để nâng cao mặt bằng chất lượng giáo dục.
Vai trò điều tiết của nhà nước rất quan trọng, những đại học ở vùng khó khăn cần có sự hỗ trợ, có chính sách học bổng, tín dụng, chính sách hợp tác giữa những trường này với các trường thế mạnh để chia sẻ các nguồn lực, chia sẻ kinh nghiệm, giúp các trường phát triển", Tiến sĩ Vinh nhận định.
Thực tế, để giải quyết bài toán tài chính cho trường đại học tự chủ, cần thực hiện kết hợp nhiều chính sách như chính sách đầu tư, điều phối nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản trị, chính sách tín dụng sinh viên,...
Bàn về vấn đề học phí, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho biết, hiện nay, có một số trường đại học chưa công khai học phí rõ ràng với người học, ví dụ như trường chỉ đưa ra mức học phí thấp ở kỳ đầu tiên nhưng lại tăng cao ở những kỳ tiếp theo, có trường chỉ công bố học phí theo tín chỉ nhưng không nêu tổng số tín chỉ trong khóa học mà sinh viên phải hoàn thành.
Hay việc lấy lý do chương trình mới, chương trình liên kết trong khi chất lượng chưa rõ ràng để nâng học phí là không nên.
Cần phải có quy định rõ ràng, từ đầu khóa, các trường phải công bố học phí của các năm trong tổng thể khóa học và cam kết không tăng. Đừng để sinh viên vào học rồi lại tăng học phí cao những kỳ sau thì chẳng khác nào đưa người học vào tình huống "không còn lựa chọn khác". Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phải giám sát, quản lý được vấn đề này.
Với những ngành mới, chương trình liên kết, việc tăng học phí có đi đôi với tăng chất lượng không? Cần phải có đánh giá chất lượng chương trình rõ ràng, nhà nước phải đứng ra bảo vệ quyền lợi người học.
Hiện nay, Nghị định 81/2021/NĐ-CP là cơ sở để nhiều trường đại học tăng học phí. Theo đó, đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, hiện nay vấn đề kiểm định chương trình còn nhiều bất cập. Đâu đó vẫn có tình trạng người kiểm định không phải chuyên gia trong ngành (ví dụ chuyên gia lĩnh vực vật lý đi kiểm định chương trình đào tạo báo chí) dẫn tới kiểm định chưa phản ánh được cơ bản chất lượng chương trình.
Ngoài ra, một số thành viên trong đội ngũ kiểm định cũng chưa có tiêu chuẩn nghề nghiệp chuyên nghiệp.
Do đó, người học mua dịch vụ giáo dục bằng niềm tin chứ chưa thể biết được rõ chất lượng thế nào, trong khi đa số chương trình kiểm định đều đạt (theo báo cáo của Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, có 410/529 chương trình đào tạo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, tính đến ngày 30/4/2022 - PV).
Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần giám sát và đánh giá các trung tâm kiểm định hiện nay để xem việc kiểm định thế nào, chuẩn chương trình ra sao.
"Điều 5 Nghị định 81 nêu rõ: "Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo", vậy việc đo lường chất lượng hiện nay đã chuẩn chưa?
Vấn đề này cần phải xem lại thật kỹ để đảm bảo lợi ích của người học, người học đóng học phí cao nhưng cơ hội việc làm sau tốt nghiệp vẫn xa vời thì chương trình có đảm bảo chất lượng không? Vậy chương trình được kiểm định cũng cần xem xét kỹ tiêu chí tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm.
Thông tin đến người học cần phải minh bạch, đảm bảo đánh giá đúng điều kiện đảm bảo chất lượng", Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh khẳng định.
Hết hạn đăng ký xét tuyển, hơn 325.000 thí sinh từ bỏ đại học 17h ngày 20/8 là hạn cuối để thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng đại học. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, 325.716 thí sinh không nhập nguyện vọng. Cụ thể, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước có 941.760 thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ sư phạm. Tính đến thời điểm 17h ngày 20/8, tổng số thí sinh...