Bộ Giáo dục tới thăm hỏi, động viên gia đình học sinh bị đuối nước ở Quảng Nam
Ngày 10/2, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cùng đoàn công tác của Bộ Giáo dục đã đến viếng, thăm hỏi và động viên gia đình 6 em học sinh chết đuối tại Quảng Nam.
Ngày 10/2 (tức mùng 6 Tết Kỷ Hợi), Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cùng đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đến viếng, thăm hỏi và động viên gia đình 6 em học sinh chết đuối thương tâm tại biển Bình Minh (Thăng Bình, Quảng Nam) chiều 7/2 (tức mùng 4 Tết).
Cùng đi có lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, huyện Thăng Bình, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam.
Tại xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình (Quảng Nam), Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cùng các thành viên trong đoàn đã đến viếng và động viên, chia sẻ với gia đình 4 em học sinh được tìm thấy thi thể ngay sau khi vụ đuối nước xảy ra.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa thăm hỏi gia đình học sinh bị chết đuối (Ảnh: moet.gov.vn)
Tiếp đó, đoàn đã đến thăm hỏi, động viên gia đình học sinh Mai Văn Công và học sinh Nguyễn Đức Hoàng là 2 trường hợp vừa mới tìm thấy thi thể vào sáng 10/2 tại khu vực bãi biển xã Bình Dương (huyện Thăng Bình) và vùng biển Cửa Đại (Thành phố Hội An).
Chia sẻ với gia đình các em học sinh, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa động viên các gia đình sớm vượt qua mất mát để ổn định sức khỏe, ổn định cuộc sống. Đồng thời, hỗ trợ 3 triệu đồng đến mỗi gia đình.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa chia sẻ nỗi đau mất con với mẹ của em Nguyễn Đức Hoàng (Ảnh: moet.gov.vn)
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa và đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đến Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Quảng Nam thăm hỏi tình hình, diễn biến sức khỏe của em Nguyễn Hòa Ngọc Anh đang điều trị tại đây.
Hiện tại, em Ngọc Anh đã qua giai đoạn hôn mê, có dấu hiệu tiến triển tích cực. Thứ trưởng đã trao 2 triệu đồng hỗ trợ gia đình em Ngọc Anh.
Trao đổi với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa lưu ý ngành giáo dục địa phương cần chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền phòng chống đuối nước cho học sinh, đẩy mạnh việc dạy bơi trong nhà trường để không còn xảy ra những sự việc thương tâm như vừa qua.
Ngoài ra, Thứ trưởng cũng đề nghị lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Thăng Bình cùng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Duy Hiệu cử giáo viên, học sinh thường xuyên đến thăm hỏi, động viên gia đình có học sinh bị nạn.
Trước đó, chiều 7/2 (tức mùng 4 Tết), tại bãi biển Bình Minh, huyện Thăng Bình, (tỉnh Quảng Nam), 9 em học sinh lớp 9/1, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Duy Hiệu rủ nhau xuống biển chơi. Trong lúc chụp ảnh các em không chú ý nên có 8 em bị sẩy chân và bị sóng lớn cuốn xa dẫn đến đuối nước.
Ngay sau khi nắm được thông tin, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo cử đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa làm trưởng đoàn kịp thời đến Quảng Nam để thăm hỏi, động viên, chia sẻ với gia đình các em học sinh.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net.vn
Giáo dục: "Quyền rơm, vạ đá" (2)
Nói "quyền rơm" của giáo dục e vẫn chưa mô tả hết sự thật mà phải dùng các từ dân gian gọi là "quyền hơi" hay "quyền gió".
Đặt câu hỏi này bởi khi dư luận đặt vấn đề xây dựng "Triết lý giáo dục Việt Nam" thì chỉ mới thấy Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ lên tiếng, các cơ quan liên quan hầu như chưa có ý kiến.
Video đang HOT
Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung từng nêu ý kiến về quản lý nhân sự ngành công an như sau:
" Các đồng chí nhớ trưởng Công an phường tham gia cấp ủy, về ngành dọc chúng tôi hoàn toàn có thể cách chức về mặt Đảng, phải chuyển, chứ không phải chờ ý kiến anh Khương (Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, ông Đoàn Duy Khương - NV)".
Chủ tịch thành phố không thể cách chức Trưởng Công an phường nếu không có ý kiến Giám đốc Công an thành phố mà chỉ có thể "cách chức về mặt Đảng".
Bộ Công an quản lý nhân sự của mình đến tận phường, xã; Bộ Quốc phòng quản lý đến từng chiến sĩ nhưng Bộ Giáo dục không quản lý toàn bộ khối giáo viên phổ thông và phần lớn giảng viên cao đẳng, đại học.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể kỷ luật Chủ tịch Hội đồng thi các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình vì để xảy ra gian lận thi cử trong kỳ thi quốc gia 2018?
Có thể kỷ luật những người để xảy ra sai phạm trong thi tuyển viên chức giáo dục tại Quảng Ngãi?
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể kỷ luật những quan chức Hà Tĩnh điều giáo viên đi tiếp khách tại nhà hàng?
Câu trả lời là không, bởi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo không có quyền.
Có ý kiến bi quan, rằng "quyền" của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ tồn tại đâu đó quanh trụ sở bộ và số ít trường do bộ này "chủ quản", vậy làm thế nào để "quản lý nhà nước" về giáo dục?
Sự "chia để quản lý" này còn thể hiện trong quá trình đào tạo nhà giáo và phân bổ ngân sách giáo dục.
Theo Tờ gấp Giáo dục và đào tạo 2017, số giáo viên khối mầm non cả nước là 316.616 người; Khối tiểu học là 397.098 người; Khối trung học cơ sở là 310.953 người.
Phần lớn trong số hơn 1 triệu giáo viên này tốt nghiệp các trường cao đẳng sư phạm do địa phương quản lý.
Khối trung học phổ thông có 150.721 giáo viên, không ít trong số này tốt nghiệp các khoa sư phạm của các trường không thuộc quyền chủ quản của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các đại học sư phạm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
Cả nước có 5 Đại học Sư phạm Kỹ thuật thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý 3 trường (Nam Định, Vinh, Vĩnh Long).
Về ngân sách dành cho giáo dục, xin dẫn lại ý kiến của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ:
" Hiện nay, 20% ngân sách nhà nước cho ngành giáo dục chủ yếu phân bổ cho các địa phương cũng như các bộ ngành khác, phần ngân sách do Bộ Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối trực tiếp quản lý thực chất chỉ chiếm khoảng 4,8% trong tổng số...
Về mặt khoa học, liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo với tư cách là Bộ quản lý ngành có nên tham gia chỉ đạo phân bổ ngân sách của ngành hay không hay giao tất cả cho địa phương?". [2]
Căn cứ vào Nghị quyết số 50/2017/QH14 của Quốc hội về phân bổ ngân sách 2018 được báo Diễn đàn doanh nghiệp - Cơ quan của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam trích dẫn thì năm 2018 Ngân sách phân cho Bộ Công an 78.112 tỷ đồng, Bộ Quốc phòng 150.144 tỷ đồng, còn Bộ Giáo dục và Đào tạo được 7.322 tỷ đồng,... [3]
Phân bổ ngân sách giáo dục từ 2013 đến 2017 (Đồ họa: Xuân Dương)
Trong tống số 20% ngân sách dành cho giáo dục thì ngân sách địa phương trực tiếp quản lý, sử dụng khoảng 89%, ngân sách do các bộ, ngành, trung ương quản lý, sử dụng là 11%.
Trong 11% này, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ trực tiếp quản lý, sử dụng khoảng gần 5%, các bộ ngành, cơ quan khác sử dụng 6%.
Về ngân sách giáo dục của địa phương, cho đến nay chưa thấy công bố chế tài bắt buộc các địa phương trong việc công bố công khai khoản cân đối ngân sách mà địa phương dành cho giáo dục có đúng 20% hay không.
Nhận định sau đây của Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam trong bài: "Ngân sách dành cho giáo dục được sử dụng ra sao?" nói lên điều gì:
" Đại biểu Quốc hội không biết cơ quan nào sẽ nắm được dòng tiền 20% ngân sách dành cho giáo dục được vận hành và sử dụng hiện nay ra sao...
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính không nắm được, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như Chính phủ trong việc giao tổng số vốn cho các địa phương không giao chi tiết cho từng ngành, từng lĩnh vực". [4]
Vì sao Quốc hội và Bộ Tài chính không thể công khai khoản ngân sách dành cho giáo dục trong gói ngân sách phân bổ về địa phương?
Phải chăng nếu công khai sẽ làm khó cho địa phương hay thực ra con số 20% chỉ là con số kỳ vọng?
Bà Ngô Thị Minh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đoàn Quảng Ninh đặt vấn đề:
" Quốc hội cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục". [5]
Có thể xem đây là tiếng nói hiếm hoi, khách quan, công bằng được cất lên từ diễn đàn Quốc hội nhằm minh chứng cho câu chuyện "Quyền rơm, vạ đá" của ngành Giáo dục.
Khi yêu cầu Quốc hội cần làm rõ " vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị" thì cũng có nghĩa là những cơ quan, bộ, ngành, địa phương tham gia chia phần "miếng bánh" giáo dục không thể thoái thác nghĩa vụ giải trình, không thể đứng ngoài nhìn ngành Giáo dục bị "ném đá".
Nói cách khác, giáo dục xưa nay luôn phải ôm con số 20% ngân sách trong khi thực chất cả Bộ Giáo dục và Đào tạo lẫn Quốc hội đều không nắm được " 20% ngân sách dành cho giáo dục được vận hành và sử dụng ra sao"!
Để hiểu rõ thêm xin dẫn chứng một số dữ liệu:
Theo số liệu trong "Tờ gấp giáo dục đào tạo năm 2017", số giảng viên đại học cả nước là 72.792 người, giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông là 1.175.388 người.
Mảng giáo dục đại học, số liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy riêng khối công lập cả nước có 5 đại học trọng điểm (Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế; Đại học Đà Nẵng); 85 Đại học ngành và chuyên ngành (trong đó có 5 Đại học cấp vùng), 27 học viện và 27 Đại học địa phương, tổng cộng là 144 cơ sở (không kể khối trường quân sự và công an).
Một thống kê (đính kèm Công văn số 1279/BGDĐT-KHTC) của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy Bộ này chỉ "chủ quản" 37 cơ sở giáo dục đại học, chiếm 25,7%.
Một số đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ quản là trường lớn (Đại học Quốc gia) nên giả thiết số giảng viên do bộ này chủ quản chiếm khoảng 50% trên tổng số 72.792 người, nghĩa là 36.396 người.
Dễ dàng tính ra Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý chưa đến 3% tổng số giáo viên tất cả các cấp.
Những nơi quản lý tới 95% ngân sách giáo dục, quản lý tời 97% đội ngũ nhà giáo chẳng nhẽ không phải chịu trách nhiệm về những yếu kém, bất cập của ngành này?
Làm sao để có thể thực hiện nhiệm vụ "Quản lý nhà nước về giáo dục" trong hoàn cảnh "hữu danh, vô thực" tức là gần như không quản cả kinh phí lẫn nhân sự?
Luật giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo "quản lý nhà nước về giáo dục" nhưng cũng chính luật pháp lại tước đi trong thực tế những quyền đó.
Những dẫn giải trên cho thấy nói "quyền rơm" của giáo dục e vẫn chưa mô tả hết sự thật mà phải dùng các từ dân gian gọi là "quyền hơi" hay "quyền gió".
( còn nữa)
Xuân Dương
Theo giaoduc.net.vn
Ba phương thức xét tuyển dự kiến của Đại học Sư phạm TP HCM Trường sử dụng kết hợp xét tuyển và thi tuyển cho ngành Giáo dục thể chất và Giáo dục mầm non, các ngành còn lại sẽ xét tuyển. Đại học Sư phạm TP HCM vừa công bố phương án tuyển sinh dự kiến cho năm 2019 trong đó dành tối đa 10% chỉ tiêu của từng ngành để xét tuyển thẳng và ưu...