Bộ Giáo dục nên có 1 bộ sách giáo khoa điện tử đăng công khai, ai cần cứ lấy
Học sinh được sử dụng sách giáo khoa điện tử, phụ huynh được in sách giáo khoa (bản word), có thể sử dụng nhiều năm với chi phí rẻ hơn nhiều.
Thực trạng sách giáo khoa chỉ sử dụng một năm rồi bỏ hoặc bán đồng nát tồn tại trong thời gian gần đây cho thấy sự lãng phí trong việc sử dụng sách giáo khoa, cho thấy việc biên soạn sách giáo khoa có vấn đề,…
Số tiền mua sách giáo khoa không phải nhỏ mỗi năm nhưng phải vứt đi hoặc bán đồng nát là điều vô cùng lãng phí nhưng lại không có ai lên tiếng, chịu trách nhiệm và người tiêu dùng (phụ huynh học sinh) lãnh đủ.
Tại sao nhiều sách giáo khoa mới chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ?
Học sinh sử dụng sách giáo khoa theo chương trình mới năm học 2020 – 2021 đối với học sinh lớp 1, năm 2021 – 2022 đối với lớp 2, 6 thì đương nhiên sử dụng sách giáo khoa mới là điều không cần bàn.
Tuy nhiên, năm học 2021 – 2022 nhiều học sinh lớp 1 vẫn không sử dụng được sách giáo khoa năm học 2020 – 2021 do trước đó một số bộ sách giáo khoa lớp 1 bị phản ánh có nhiều “sạn” nên gần như học sinh phải mua bộ sách mới.
Trong năm học này, thực hiện chương trình sách giáo khoa mới ở lớp 2, 6 nhưng các sách giáo khoa mới vẫn còn gặp nhiều phản ứng trái chiều, có thể phải tiếp tục có những điều chỉnh trong thời gian tới, tức các năm sau học sinh vẫn khó sử dụng lại sách cũ.
Sách giáo khoa thì phụ huynh học sinh không được lựa chọn nơi mua, tự mua mà thường phải thông qua nhà trường nên gần như 100% học sinh phải mua sách giáo khoa mới.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đưa ra phiên bản điện tử các bộ sách giáo khoa lớp 1. (Ảnh: Nhandan.vn)
Video đang HOT
Học sinh mua 1 vài quyển ở nhà sách bên ngoài thì không mua được, mua tại trường thì bắt buộc phải mua cả bộ nên dù có 1 vài quyển cũ vẫn còn sử dụng được nhưng phải mua cả bộ sách mới.
Không chỉ có thế, gần như học sinh ở các khối lớp khác phải sử dụng sách mới vì mỗi năm các bộ sách đều có những bổ sung, chỉnh lý,… nên sách cũ không còn phù hợp.
Dù không ép buộc nhưng gần như sách giáo khoa cũ đều trở thành hàng phế thải và học sinh phải mua sách mới, mọi thiệt thòi đều do phụ huynh gánh chịu và đương nhiên, lợi nhuận khủng rơi vào túi các nhà xuất bản sách giáo khoa và người bán sách.
Không chỉ có học sinh, mỗi trường học mỗi năm cũng trang bị hàng chục triệu sách giáo khoa phục vụ dạy học của giáo viên, học sinh cũng phải bỏ đi gây lãng phí ngân sách vô cùng lớn.
Bên cạnh đó, nhiều sách giáo khoa thiết kế kiểu các bài tập tự luận, trắc nghiệm, khi làm bài học sinh sẽ làm trực tiếp vào sách giáo khoa nên sẽ không dùng lại được.
Có người cho rằng, đây chính là “tiểu xảo” để mỗi năm học sinh phải mua sách mới, làm giàu cho các nhà xuất bản sách và đơn bị bán sách.
Nghịch lý khan hiếm sách giáo khoa, học sinh không mua được nhưng cả ngàn tỷ đồng mua sách giáo khoa cũ phải bỏ đi là một điều rất đáng tiếc trong thời gian qua, gây nhiều bức xúc trong nhân dân.
Những chương trình nhân văn như phát động học sinh giữ gìn sách giáo khoa, quyên góp sách giáo khoa của các trường học hay các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn mua, bán lại sách giáo khoa cũ đã bị chấm dứt những năm gần đây.
Chính sách nhân văn giúp các em có hoàn cảnh khó khăn được mua, sử dụng lại sách giáo khoa cũ đã không còn là điều đáng tiếc, thiệt thòi cho các em cũng cho thấy việc sử dụng sách giáo khoa một lần rồi bỏ vô cùng lãng phí, thiếu trách nhiệm của nhà xuất bản, viết sách trong thời gian qua.
Sử dụng tốt sách giáo khoa điện tử sẽ giải quyết được việc dùng sách 1 lần rồi bỏ?
Do biến động kinh tế, giá nguyên vật liệu tăng nên sách giáo khoa mỗi năm đều tăng giá, giá sách giáo khoa hiện nay có thể là khá cao, nên việc sử dụng một lần rồi bỏ là một sự lãng phí rất lớn.
Muốn có sách giáo khoa sử dụng được lâu dài thì phải có chương trình, sách giáo khoa ổn định, sử dụng được lâu dài.
Tình hình mỗi năm có thay đổi, những điểm mới phải được liên tục cập nhật vào sách để dạy cho học sinh những điều mới nhất nên sẽ có một số môn học sẽ phải điều chỉnh kịp thời, nên việc soạn sách giáo khoa nếu không có những quyết sách, điều chỉnh cho phù hợp thì tình trạng sách giáo khoa dùng 1 lần rồi bỏ, lãng phí sẽ vẫn tiếp tục.
Theo người viết, cách tốt nhất là sau khi biên soạn xong sách giáo khoa sẽ công bố rộng rãi sách giáo khoa điện tử trên internet cả bản pdf và bản word (có thể điều chỉnh được).
Học sinh được sử dụng sách giáo khoa điện tử, phụ huynh được in sách giáo khoa (bản word), có thể sử dụng nhiều năm với chi phí rẻ hơn nhiều, mỗi năm khi cần chỉ in lại những điều chỉnh, bổ sung những vấn đề mới xuất hiện,… sẽ giúp đa dạng việc sử dụng sách giáo khoa phù hợp với xu thế của thế giới, tiết kiệm kinh phí, ngân sách cho các gia đình học sinh.
Tuy hiện nay trên các trang web của các nhà xuất bản có công bố bản sách giáo khoa, tuy nhiên chỉ là bản pdf chữ rất nhỏ và mờ rất khó xem, khi in ra không thể đọc và sử dụng được nên nó khó có thể được xem là sách giáo khoa điện tử.
Thiết nghĩ, các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn rất quan tâm đến giáo dục, luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, dành nhiều đầu tư cho giáo dục nên Bộ Giáo dục và Đào tạo nên nghiêm túc xem xét việc sử dụng sách giáo khoa lãng phí trong thời gian qua.
Trong tình hình khó khăn hiện nay, khi chi phí xăng, dầu, gas,… tăng cao và các cấp các ngành đều ra sức tiết kiệm nên việc sử dụng sách giáo khoa một lần rồi bỏ gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng mỗi năm là điều khó có thể chấp nhận được nên rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo có chỉ đạo quyết liệt về vấn đề trên.
Theo người viết, để tăng cường ứng dụng công nghệ số, tiết kiệm, đa dạng nguồn sách giáo khoa thì nên tăng cường sử dụng sách giáo khoa điện tử cho các cấp học, bậc học.
Phụ huynh học sinh được toàn quyền lựa chọn và sử dụng sách bản giấy, bản điện tử hoặc in ra từ trang web một cách phù hợp, tiết kiệm.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Phụ huynh ở TP.HCM chưa nhất thiết phải mua sách giáo khoa mới giữa thời điểm giãn cách
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ngay thời điểm cận kề năm học 2021-2022 đang khiến nhiều phụ huynh tại TP.HCM lo lắng khi chưa mua được sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 theo chương trình mới.
Phụ huynh và học sinh có thể nghiên cứu, tham khảo sách giáo khoa điện tử khi kế hoạch năm học mới vẫn chưa được thành phố công bố.
Những ngày qua, TP.HCM đang áp dụng Chỉ thị 16, người dân hạn chế ra ngoài, các mặt hàng không thiết yếu cũng tạm dừng kinh doanh. Do đó, phụ huynh khá lo lắng khi không thể đến các nhà sách để mua sách giáo khoa cho năm học mới. Việc đặt mua online cũng gặp khó khăn khi việc vận chuyển bị hạn chế, thậm chí nhiều phụ huynh phải mua sách giáo khoa với giá cao để an tâm hơn.
Phụ huynh tại TP.HCM lo lắng khi chưa mua được sách giáo khoa theo chương trình mới cho con
Bà Đỗ Ngọc Chi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1 cho biết, trước nhu cầu sách giáo khoa chương trình mới, trường đã hỗ trợ phụ huynh đăng ký đủ số lượng; phía nhà xuất bản cũng đang chờ hết thời gian giãn cách để giao. Tuy nhiên, dịch bệnh diễn biến phức tạp nên nhà trường sẽ chờ khung kế hoạch thời gian năm học mới và hình thức học từ Sở Giáo dục đào tạo TP để có phương án hỗ trợ sách giáo khoa phù hợp nhất.
"Trong trường hợp học trực tuyến nhà trường sẽ hướng dẫn phụ huynh sử dụng thư viện sách giáo khoa điện tử, không nhất thiết phụ huynh phải mua sách giáo khoa ngay thời điểm này", bà Chi cho hay.
Theo ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng Giáo dục đào tạo Quận 8, phần lớn phụ huynh đã đăng ký sách giáo khoa tại trường nhưng tới nay vẫn chưa nhận được do các đơn vị phát hành đang gặp khó khăn trong khâu vận chuyển. Do đó, phụ huynh có thể tham khảo sách giáo khoa điện tử trên website của các nhà xuất bản hoặc chờ nguồn từ nhà trường, các đơn vị được phép phân phối để đảm bảo mua đủ danh mục sách mà TP.HCM phê duyệt, tránh tình trạng mua phải sách giả.
"Phụ huynh không nên nôn nóng, không nên mua vội bởi hiện nay sách giáo khoa không rõ nguồn gốc rất nhiều. Một số nơi đã phát hiện sách in lậu, xuất bản và phát hành không đúng quy định. Hơn nữa đã có sách giáo khoa điện tử để tham khảo và các trường cũng sẽ cố gắng gửi sách giáo khoa sớm nhất để phụ huynh yên tâm hơn", ông Dân khuyến cáo.
Trước đó, đầu tháng 4/2021, TP.HCM đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 và điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn từ năm học 2021-2022. Đa số các sách được đều thuộc bộ Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam./.
Hơn 80 tổ hợp môn của chương trình mới, các trường sẽ chọn SGK thế nào? Một trong những khó khăn khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc trung học phổ thông là vấn đề chọn sách giáo khoa. Chương trình mới ở bậc trung học phổ thông sẽ được bắt đầu triển khai từ năm học 2022-2023 đối với lớp 10, áp dụng cuốn chiếu cho những năm học tiếp theo với lớp...