Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành sách giáo khoa sau khi được Hội đồng thẩm định

Theo dõi VGT trên

Dưới sự điều hành chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về các vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Vấn đề về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (SGK GDPT) đã được các đại biểu Quốc hội (QH) bàn thảo trong dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH Phan Thanh Bình, tại phiên họp thứ 31, UBTVQH đã nghe Chính phủ báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), tiếp thu ý kiến UBTVQH, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đã phối hợp với cơ quan soạn thảo tiếp thu tối đa ý kiến của nhân dân; xây dựng dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật Giáo dục (sửa đổi).

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành sách giáo khoa sau khi được Hội đồng thẩm định - Hình 1

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Nguyễn Dân – TTXVN

Một số đại biểu đề nghị thể hiện rõ hơn các quy định về mục tiêu, nội dung, chương trình, SGK GDPT, bảo đảm tính khả thi. Có ý kiến đề nghị chương trình GDPT là thống nhất, xây dựng một bộ SGK chung cho cả nước; làm rõ tiêu chí lựa chọn SGK; quy định cụ thể việc thí điểm chính sách mới trong giáo dục.

Về quy định mục tiêu, nội dung, chương trình, SGK GDPT, ông Phan Thanh Bình cho biết: Tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật đã sắp xếp, bổ sung các quy định cụ thể về các yêu cầu cơ bản của chương trình, SGK GDPT; về việc xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, phát hành SGK. Các nội dung chi tiết và trình tự, thủ tục sẽ được quy định ở văn bản dưới luật để bảo đảm tính cân đối trong bố cục của Luật và phù hợp với thực tiễn (Điều 31).

Về quy định chương trình, SGK GDPT bảo đảm thống nhất trong toàn quốc: Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH cho rằng, hiện nay quy định về chương trình, SGK GDPT trong Dự thảo Luật đã cu thê hoa tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 88/QH13 của QH về đổi mới chương trình, SGK GDPT. Theo tinh thân cac Nghi quyêt, chương trinh GDPT do Bô trương Bô Giao duc va Đao tao ban hanh sau khi đươc Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục thông qua. SGK la công cu đê triên khai chương trinh GDPT va đươc thâm đinh, phê duyêt, ban hanh bơi Hôi đông quốc gia thâm đinh SGK.

Trên cơ sở đó, Dư thao Luât đã quy đinh vê tiêu chuân, quy trinh thanh lâp Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục, Hội đồng quốc gia thẩm định SGK. Việc thực hiện chương trình GDPT thống nhất trong cả nước và được triên khai linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục. Viêc ban hanh quy đinh vê chon SGK (Điêu 31); bổ sung quy định về thực nghiệm chương trình GDPT trước khi ban hành (khoản 1 Điều 31) và Chính phủ trình UBTVQH trước khi quyết định việc thí điểm chính sách mới trong giáo dục mà việc thí điểm đó sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước (Điều 104). Đồng thời giao Bô trương Bô giao duc va Đao tao chiu trach nhiêm vê chât lương chương trinh GDPT, SGK (Khoản 3 Điều 31).

Vì vậy, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH đề nghị giữ như quy định Dự thảo Luật về chương trình, SGK GDPT.

Thảo luận về vấn đề SGK, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH Hà Ngọc Chiến chỉ ra rằng: SGK còn nhiều đại biểu QH và cử tri rất quan tâm, bởi trong những năm qua SGK không sử dụng được nhiều lần, nhiều năm; có quá nhiều sách tham khảo bắt học sinh phải mua, đây là vấn đề gây bức xúc.

Với quy định này ông Hà Ngọc Chiến rất băn khoăn, vì Nghị quyết số 29-NQ/TW có nêu rõ việc biên soạn SGK, tài liệu hỗ trợ dạy và học phải phù hợp với từng đối tượng học. Như vậy, không có nghĩa là tất cả các bậc học, mầm non, THCS, THPT đều biên soạn nhiều SGK cho một môn học. Nếu quy định như dự thảo thì có thể lãng phí, chưa định hướng được cấp bậc học tiểu học, mầm non….

Video đang HOT

Cùng quan điểm này, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: “Tại điểm 2, Điều 31 về Chương trình GDPT, SGK nêu “mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa…” tôi thấy vấn đề này chưa ổn, Luật Giáo dục (sửa đổi) cần xem xét lai vấn đề này, nhất là vấn đề giá SGK nhiều năm qua chưa có sự thay đổi”.

Làm rõ thêm những vấn đề đại biểu QH nêu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: Ban soạn thảo dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) đã tiếp thu những ý kiến đại biểu QH nêu và khẳng định là dù có ai biên soạn SGK thì vẫn có Hội đồng quốc gia thẩm định và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định có cho sử dụng SGK đó hay không. Cho nên, về bản chất, tất cả SGK sau này đều là Chính phủ và Hội đồng Quốc gia quyết. Chỉ là trước đây có một quyển hay một bộ thì bây giờ có nhiều quyển, nhiều bộ, nhưng cuối cùng thì vẫn là Bộ trưởng ký quyết định, điều này thể hiện rất rõ trong Luật Giáo dục (sửa đổi).

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành sách giáo khoa sau khi được Hội đồng thẩm định - Hình 2

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Viết Tôn

“Theo tôi, tiến tới không ấn định chỉ có một bộ SGK, thì tương tự chúng ta hiểu là như một bài văn chỉ làm đề cương chi tiết thôi, còn lời lẽ bài văn tùy từng nơi. Ví dụ như môn Lịch sử chương trình cũng rất chi tiết phải dạy như thế nào, nhưng người ta có thể sắp xếp thứ tự dạy về người này trước, người này sau, hay về một nhân vật người ta có thể chọn những câu chuyện khác nhau nhưng vẫn thể hiện được đúng bản chất của nhân vật đó. SGK là vấn đề xã hội rất quan tâm. Nếu nói với cả nước thì đó là khoản chi không lớn nhưng với từng gia đình một, với những người nông dân, người nghèo thì đây là một khoản chi rất đáng kể, nhân dân rất quan tâm. Mình phải có cách làm sao để có cách sử dụng SGK tiết kiệm. Điều 41 của dự thảo Luật đã quy định rất đầy đủ trách nhiệm, nhưng tôi nghĩ cũng nên tiếp thu ý kiến của Chủ tịch QH có cách nói cứng hơn về trách nhiệm của Bộ trưởng liên quan đến sử dụng SGK, làm sao sử dụng tiết kiệm sau này cho xã hội”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu.

Tiếp thu những ý kiến của đại biểu QH nêu, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết: SGK lần này khác lần trước bởi cụ thể hóa chương trình có tính pháp lệnh thống nhất trong toàn quốc. Người dạy theo chương trình mới, không nhất thiết bám chặt SGK, ngoài ra còn nhiều tài liệu khác để khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp vì mục đích chính của đổi mới lần này là đổi mới dạy và học.

“Trong quá trình chuẩn bị, biên soạn SGK rất chi tiết, huy động các nhà khoa học, nhà giáo tham gia, khác hẳn phát hành sách thông thường. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, đồng thời khuyến khích các tổ chức cá nhân biên soạn nhưng phải bám vào chương trình, quy trình thủ tục biên soạn theo Thông tư. Khi có bản thảo rồi thì Hội đồng quốc gia thẩm định đảm bảo công bằng giữa các bộ sách. Điều kiện tiêu chuẩn người viết SGK chứ không phải ai cũng biên soạn. Bộ trưởng ký ban hành sách đó sau khi Hội đồng thẩm định chứ không phải viết xong là phát hành”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định.

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng nhất trí cần hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân. Về chương trình SGK, quá trình biên soạn cần quy tụ được những người có trình độ sư phạm, có năng lực chuyên môn, đã qua thực tiễn giảng dạy và quản lý.

“Nhân dân mong muốn cần công khai Hội đồng viết SGK, viết SGK sao phải đúng định hướng; việc đãi ngộ những người viết SGK như thế nào cho xứng đáng. Việc in SGK cũng phải tránh độc quyền, cần phải minh bạch. Nội dung SGK đã xuất bản phải bảo đảm đúng Luật xuất bản, Luật sở hữu trí tuệ…”, Phó Chủ tịch QH nhấn mạnh.

Viết Tôn

Theo Báo Tin tức

Chủ tịch Quốc hội lo có hiện tượng "chạy"... sách giáo khoa!

"Không thể phê phán ban soạn thảo luật Giáo dục sửa đổi và Chính phủ thoát ly định hướng, chỉ đạo nhưng làm thế nào phải phù hợp thực tế. Làm nhiều bộ sách chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng "chạy" sau này của các đơn vị biên soạn sách giáo khoa để bộ sách của mình được sử dụng" - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Sách giáo khoa là nội dung nổi lên với nhiều tranh luận tại phiên thảo luận về dự thảo luật Giáo dục sửa đổi tại UB Thường vụ Quốc hội sáng 12/3.

Chủ tịch Quốc hội lo có hiện tượng chạy... sách giáo khoa! - Hình 1

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mối quan tâm lớn về vấn đề sách giáo khoa.

Làm rõ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật do Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình trình bày nêu một vấn đề các đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ là về đề nghị chương trình giáo dục phổ thông là thống nhất, xây dựng một bộ sách giáo khoa chung cho cả nước; làm rõ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa.

Với quy định chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bảo đảm thống nhất trong toàn quốc, UB Thường vụ Quốc hội cho rằng, hiện nay quy định về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong dự thảo luật đã cụ thê hóa tinh thần Nghị quyết số 29 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 88 của Quốc hội khoá 13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Theo tinh thân các Nghị quyêt, chương trình giao duc phô thông do Bô trưởng GD-ĐT ban hành sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục thông qua. Sach giao khoa la công cu đê triên khai chương trinh giáo dục va đươc thâm đinh, phê duyêt ban hanh bơi Hôi đông quốc gia thâm đinh sach giao khoa.

Dự thảo luật cũng quy định về tiêu chuân, quy trinh thanh lâp Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục, Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa; việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông thống nhất trong cả nước và được triên khai linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục; viêc ban hanh quy đinh vê chọn sach giao khoa (Điêu 31); bổ sung quy định về thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông trước khi ban hành (khoản 1 Điều 31) và Chính phủ trình UB Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định việc thí điểm chính sách mới trong giáo dục mà việc thí điểm đó sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước (Điều 104).

Đồng thời dự thảo luât cũng quy đinh, Bô trương GD-ĐT chiu trach nhiêm vê chât lương chương trinh, sach giao khoa (Khoản 3 Điều 31). Với lý do đó, UB Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ quy định như dự thảo luật về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Cụ thể, Khoản 2 Điều 31 dự thảo luật quy định: "Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa. Cơ sở giáo dục được lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng ổn định trong giảng dạy, học tập có tham khảo ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, bảo đảm công khai, minh bạch phù hợp với điều kiện thực tiễn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được Hội đồng cấp tỉnh thẩm định và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt".

Chủ tịch Quốc hội: Băn khoăn lớn nhất là sách giáo khoa

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Hà Ngọc Chiến ý kiến về quy định về sách giáo khoa "mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa. Cơ sở giáo dục lựa chọn trên cơ sở tham khảo ý kiến giáo viên, học sinh và phụ huynh".

Ông Chiến phân tích, Nghị quyết 29 của Trung ương đã nêu định hướng "biên soạn thêm sách giáo khoa hỗ trợ việc học và phải phù hợp với từng đối tượng người học". Theo ông Chiến, định hướng đó không có nghĩa bậc học nào (từ mầm non tới tiểu học, trung học) cũng cần biên soạn nhiều hộ sách. Còn Nghị quyết 88 của Quốc hội về việc đổi mới giáo dục thì nêu rõ "Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa thống nhất".

"Nói như vậy thì dự luật không quán triệt đầy đủ tinh thần nghị quyết 29 và Nghị quyết 88 cũng như đòi hỏi của dư luận xã hội là làm một bộ sách giáo khoa thống nhất" - ông Chiến bình luận.

Chia sẻ ý kiến của ông Chiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ, băn khoăn lớn nhất của bà về luật này là về sách giáo khoa.

"Nghị quyết 88 nêu rõ định hướng "thực hiện xã hội hoá sách giáo khoa. Có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học". Nghị quyết 29 của Trung ương thì không nói cụ thể như vậy. Không thể phê phán ban soạn thảo và Chính phủ thoát lý Nghị quyết, định hướng nhưng làm thế nào phải phù hợp thực tế. Làm nhiều bộ sách chắc chắn sẽ xảy ra xu hướng, tình trạng "chạy" sau này của các đơn vị biên soạn sách giáo khoa để bộ sách của mình được sử dụng. Như vậy thì lãng phí, có đáng không?" - Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, hiện tại, cả nước vẫn đang có một bộ sách giáo khoa thống nhất cho các cấp học. Theo lộ trình thì từ 2020 trở đi, từ cấp tiểu học sẽ bắt đầu có những bộ sách giáo khoa mới. Tranh luận về việc có một hay nhiều bộ sách giáo khoa là nằm ở đây.

Phó Chủ tịch Quốc hội trấn an, sách giáo khoa có thể do các tác giả/nhóm tác giả khác nhau biên soạn, có nội dung đề cập phù hợp với từng hoàn cảnh, từng địa phương, từng đối tượng... nhưng dù sao vẫn phải được Bộ GD-ĐT thẩm định và khi sách được phát hành thì trách nhiệm vẫn là thuộc Bộ GD-ĐT.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thì nhấn mạnh, Nghị quyết 88 của Quốc hội giao Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa nhưng dự luật đến nay vẫn chưa thể hiện trách nhiệm của Bộ Gáo dục với việc làm bộ sách "chuẩn" này.

Ông Lưu cũng xác nhận, đúng là khi thảo luận để ban hành Nghị quyết 88, các cơ quan có đề cập tới việc xã hội hoá trong công tác biên soạn, phát hành sách giáo khoa nhưng vẫn nhất quán tinh thần Bộ GD-ĐT làm bộ sách chuẩn, sau đó thì tổ chức quản lý để đảm bảo bình đẳng, công bằng với các chủ thể biên soạn sách giáo khoa khác. Tiếc là từ đó tới nay vẫn chưa có được kinh nghiệm vận hành nhiều bộ sách giáo khoa như mong muốn.

P.Thảo

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kon Tum xảy ra 3 trận động đất liên tiếpKon Tum xảy ra 3 trận động đất liên tiếp
14:51:45 31/03/2025
Xe khách lật trên đèo Khánh Lê, 6 người bị thươngXe khách lật trên đèo Khánh Lê, 6 người bị thương
15:11:37 31/03/2025
Sao nam Vbiz phát hoảng vì mặt biến dạng, sưng phồng bất thườngSao nam Vbiz phát hoảng vì mặt biến dạng, sưng phồng bất thường
14:01:38 31/03/2025
Kim Soo Hyun hé lộ lý do phủ nhận hẹn hò Kim Sae Ron, hoá ra vì muốn bảo vệ một điềuKim Soo Hyun hé lộ lý do phủ nhận hẹn hò Kim Sae Ron, hoá ra vì muốn bảo vệ một điều
16:49:24 31/03/2025
Bà Trương Mỹ Lan lấy tiền ở đâu để bồi hoàn hơn 30.092 tỷ đồng cho người bị hại?Bà Trương Mỹ Lan lấy tiền ở đâu để bồi hoàn hơn 30.092 tỷ đồng cho người bị hại?
13:04:19 31/03/2025
Họp báo khẩn của Kim Soo Hyun: Bật khóc tự nhận là "kẻ hèn", giải thích chuyện giấu hẹn hòHọp báo khẩn của Kim Soo Hyun: Bật khóc tự nhận là "kẻ hèn", giải thích chuyện giấu hẹn hò
13:58:00 31/03/2025
Họp báo không có phần hỏi đáp của Kim Soo Hyun gây tranh cãiHọp báo không có phần hỏi đáp của Kim Soo Hyun gây tranh cãi
14:28:40 31/03/2025
Hoà Minzy ứng xử 10 điểm khi sản phẩm Bắc Bling đạt 100 triệu view bị chê "nhảm nhí hổ lốn"Hoà Minzy ứng xử 10 điểm khi sản phẩm Bắc Bling đạt 100 triệu view bị chê "nhảm nhí hổ lốn"
15:15:28 31/03/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay

Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay

Sao châu á

17:52:17 31/03/2025
Viện G gửi tin nhắn, cho biết người của kênh truyền thông này đã đến buổi họp báo nhưng bị ekip của Kim Soo Hyun tống cổ khỏi đó.
Rộn ràng lễ hội được mong đợi nhất tại Malaysia

Rộn ràng lễ hội được mong đợi nhất tại Malaysia

Thế giới

17:51:08 31/03/2025
Những bộ trang phục truyền thống đồng bộ về màu sắc trong gia đình luôn là lựa chọn hàng đầu của người dân Malaysia trong dịp này, thể hiện sự đoàn kết và gắn bó yêu thương.
Lan Ngọc tiết lộ chuyện lấy chồng

Lan Ngọc tiết lộ chuyện lấy chồng

Sao việt

17:45:57 31/03/2025
Nữ diễn tiết lộ hiện tại thì chưa, nhưng sau khi tìm thêm được 1 vai diễn thành công nữa thì cô sẽ nghĩ đến chuyện hôn nhân.
'Tan chảy' trước vẻ đáng yêu của 3 nhóc tỳ nhà diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm

'Tan chảy' trước vẻ đáng yêu của 3 nhóc tỳ nhà diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm

Tv show

16:55:25 31/03/2025
Tập đầu tiên Mẹ vắng nhà ba là siêu nhân 2025 lên sóng, vẻ đáng yêu của dàn nhóc tỳ nhà Lê Dương Bảo Lâm, Khắc Việt, Hải Long và Ba Duy khiến người xem tan chảy .
Cho mượn xe rồi bị mang đi cầm cố lấy 7 tỷ đồng, bà xã Hoàng Kim Khánh không báo công an mà còn cho vay gần 3 tỷ để chuộc lại

Cho mượn xe rồi bị mang đi cầm cố lấy 7 tỷ đồng, bà xã Hoàng Kim Khánh không báo công an mà còn cho vay gần 3 tỷ để chuộc lại

Netizen

16:50:56 31/03/2025
Doanh nhân Phan Thị Mai (Mailisa) cho biết mỗi chiếc xe của gia đình chị đều được gắn định vị, dù cho có lạc sang nước ngoài cũng mang về được.
Chung kết FVPL Spring 2025: NK tiếp tục bảo vệ ngôi vương, cộng đồng cũng bùng nổ cảm xúc

Chung kết FVPL Spring 2025: NK tiếp tục bảo vệ ngôi vương, cộng đồng cũng bùng nổ cảm xúc

Mọt game

15:50:33 31/03/2025
Ngày thi đấu chung kết FVPL Spring 2025 đã diễn ra đúng như kỳ vọng của khán giả. Chung kết FVPL Spring 2025 đầy kịch tính với chức vô địch xứng đáng của NK
Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long

Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long

Du lịch

15:31:43 31/03/2025
Tỉnh Quảng Ninh đã chính thức khai trương các hành trình tham quan, du lịch vịnh Bái Tử Long, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của địa phương.
Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng

Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng

Sao âu mỹ

15:24:37 31/03/2025
Rapper Young Scooter cố gắng nhảy qua hai hàng rào để trốn khỏi cuộc truy đuổi của cảnh sát nhưng sau đó bị thương dẫn đến tử vong.
Bộ mặt thật của Triệu Lệ Dĩnh: Giở thủ đoạn chèn ép bạn diễn, dung túng cho fan làm loạn?

Bộ mặt thật của Triệu Lệ Dĩnh: Giở thủ đoạn chèn ép bạn diễn, dung túng cho fan làm loạn?

Hậu trường phim

15:18:18 31/03/2025
Ngày 30/3, Sohu đưa tin bộ phim truyền hình dài tập Người Xây Thành của Triệu Lệ Dĩnh đã đóng máy, dự án sắp tới của cô được xác định là phim ngắn 6 tập Dẫu Không Thể Có Được Tất Cả.
Xuyên đêm mật phục, bắt quả tang 'điểm nóng' khai thác cát lậu

Xuyên đêm mật phục, bắt quả tang 'điểm nóng' khai thác cát lậu

Pháp luật

15:07:02 31/03/2025
Thời điểm này, nhiều xe khác bắt đầu vào bãi ăn hàng cũng là lúc lực lượng công an từ xa ập đến. Khi phát hiện đã bị động , cánh tài xế xe ben nhanh chóng đổ cát xuống bãi, bỏ lại xe và rời khỏi hiện trường.
Cháy nhà trong đêm ở Hà Nội, một bé trai tử vong

Cháy nhà trong đêm ở Hà Nội, một bé trai tử vong

Tin nổi bật

15:03:27 31/03/2025
Trong quá trình dập lửa, các lực lượng chức năng phát hiện bé trai trong đám cháy, đưa ra ngoài nhưng cháu đã tử vong.