Bộ Giáo dục sẽ mở trại viết sách giáo khoa
Sau khi chọn được đội ngũ tổng chủ biên, chủ biên, nhóm viết sách sẽ được tập huấn cẩn thận và có thời gian tập trung theo kiểu trại biên soạn sách giáo khoa.
GS Đinh Quang Báo, Thường trực Ban soạn thảo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 cho biết, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã nhấn mạnh việc cần có thời gian tập trung để viết sách giáo khoa.
“Lãnh đạo Bộ có ý định là sau khi chọn được đội ngũ tổng chủ biên, chủ biên thì sẽ tập huấn cẩn thận và có thời gian tập trung theo kiểu trại biên soạn sách giáo khoa. Trước đây, chúng ta từng làm theo cách này và rất hiệu quả. Tôi cho rằng đây là việc cần thực hiện”, GS Báo nói.
Cũng theo ông Báo, cách làm này có nhiều điểm tích cực vì khi đó, người viết sách sẽ có toàn thời gian tập trung cho công việc, dòng suy nghĩ không bị ngắt quãng bởi các yếu tố bên ngoài.
“Mặt khác, việc viết sách giáo khoa, nhất là theo hướng tích hợp các lĩnh vực có quan hệ với nhau rất cần sự trao đổi giữa các nhà biên soạn, vừa nhìn dọc, vừa nhìn ngang mới đặt đúng vị trí của một khái niệm trong sách giáo khoa, nhằm cấu thành một mạng tri thức cho người học”, ông Báo phân tích.
Sách giáo khoa mới sẽ được viết theo hướng tích hợp các lĩnh vực có quan hệ với nhau. Ảnh: H.H
Trước đó, tại Hội nghị tham vấn chuyên gia về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 do Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 8/3, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng THPT Lương Thế Vinh đã “tha thiết đề nghị hãy tổ chức trại viết sách giáo khoa”.
“Cần phải tổ chức trại viết sách giáo khoa, ở đấy các tác giả làm việc tập trung theo đúng giờ hành chính, họ phải tách ra khỏi cơ sở làm việc cũ trong một thời gian quy định, tập trung toàn bộ thời gian và suy nghĩ cho việc viết sách”, ông Cương nói.
Nhà giáo này cho rằng, trước đây công việc viết sách kéo dài vì các tác giả đều làm việc chính tại đơn vị công tác và tranh thủ thời gian viết sách, nghĩa là chỉ dùng “tay trái” để viết sách. Thỉnh thoảng các tác giả mới gặp nhau để trao đổi và không phải lúc nào cũng có mặt đầy đủ.
Từng là chủ biên sách giáo khoa môn Toán, ông cũng phải mời một số cộng tác viên ở Hà Nội tới ngồi làm vào buổi tối vì ban ngày phải làm ở cơ quan. Do đó, thời gian viết sách thường kéo dài.
Video đang HOT
Phó giáo sư Văn Như Cương tin tưởng rằng, làm việc tập trung theo cách trại viết sách giáo khoa sẽ nhanh ít nhất là gấp 10 lần theo cách làm việc trước đây. Ông dự trù, sau khi chương trình các bộ môn từ lớp 1 đến lớp 12 thử nghiệm đã được thẩm định lần một thì công việc biên soạn sách giáo khoa tập trung ở trại viết sách chỉ cần nhiều nhất là 6 tháng.
Phân tích cụ thể hơn, PGS Cương nêu ví dụ, môn Toán lớp 10 có 105 tiết học, nếu mời 3 tác giả cùng viết thì mỗi tác giả viết chính 35 tiết. Nếu mỗi tiết học 45 phút viết trong một ngày (điều này là hoàn toàn có thể làm được) thì chỉ mất một tháng rưỡi là xong. Tính thêm giờ trao đổi, giờ làm việc theo nhóm thì cũng chỉ cần 3 tháng là hoàn thành.
“Cùng với các tác giả viết sách thì trại viết sách giáo khoa sẽ là nơi làm việc tập trung của các biên tập viên, các nhà thẩm định. Việc rút ngắn thời gian viết sách giáo khoa sẽ giúp tiết kiệm thời gian thực hiện đề án”, ông Cương nói.
Theo VNE
NÓNG 24h: Thảm sát đẫm máu ở Trung Quốc 136 người thương vong
Vụ tấn công bằng dao tại ga tàu Côn Minh, Trung Quốc, lộ diện kẻ thứ 3 tham gia vứt xác chị Huyền là thông tin được chú ý nhất trong 24h qua.
Những hình ảnh nóng nhất trong ngày
1. Thảm sát ở Trung Quốc, 27 người chết, 109 người bị thương
Khoảng 22h ngày 1/3, một nhóm những người đàn ông có mang vũ khí đã xông vào nhà ga Côn Minh đâm chém bừa bãi vào những người đang có mặt tại đó, gây ra cảnh tượng vô cùng náo loạn.
Một nghi phạm của vụ tấn công bị cảnh sát bắn chết.
Ông Meng Jianzhu - Bộ trưởng Công An, Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc đã tức tốc lên đường từ Bắc Kinh đến Côn Minh. Đây là một vụ án vô cùng nghiêm trọng và có số nạn nhân lớn nhất trong những năm gần đây ở Trung Quốc.
Ngay sau vụ tấn công xảy ra, cảnh sát Côn Minh đã có mặt tại hiện trường nhưng đa số những kẻ thủ ác đã trốn thoát. Một nhân chứng cho biết, người này đã chứng kiến nhóm đàn ông mặc đồ đen, hai tay cầm 2 con dao dài (có thể là kiếm) đuổi theo và chém giết những hành khách trong nhà ga.
Một số người tình nghi là thủ phạm đã bị bắt. Tuy nhiên, công tác điều tra và thẩm vấn tại hiện trường vẫn đang được tiếp tục.
Xác nạn nhân vô tội bị giết chết tại ga Côn Minh
2. Nghi phạm đâm gục cảnh sát Hải Phòng từng có 30 năm ngồi tù
Nghi phạm Vũ Thanh Sơn bị bắt.
Ngày 2/3/2014, Công an TP Hải Phòng họp báo về vụ bắt Vũ Thanh Sơn (51 tuổi, quận Lê Chân), kẻ chủ mưu đâm gục cảnh sát giao thông, cướp xe máy hôm 24/2 và thưởng nóng các đơn vị trong Ban chuyên án về thành tích phá nhanh vụ việc.
Giám đốc công an thành phố cũng cho, trong thời gian lẩn trốn, Sơn liên tục thay đổi số điện thoại, đánh lạc hướng công an bằng cách gọi điện về cho người thân tung tin mình đang ở chỗ này, chỗ kia của tỉnh ngoài. Sơn đã thay hình đổi dạng bằng cách xăm lông mày để không ai nhận ra hắn.
Sau khi bị bắt, Sơn khai nhận hành vi phạm tội của mình cùng với một số người khác hiện bỏ trốn. Do mới ra tù không có việc làm, lại máu cờ bạc, thua lỗ, nợ lần nhiều nên Sơn đã bàn với một số chiến hữu đi cướp tài sản bán lấy tiền trả nợ. Trước đó hắn đã có 5 tiền án, tiền sự về các tội danh trộm cắp, cướp giật tài sản, tổ chức mại dâm.
3. Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: Lộ kẻ thứ 3 tham gia vứt xác chị Huyền
Trong kết luận điều tra của cơ quan CA và cả cáo trạng của Viện kiểm sát (VKS) về vụ Cát Tường đều nhắc tới nhân vật "thứ ba" tham gia vào vụ án và có mặt trong suốt hành trình vứt xác phi tang nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền.
Hành vi vứt xác chị Huyền xuống sông của Tường và Khánh có sự góp mặt của người vợ bác sĩ Tường đã xâm phạm thi thể, gây hậu quả nghiêm trọng, đến nay gia đình vẫn đang tiếp tục tìm xác chị Huyền.
Trong phần cáo trạng có nhắc tới sự tham gia tích cực của vợ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường như trực tiếp ngồi trên xe máy của nạn nhân, trực tiếp chứng kiến việc vứt xác..., nhưng cuối cùng lại được coi là không phạm tội. Sau đó, người đàn bà đó còn lớn tiếng cho rằng tài liệu của cơ quan Nhà nước là "bịa đặt" khiến công luận càng thêm căm phẫn.
4. Bộ trưởng nói thật, 0% học sinh chọn thi môn sử
Trong phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Bộ GD-ĐT, hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đãvbàn về chủ đề nóng sốt của ngành giáo dục là đổi mới.
Với 3 nội dung lớn là dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GDĐT), dự án thành lập Ủy ban quốc gia đổi mới GDĐT và đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.
Tại đây, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nói: "Thực tế những người có bằng giả hay bằng thật, nhưng chất lượng giả chỉ có thể "chui" vào hệ thống công chức nhà nước, chứ không thể vào được các doanh nghiệp tư nhân". Do đó, ông "tha thiết đề nghị" Bộ Nội vụ nhanh chóng hoàn thiện đề án về tuyển dụng công chức như một cách để đổi mới giáo dục.
Với phương án thi tốt nghiệp năm nay, tại trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) nơi PGS Văn Như Cương là hiệu trưởng, ông cho biết không có ai chọn môn Lịch sử để thi tốt nghiệp.
Phép thử này lại làm dấy lên lo ngại học sinh càng "hổng" kiến thức về lịch sử, đồng thời cũng đặt ra mong muốn Bộ GD-ĐT nhanh chóng cải tiến chương trình, cách thi cử, cách ra đề thi môn học này.
Theo Xahoi
Bộ giáo dục mất 9 năm để hoàn thiện sách giáo khoa mới Theo dự thảo mới nhất về đổi mới giáo dục phổ thông, Bộ GD - ĐT sẽ phải mất 9 năm (2014-2022) để hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa cho một môn học Bộ GD - ĐT vừa ban hành dự thảo đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông...