Bộ Giáo dục sẽ tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm SGK
GDVN- Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ lựa chọn chặt chẽ hơn các thành viên tham gia Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.
Ngày 30/9 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết số 41/2021/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Cụ thể, đối với nhiệm vụ triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 88/2014/QH13; kiểm soát chặt chẽ chất lượng biên soạn, thẩm định sách giáo khoa (thời hạn hoàn thành là tháng 12/2025) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để ban hành các chế độ, chính sách liên quan đến triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường giám sát việc thực hiện của các hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa để nâng cao chất lượng sách giáo khoa. (Ảnh minh họa: Ngọc Ánh)
Tổ chức thẩm định và phê duyệt Chương trình giáo dục tích hợp; danh mục sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10; sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng dân tộc thiểu số lớp 1, lớp 2 để thực hiện theo đúng lộ trình thực hiện đổi mới Chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông quy định tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội;
Bộ cũng đã hướng dẫn các địa phương tổ chức lựa chọn sách giáo khoa chuẩn bị triển khai năm học 2022-2023. Đồng thời tổ chức giới thiệu và tập huấn sử dụng sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10;
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 63/2022/QH15 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình tổng thể và Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử bảo đảm yêu cầu “thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh”.
Video đang HOT
Bộ cũng đã chỉ đạo, hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá học sinh và tăng cường quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học đối với môn Tiếng Việt cấp tiểu học và môn Ngữ Văn cấp trung học.
Việc bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục được Bộ chỉ đạo thực hiện thông qua Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP).
Hướng dẫn các địa phương triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW3, trong đó, ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Cùng với đó, ban hành Chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo tại các cơ sở giáo dục, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa; không ép buộc học sinh, gia đình học sinh mua sách tham khảo, sách bài tập.
Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản liên quan đến triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Tăng cường hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa, tập huấn hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa các môn học/hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục phổ thông đảm bảo linh hoạt, hiệu quả và đáp ứng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tăng cường giám sát quá trình tuyển chọn tác giả, thực nghiệm sách giáo khoa của các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa tại các cơ sở giáo dục theo đúng quy định đảm bảo chủ động về tiến độ chuẩn bị sách giáo khoa theo đúng lộ trình;
Tăng cường kiểm tra các địa phương triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, kiểm tra việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa; lựa chọn chặt chẽ hơn các thành viên tham gia Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa, tăng cường trách nhiệm và tăng cường giám sát việc thực hiện của các hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa để nâng cao chất lượng sách giáo khoa.
Tiếp tục chỉ đạo triển khai việc biên soạn sách giáo khoa dân tộc, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng theo Kế hoạch đã ban hành; chỉ đạo, huy động các nguồn lực để tổ chức dịch một số sách giáo khoa được phê duyệt sang sách chữ nổi Braille; phát huy việc biên soạn sách giáo khoa điện tử, học liệu điện tử theo đúng tinh thần xã hội hóa của Nghị quyết số 122/2020/QH14 của Quốc hội.
Phối hợp với các bộ, ngành xây dựng các văn bản về định mức biên chế giáo viên. Tiếp tục rà soát, ban hành và triển khai đồng bộ kế hoạch bồi dưỡng; kế hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo từng năm để kịp thời điều chỉnh, bổ sung phù hợp đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Tiếp tục đôn đốc các địa phương tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp học đáp ứng điều kiện tối thiểu để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông và lộ trình đổi mới Chương trình, sách giáo khoa. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động kiểm tra, rà soát và phát huy tính chủ động, tự chủ trong việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ đối mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông .
Trường Cao đẳng Công nghệ TPHCM trao bằng tốt nghiệp cho 592 học sinh, sinh viên
Ngày 29/9, Trường Cao đẳng Công nghệ TPHCM đã tổ chức lễ tốt nghiệp cho 592 học sinh, sinh viên của trường.
TS Hồ Ngọc Tiến- Hiệu trưởng Nhà trường trao bằng khen cho cử nhân xuất sắc.
Trong số 592 học sinh, sinh viên nhận bằng tốt nghiệp hôm nay có 26 học sinh hệ Trung cấp và 566 sinh viên hệ Cao đẳng. Số tân cử nhân thực hành, kỹ sư tốt nghiệp loại Khá, Giỏi của Nhà trường đạt tỉ lệ 96,8%. Trong đó, xuất sắc đạt 1,6 %, Giỏi đạt 56,8% và Khá là 38,4%.
TS Hồ Ngọc Tiến, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết qua khảo sát hàng năm của trường tại rất nhiều doanh nghiệp, đa số học sinh, sinh viên tốt nghiệp được doanh nghiệp đánh giá cao, đáp ứng được yêu cầu công việc.
Kết quả thống kê phản hồi từ doanh nghiệp và sinh viên sau khi ra trường những năm gần đây cho thấy tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 90%, trong đó nhóm ngành dệt may là 100%. Riêng năm 2021, khảo sát 637/784 học sinh, sinh viên tốt nghiệp thì tỉ lệ có việc làm là 94,7%.
Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Công nghệ TPHCM trao bằng tốt nghiệp cho các tân cử nhân thực hành.
Có được những kết quả trên, theo TS Hồ Ngọc Tiến là do định hướng và chiến lược đúng đắn của Nhà trường trong suốt những năm vừa qua. Đó là việc thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với sự phát triển của xã hội và đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp; chú trọng tăng cường kỹ năng nghề, khối kiến thức Ngoại ngữ, Tin học và trang bị kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên.
Bên cạnh đó là việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên, khi 100% giảng viên đều sử dụng giáo án điện tử; sử dụng trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ bài giảng; áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực như nêu vấn đề, thảo luận nhóm...
Ngoài giờ học, các khoa tổ chức mở cửa phòng thực hành, xưởng thực tập cho học sinh, sinh viên tự học, rèn luyện tay nghề có giảng viên quản lý và hướng dẫn khi cần thiết
Nhà trường đã có chiến lược "bắt tay" bền vững với các doanh nghiệp thông qua việc ký kết hợp tác toàn diện, cho doanh nghiệp tham gia sâu vào tiến trình soạn thảo bài giảng và chương trình đào tạo. Tới thời điểm này Nhà trường đã thiết lập được mối quan hệ bền vững với hàng trăm doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra việc làm cho sinh viên.
Quang cảnh buổi lễ tốt nghiệp của sinh viên Nhà trường.
Hệ thống cơ sở vật chất của trường hiện đại, được đầu tư bài bản, thư viện với hơn 10.000 đầu sách bản giấy và điện tử. Hệ thống thư viện điện tử nhà trường đã kịp thời cập nhật và đáp ứng tốt nhất nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên và học sinh, sinh viên. Qua đó, giúp việc nâng cao trình độ chuyên môn và bổ sung kinh nghiệm thực tế của đội ngũ giảng viên ngày một tốt hơn, giúp nâng cao hơn chất lượng đào tạo nhân lực và được doanh nghiệp đón nhận tuyển dụng và đánh giá cao.
Hào hứng với chương trình mới Để đánh giá hiệu quả của quá trình triển khai Chương trình GDPT 2018, nhiều trường THPT sau mỗi tuần học khảo sát ý kiến học sinh, giáo viên. Giờ học của học sinh Trường THPT Ngô Sĩ Liên (Bắc Giang). Ảnh: NVCC Qua đó tìm phương án khắc phục những hạn chế đang gặp phải. Tạo hứng thú cho học sinh Năm...