Bộ Giáo dục trần tình về đề án 34.000 tỷ
Tại buổi họp báo định kỳ quý I năm 2014, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ GD Trung học (Bộ DG-ĐT) đã trần tình với giới báo chí về 34.000 tỷ đồng cho Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
- Hiện nay số tiền được đầu tư cho trang thiết bị tại các trường rất nhiều và rất nhiều trang thiết bị đang để trong kho và không được sử dụng, vậy Bộ đã khảo sát, rà soát lại chi phí liên quan đến thiết bị trường học, CSVC và tính hiệu quả của nó chưa?
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống: Trong quá trình chuẩn bị đề án chúng tôi đã tổ chức nghiên cứu hệ thống giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đã có một chuyên đề và đề tài cấp trọng điểm của Viện Khoa học Giáo dục nghiên cứu vị trí và cấu trúc của hệ thống giáo dục phổ thông. Sau khi nghiên cứu và đề xuất thì Bộ Chính trị cũng như Ban chấp hành Trung ương đã ra Nghị quyết 09 trong đó khẳng định: “Trước mắt giữ nguyên hệ thống giáo dục phổ thông như hiện nay” tức là vẫn giữ 12 bậc học.
Và khi đổi mới phải khảo sát, đánh giá lại thì không chỉ thiết bị mà tất cả hiện trạng dạy học, phòng thí nghiệm cũng sẽ như vậy. Tinh thần của lần đổi mới này là sử dụng những trang thiết bị hiện có, chỉ mua những thứ thật sự cần thiết, tăng cường những thí nghiệm ảo, ứng dụng công nghệ thông tin để tránh việc phải đầu tư quá nhiều.
Bên cạnh đó, quan trọng nhất trong lần này là đổi mới cách dạy, cách học, hình thức dạy học. Cho nên số tiền đầu tư cho trang thiết bị sẽ không nhiều. Bộ cũng sẽ đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu để một trường có thể triển khai những chương trình mới. Nhưng tối thiểu là phải đủ cơ sở phòng học.
- Có ý kiến cho rằng, con số 34.000 tỷ đồng là quá lớn, các môn thuộc nhóm Khoa học Tự nhiên có thể lấy chương trình của các nước trên thế giới, vậy Bộ đã có cân nhắc về điều này chưa?
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống: Con số 34.000 tỷ đồng Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nêu ra chỉ là khái toán bước đầu bởi vì bất kì đề án nào cũng phải hình dung ra tính khả thi, CSVC để thực hiện đề án đó. Đề án này còn phải trải qua một quá trình thẩm định của Bộ Tài chính, của rất nhiều cơ quan khác và thẩm tra của Quốc hội. Đây chỉ là bước đầu, sau khi nghe những ý kiến đóng góp của dư luận xã hội Bộ sẽ hoàn chỉnh với đề án cụ thể.
Video đang HOT
Tôi có thể nói thế này, tinh thần chung của chúng ta là hội nhập quốc tế và hội nhập có nhiều cách trong đó có điều chúng ta phải xem mặt bằng giáo dục của chúng ta so với quốc tế như thế nào? Có rất nhiều ý kiến chuyên gia đề xuất rằng chúng ta có thể tiếp thu một số các môn học Khoa học Tự nhiên cũng như môn Ngoại ngữ thì Bộ cũng đã tính đến. Nhưng trước hết chúng ta phải xây dựng một chương trình SGK của Việt Nam một cách có hệ thống, cơ bản để cập nhật với mặt bằng của khu vực, quốc tế. Trong đó có việc tham khảo chương trình SGK nước ngoài. Chúng tôi đã có tính toán và sẽ thực hiện.
- Ông có thể giải thích rõ hơn về con số 34.000 tỷ, nếu chỉ có viết sách mà đưa ra con số lớn như vậy rất khó để dư luận đồng tình?
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống: Tên dự án làm cho mọi người hiểu lầm rằng chỉ viết chương trình tài liệu SGK không thôi, nếu không tổ chức tập huấn thì làm sao giáo viên dạy được? Chương trình và SGK độ khoảng 5.000 tỷ còn lại 29.000 tỷ vào 7,8 mục lớn. Chúng tôi nghĩ rằng không phải giấu diếm gì vấn đề này. Trước hết đây mới là khái toán sơ bộ. Tiếp theo là phải thẩm tra rất nhiều cơ quan khác. Sau cùng là phải công khai minh bạch.
Nhưng trong bối cảnh thế này nói một con số chính xác là cực kì khó. Chỉ 2 năm nữa xã hội thay đổi thế nào chúng ta rất khó hình dung huống hồ dự án của Bộ kết thúc sau 10 năm là năm 2023. Bởi vì sự biến động rất lớn cho nên bước đầu chúng tôi mới dự kiến như vậy.
- Một số ý kiến bày tỏ sự lo ngại rằng đề án này hơi giống với Nghị quyết của Đảng, vậy Bộ có thể cho biết điểm mới và bước đột phá so với Nghị quyết 40 được ban hành cách đây hơn chục năm?
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống: Chúng ta dứt khoát phải đổi mới. Từ năm 2000 cho đến nay đã 14 năm và với tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật một năm đã thay đổi rất nhiều. Cho nên, chương trình 2000 dù tốt đến mấy cũng đã lạc hậu chưa kể là còn rất nhiều bất cập.
Thứ nhất, chúng ta nói đổi mới căn bản toàn diện thì căn bản ở chỗ chúng ta chuyển từ cách tiếp cận nội dung chạy theo kiến thức sang hẳn cách dạy học hình thành năng lực phẩm chất. Điều đó dẫn đến cách dạy học thay đổi, để học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Nội dung này kéo theo hàng loạt vấn đề, cách lựa chọn các đơn vị kiến thức phải thay đổi. Không đưa vào những thứ quá nặng, quá cao so với yêu cầu học vấn phổ thông, tăng cường thời gian thực hành luyện tập, vận dụng trong kiến thức.
Thứ hai, chương trình năm 2000 là cắt khúc, chúng ta làm xong tiểu học rồi mới xây dựng trung học phổ thông. Lần này chúng ta xây chương trình liền một mạch, như vậy sẽ hạn chế trùng lặp, dẫm lên nhau mà chương trình hiện hành đang vướng phải.
Do yêu cầu tích hợp nên sẽ giảm bớt được số lượng các môn học. Trong kế hoạch dạy học sắp tới vẫn sẽ có tên những môn học đấy nhưng được hiểu là một số kiến thức cơ bản của một số lĩnh vực chứ không phải các môn khoa học của các trường đại học. Sẽ làm cho nhẹ nhàng hơn và các môn học sẽ cố gắng tối đa là 8 môn./.
Theo TNO
Phần lớn học sinh đăng ký môn thi tốt nghiệp theo khối thi đại học
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, ngoài hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn đã công bố, từ ngày 25-4 đến 7-5, các trường sẽ tổ chức phát, thu phiếu đăng ký dự thi, hồ sơ đăng ký dự thi và nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm quản lý thi. Sau đó, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cho học sinh (HS) rà soát và ký xác nhận. Trong thời gian này, học sinh có thể cân nhắc khi đăng ký dự thi hai môn tự chọn.
Học sinh lớp 12 Trường THPT A Nghĩa Hưng (Nam ịnh) trong giờ ôn tập môn Toán.Ảnh: XUÂN KỲ
Măc dù chưa đến thời điểm các tỉnh, thành phố công bố chính thức số lượng HS đăng ký môn thi tốt nghiệp tự chọn, tuy nhiên, nhiều trường phổ thông đã có thống kê sơ bộ. Thầy giáo Dương Văn Bảng, Hiệu trưởng Trường THPT Tam Dương II (Vĩnh Phúc) cho biết: Tổng số HS lớp 12 của nhà trường năm nay là 206 em. Qua ba lần khảo sát, nhìn chung số lượng HS đăng ký môn thi tự chọn không thay đổi nhiều. Theo thầy Bảng, việc HS đăng ký các môn tự chọn nào là do các em quyết định, nhà trường chỉ góp phần định hướng. Môn Tiếng Anh có ít HS đăng ký là do mặt bằng kiến thức chung của các em chưa cao. Bên cạnh đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT lại gắn liền với kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, cho nên phần lớn các em chọn môn thi tốt nghiệp theo khối thi đại học.
Giám đốc Sở Giáo dục và ào tạo (GD và T) Vĩnh Phúc Hoàng Minh Quân cho biết: ến thời điểm này cơ bản các trường trung học phổ thông đã tổ chức cho học sinh đăng ký môn thi tốt nghiệp. Mặc dù bây giờ chưa phải thời điểm công bố, nhưng có thể thấy, phần lớn các em lựa chọn những môn học như: Tiếng Anh, Hóa học, Vật lý. Thực tế cho thấy, tỷ lệ các em thi đại học khối C của Vĩnh Phúc những năm qua chỉ đạt 12%, năm nào nhiều là 15%. Theo đồng chí Quân, hình thức thi tốt nghiệp năm nay giúp HS tự định hướng môn học, ngành học trong tương lai theo đúng sở thích, khả năng của mình.
Tại Thái Bình, thầy giáo Vũ Minh Thuật, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Tiền Hải cho biết: Sau khi Bộ GD và T công bố môn thi bắt buộc và các môn tự chọn, HS vẫn học bình thường như trước. Năm nay, nhà trường có khoảng 80% số HS đăng ký thi môn Vật lý, Hóa học; ít HS đăng ký thi nhất là môn Lịch sử với bảy trong tổng số 599 em. Các năm trước đây cũng thế, chỉ có khoảng mười em thi khối C; 80% số HS đăng ký các môn thi thuộc khối A, B. Do là môn thi tự chọn, cho nên số lượng HS đăng ký các môn thi cũng khác nhau, có lớp chỉ vài em. Do đó, nhà trường gặp khó khăn trong việc hướng dẫn, tổ chức ôn tập, ôn thi cho HS. Tuy nhiên, cái gì có lợi cho học sinh thì xã hội và nhà trường nên làm, thầy Thuật khẳng định.
Em Tô Thị Thanh Loan, HS lớp 12A1, Trường THPT Tây Tiền Hải cho biết: Năm nay em dự định thi đại học khối A1, cho nên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT em sẽ đăng ký môn tự chọn là Vật lý và Tiếng Anh. Theo em, nhiều trường, nhiều bạn không lựa chọn môn Vật lý, Tiếng Anh hoặc các môn học khác để thi tốt nghiệp cũng là điều bình thường vì ngay từ cấp THCS, các HS đã hướng tới ngành nghề mình chọn sau này, cho nên sẽ dành thời gian nhiều hơn cho các môn học liên quan, em Loan chia sẻ.
Cô giáo Cà Thị Hoan, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bộc Bố (Pác Nặm, Bắc Cạn) chia sẻ: Năm nay, tổng số học sinh lớp 12 của nhà trường là 166 em. Qua các lần khảo sát, có gần 100% số HS lựa chọn đăng ký thi tốt nghiệp các môn Lịch sử, ịa lý. Lý do HS đăng ký hai môn này nhiều hơn các môn học khác là vì các em dự định thi đại học khối C.
Tại Trường THPT Phan ình Phùng, TP ồng Hới (Quảng Bình), cô giáo Nguyễn Thị Bá, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Ngay từ đầu năm, nhà trường đã tổ chức ôn thi tốt nghiệp cho HS với ba môn chính là Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ. ối với những môn học có ít HS đăng ký, nhà trường vẫn tổ chức ôn thi bình thường. Năm nay, môn Lịch sử có 27 trong số 350 em đăng ký thi. Chánh Văn phòng Sở GD và T Quảng Bình Hà Văn Nhân khẳng định: Trước khi Bộ GD và T có thông báo số môn thi tốt nghiệp, tỉnh Quảng Bình tổ chức ôn thi sáu môn, bây giờ là tám môn. Bên cạnh việc học chính khóa trên lớp, hiện có hơn 10 nghìn học sinh khối 12 của tỉnh đang tập trung ôn thi.
Mặc dù ngày 7-5 mới là hạn cuối đăng ký môn thi tự chọn nhưng ngành GD và T tỉnh Nam ịnh đã cơ bản hoàn thành công tác đăng ký môn thi tốt nghiệp. Tính đến ngày 10-4, tỷ lệ HS đăng ký môn Hóa học ở Nam ịnh là 72,19%, Vật lý 72,29%, ịa lý 15,7%, Sinh học 14,3%, Ngoại ngữ 20,43% và Lịch sử 4,33%. áng chú ý, có tới tám trường THPT không có HS chọn thi môn Lịch sử. Giám đốc Sở GD và T Nam ịnh Nguyễn Văn Tuấn cho biết: Số lượng HS đăng ký thi môn Lịch sử đạt thấp phản ánh định hướng nghề nghiệp của HS, không đồng nghĩa với việc HS ở Nam ịnh không thích học môn này. Những năm gần đây cũng thế, tỷ lệ HS đăng ký thi đại học khối C của tỉnh chỉ khoảng từ 3% đến 4%. Tuy nhiên, sở vẫn chỉ đạo các trường dù có ít HS chọn thi môn Lịch sử vẫn tổ chức ôn tập chu đáo, bảo đảm chất lượng và hiệu quả cho kỳ thi sắp tới.
ể thực hiện tốt việc đăng ký môn thi tốt nghiệp, các trường THPT có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ đăng ký dự thi cũng như các hồ sơ có liên quan đến kỳ thi; xem xét điều kiện dự thi của từng thí sinh, xác nhận tư cách thí sinh. Những thí sinh có hồ sơ không hợp lệ, không đủ điều kiện theo quy định sẽ không được thi tốt nghiệp, nhà trường cần thông báo trực tiếp cho thí sinh. Sau khi việc đăng ký môn thi hoàn tất, các trường phổ thông lập danh sách thí sinh đăng ký dự thi theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh, lớp. áng chú ý, ngày 7-5 là hạn cuối đăng ký dự thi, thí sinh không được đổi môn thi tự chọn.
Theo VNE
Sốc với đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa Ai cũng sốc, ngỡ ngàng khi nghe Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển trình bày dự thảo nghị quyết đổi mới SGK phổ thông sau năm 2015 trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/4. "Toàn khẩu hiệu", "thiếu khả thi", "không giúp nhận diện được hình hài nền giáo dục VN mười năm tới"... Đo la nhưng nhân xet cua...