Bộ Giáo dục nên dừng o bế Giáo sư Đại, chấm dứt lấy ngân sách làm sách giáo khoa
Giáo sư Hồ Ngọc Đại và cộng sự dùng ngân sách làm đề tài nghiên cứu, kết quả của nó thuộc sở hữu nhà nước. Tiền bán sách có phải thu hồi nộp ngân sách?
Trong bài viết trước, chúng tôi đã phân tích vai trò “sân sau, sân trước” của Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc giúp Giáo sư Hồ Ngọc Đại triển khai thí điểm các tài liệu công nghệ giáo dục mà ông dẫn đầu nghiên cứu.
Tiếp theo, chúng tôi xin được phân tích những ưu ái bất thường của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho Giáo sư Hồ Ngọc Đại, dẫn đến những bất công với các nhà khoa học khác.
Tiền tỷ bán sách đi về đâu?
Trong một cuộc phỏng vấn về Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, biên tập viên truyền hình Thông tấn xã Việt Nam đặt câu hỏi với Giáo sư Hồ Ngọc Đại, rằng:
“Xin hỏi một câu là thầy có nhận tiền bản quyền tác giả không?”
Ảnh chụp màn hình phóng sự của đài VTV9 về Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại trả lời:
“Từ hôm làm việc với anh Luận thì tôi tặng cho Bộ đấy, Bộ muốn làm gì thì làm. Bởi vì thế này này, khi Bộ nắm bản quyền của sách này, nắm chắc thì Bộ có thể mạnh tay hơn.
Nói miệng với nhau, thân tình, nhưng sau đó có làm thủ tục, và tôi phải làm giấy cam đoan là tôi biếu không.
Thực ra là thế này, lợi ích của mình là cái gì? Là trẻ con. Lợi ích của trẻ con là hạnh phúc lớn nhất mà không gì hơn.” [1]
Theo lẽ thường, đã “tặng” cho Bộ Giáo dục và Đào tạo “muốn làm gì thì làm”, thì Giáo sư Hồ Ngọc Đại có nên cho phép mọc ra một công ty tư nhân chuyên bán Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục và các tài liệu kèm theo khác cho học sinh?
Đã “tặng” cho Bộ Giáo dục và Đào tạo rồi, thì tiền bán sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục có được nộp vào ngân sách?
3 cuốn Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục có giá tổng cộng 35.500 đồng. Nhưng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đang giới thiệu 1 bộ “trọn gói” đến cha mẹ học sinh thông qua các sở, phòng và nhà trường có giá tổng cộng 472.000 đồng.
Nhân với 800 ngàn học sinh đang học tài liệu công nghệ giáo dục, thì doanh thu cao nhất có thể lên tới 377,6 tỷ đồng mỗi năm.
Tất cả chảy về Công ty Cổ phần đầu tư phát triển trường trung học phổ thông công nghệ giáo dục như hướng dẫn của một công văn Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký.
Có quan chức, cựu quan chức nào của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục tiểu học hay người thân của họ đang nắm cổ phần hoặc hưởng lợi tức từ công ty này không?
Ngộ nhận về sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân
Theo công văn số 296/GDTH ngày 5/7/2016 do Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học Tạ Ngọc Trí ký, gửi Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phối hợp cung cấp thông tin cho Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, thì:
Video đang HOT
Trước năm 2000, Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục là sản phẩm của 1 đề tài cấp nhà nước do Giáo sư Hồ Ngọc Đại làm chủ nhiệm nghiệm thu năm 1991, và 1 đề tài cấp bộ, do Phó giáo sư Nguyễn Kế Hào làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 1994.
Sau năm 2000, Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục tiếp tục được hoàn thiện thông qua 3 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 1 do Giáo sư Hồ Ngọc Đại làm chủ nhiệm, bảo vệ năm 2001;
Đề tài thứ 2 do Phó giáo sư Tiến sĩ Đặng Ngọc Riệp làm chủ nhiệm; Đề tài thứ 3 do Tiến sĩ Lê Văn Hồng làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2006.
Tất cả các đề tài nghiên cứu khoa học này đều sử dụng ngân sách nhà nước.
Cho nên, theo Điều 26, Luật Khoa học và Công nghệ (số 21/200/QH10) hay Điều 41 Luật Khoa học và Công nghệ (số 29/2013/QH13) đều xác định rõ:
Nhà nước là chủ sở hữu của các đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng ngân sách nhà nước.
Cụ thể, Điều 41 Luật Khoa học và Công nghệ hiện hành, quy định:
1. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật cho việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ là chủ sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
2. Đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước thì đại diện chủ sở hữu nhà nước được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là đại diện chủ sở hữu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh hoặc cấp cơ sở do mình phê duyệt;
Học sinh lớp 1 vùng Đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn với Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, theo phản ánh của VTV 9. Ảnh chụp màn hình.
c) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức không thuộc quy định tại điểm a và điểm b của khoản này là đại diện chủ sở hữu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do mình quyết định phê duyệt.
3. Đại diện chủ sở hữu nhà nước quy định tại khoản 2 Điều này có quyền xét giao toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ cho tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Như vậy, có thể hiểu Bộ Giáo dục và Đào tạo là chủ sở hữu các đề tài nói trên cũng như kết quả của nó – Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục chứ không phải Giáo sư Hồ Ngọc Đại.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khi tại chức là đại diện chủ sở hữu của Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục.
Do đó, phải chăng tuyên bố của Giáo sư Hồ Ngọc Đại rằng ông tặng công trình này (Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục) cho Bộ Giáo dục và Đào tạo là một sự ngộ nhận?
Đó là còn chưa kể đến, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển trường trung học phổ thông công nghệ giáo dục đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển giao toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học sử dụng ngân sách nhà nước hay chưa?
Nếu chưa, thì những khoản thu có được từ bán sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục có phải nộp lại ngân sách nhà nước không?
Do đó chúng tôi thiết nghĩ, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay nên trao đổi rõ với Giáo sư Hồ Ngọc Đại về việc này, đâu là sở hữu nhà nước, đâu là sở hữu tư nhân, đâu là việc công, đâu là chuyện tư, để tránh tạo ra những bức xúc không đáng có, trước hết là cho chính Giáo sư như đã từng xảy ra.
Bàn về số phận của Trung tâm Công nghệ giáo dục, Trường Thực nghiệm công nghệ giáo dục trong Diễn từ nhận Giải thưởng Phan Châu Trinh 2009, Giáo sư Hồ Ngọc Đại từng phải cảm khái thốt lên:
“Năm 2008, giữa tháng 5, đùng một cái, một Quyết định hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Thứ trưởng thường trực Bành Tiến Long ký, đã ngay lập tức lấy đi tất cả, lấy đi Trường Thực nghiệm, lấy đi sổ đỏ, lấy đi cả tên gọi, lấy đi cả con dấu, lấy đi cả tài khoản, lấy sạch cả từng đồng tiền mặt trong két.”
Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo không lên tiếng giải thích rõ ràng về việc này, dư luận sẽ nghĩ như thế nào về hành động mà Giáo sư Hồ Ngọc Đại gọi là “lấy đi tất cả…lấy sạch cả từng đồng tiền mặt trong két”?
Truyền thông lâu nay vẫn gọi Giáo sư Hồ Ngọc Đại là người sáng lập Trường Thực nghiệm, nhưng cơ sở vật chất của nó là do ngân sách đầu tư hay Giáo sư bỏ tiền túi ra làm?
Nếu Giáo sư và Nhà nước cùng làm, thì tỉ lệ góp vốn mỗi bên là bao nhiêu?
Còn Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục là sản phẩm các đề tài nghiên cứu dùng tiền thuế của dân thì đã rõ.
Bộ Giáo dục nên dừng o bế Giáo sư Hồ Ngọc Đại, chấm dứt dùng ngân sách viết sách giáo khoa
Chúng tôi buộc phải dùng từ “o bế”, bởi không biết dùng từ nào để diễn đạt việc Bộ Giáo dục và Đào tạo dùng ngân sách nhà nước hỗ trợ Giáo sư Hồ Ngọc Đại cùng cộng sự nghiên cứu hết đề tài này đến đề tài khác;
Bộ trưởng, Thứ trưởng thì giúp Giáo sư “lách luật” bằng 2 từ “thí điểm”; Vụ trưởng, Vụ phó và các chuyên viên Vụ Giáo dục tiểu học thì cúc cung tận tụy theo Giáo sư xuống các tỉnh để tập huấn “giáo viên cốt cán”;
Vụ Giáo dục tiểu học đã đưa Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục vào Dự án VNEN, thiết lập hệ thống phân phối độc quyền và khép kín bằng công văn, ngành dọc.
Có lẽ chưa có một nhà khoa học giáo dục nào hay một nhóm nhà khoa học nào được hưởng những đặc ân như thế từ số 35 Đại Cồ Việt.
Nhưng cũng chính cách làm này, đã góp phần tạo ra một nhóm lợi ích bán tài liệu sử dụng như sách giáo khoa cùng các sản phẩm ăn theo;
Thời ông Ngô Trần Ái còn làm Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên hay kể cả khi chỉ còn là cố vấn cấp cao của Nhà xuất bản Giáo dục, 3 nhóm tồn tại đồng thời, nước sông không phạm nước giếng.
Sách giáo khoa 2000 thì vẫn đi đường chính ngạch, học sinh có thể mua ở bất kỳ hiệu sách nào. Sách công nghệ giáo dục và sách VNEN thì đi qua đường dự án, có kênh phân phối riêng.
Không chỉ Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục bán lạc kèm bia; VNEN bán sách học “đắt sắt ra miếng”, mà ngay cả sách giáo khoa 2000 cũng thường kèm sách tham khảo, sách bài tập, sách nâng cao, đặc biệt là các sách luyện thi, hướng dẫn ôn tập của quan chức các vụ chuyên môn của Bộ.
Trong cuộc cạnh tranh miếng bánh thị trường này, nếu công nghệ giáo dục và VNEN càng phát triển thì thị phần của sách 2000 càng thu hẹp. Nhưng tất cả đều dưới trướng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Có điều, người mất nhiều nhất là dân nghèo. Bởi họ phải bỏ những đồng tiền mồ hôi nước mắt để mua những cuốn vở sử dụng một lần, cả những “tài liệu tương đương sách giáo khoa” dùng xong rồi bỏ.
Con em họ bị thí điểm mà không hay biết, bản thân họ phải bỏ tiền mua rất nhiều sách vở sử dụng một lần (cả sách 2000, sách VNEN hay công nghệ giáo dục đều có), tốn rất nhiều tiền và lãng phí kinh khủng.
Vì vậy chúng tôi thiết nghĩ, cần dừng ngay việc dùng tiền ngân sách, tức tiền thuế của nhân dân đóng góp để viết sách giáo khoa.
Còn làm thế nào không tốn ngân sách mà vẫn có nhiều bộ sách tốt, cạnh tranh lành mạnh với nhau để ngày càng nâng cao chất lượng, chúng tôi xin trở lại trong một bài viết khác.
Nguồn:
[1]https://www.youtube.com/watch?v=9U3yqMZhb3g
Theo giaoduc.net.vn
Phụ huynh TP.HCM tự nguyện đóng góp 450 tỉ mỗi năm
Ngoài học phí, cha mẹ học sinh các trường đã tự nguyện đóng góp tài trợ hoạt động dạy và học, trang bị cơ sở vật chất trung bình hàng năm khoảng 450 tỉ đồng.
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn báo cáo công tác chuẩn bị năm học mới tại kỳ họp ngày 10-7 - Ảnh: TỰ TRUNG
Thông tin này được ông Lê Hồng Sơn - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo trước kỳ họp HĐND TP ngày 10-7.
Theo ông Sơn, mỗi năm TP.HCM dành hơn 26% ngân sách cho việc chi thường xuyên và chi cho đầu tư xây dựng mới, sửa chữa và cải tạo, nâng cấp trường học. Tuy nhiên ngân sách chưa đủ để đảm bảo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn về trường lớp.
Việc đóng góp của các phụ huynh cũng được xem là một phần xã hội hóa. Ông Sơn nêu cụ thể các khoản chi từ số tiền đóng góp này gồm: các hoạt động thường xuyên phục vụ việc học tập của học sinh, quỹ khen thưởng cho học sinh cuối kỳ, cuối năm học;
Hỗ trợ thăm hỏi ốm đau các hoạt động đột xuất trong lớp, trường; đóng góp cải thiện cơ sở vật chất, mua sắm nhỏ phục vụ trường, lớp học, sửa chữa nhỏ trong trường lớp...
Theo ông Sơn, trong năm học vừa qua, việc tiếp tục mở rộng chương trình Dạy toán, khoa học, tiếng Anh tích hợp chương trình Anh - Việt Nam, đề án Thẻ học đường thông minh - Thẻ SSC, mô hình trường tiên tiến... cũng là những minh chứng cho sự thành công của hoạt động xã hội hóa giáo dục, kêu gọi sự tham gia đóng góp của phụ huynh cho các hoạt động giáo dục tại nhà trường.
Năm học 2019-2020, dự kiến TP tăng 67.234 học sinh, trong đó mầm non tăng hơn 20.000 học sinh, tiểu học tăng gần 27.000 học sinh.
Nhìn chung, số học sinh tăng nhiều ở cấp mầm non và tiểu học, tập trung tại quận 12, Gò Vấp, Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức và huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi - những địa phương đang trong giai đoạn đô thị hóa nhanh nên tình trạng dân số tăng cơ học cao.
Người đứng đầu ngành giáo dục TP cho biết năm học vừa qua, số học sinh không có hộ khẩu TP.HCM là hơn 294.000 em, bình quân mỗi năm tăng khoảng 15.000 học sinh không có hộ khẩu TP.
Việc tăng này khiến cho tăng số cán bộ, giáo viên, nhân viên và tăng biên chế sẽ làm tăng nguồn chi của ngân sách TP.
Một số quận huyện có nhiều trường có quy mô trên 40-50 học sinh/lớp đã hạn chế phần nào công tác quản lý và chất lượng giảng dạy.
Năm học tới đây, dự kiến số phòng học mới đưa vào sử dụng là 882 phòng với tổng mức đầu tư hơn 2,3 ngàn tỉ đồng.
Theo ông Sơn, định mức số người làm việc cũng là một khó khăn của ngành. Dự kiến nhu cầu tuyển dụng của ngành trong năm học này là 425 giáo viên và nhân viên, trong khi tổng số ứng viên đăng ký trực tuyến là 1.860 người.
Theo tuoitre.vn
Hàng tỉ đồng đào tạo nhân lực các ngành nghề trọng điểm Nhiều trường cao đẳng, trung cấp trên toàn quốc đang bắt đầu thí điểm đào tạo ngành nghề cấp quốc tế đáp ứng nhu cầu nhân lực trong và ngoài nước. Học sinh một trường trung cấp nghề trong giờ thực hành - ẢNH: M.Q Không đủ người để cung ứng Năm 2018, Bộ LĐ-TB-XH phê duyệt danh sách ngành, nghề trọng điểm...