“Bộ Giáo dục nên chừa chỗ trống để giáo viên, trường học…điền vào”
Khi sách giáo khoa lưu thông trên thị trường như một hàng hóa, Bộ GD-ĐT cần đứng ở vai trò trọng tài tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng.
Lời toà soạn: Thời gian gần đây, câu chuyện làm sách giáo khoa theo chương trình mới đang được những người làm giáo dục quan tâm. Một trong những ý kiến đang nhận được quan điểm khác nhau là có nên để Bộ GD-ĐT tự biên soạn một bộ sách, song song với việc để cho các tổ chức, cá nhân khác làm công việc này. Trong bài viết dưới đây, TS Giáo dục Nguyễn Khánh Trung cho rằng Bộ không nên biến mình thành một bên trực tiếp “sản xuất” và tham gia cạnh tranh đồng thời đóng vai trò trọng tài. VietNamNet xin giới thiệu bài viết và mong nhận được sự thảo luận rộng rãi của độc giả. Xin trân trọng cảm ơn.
Hợp với con người
Rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều lý thuyết hiện nay đã khẳng định một cách rõ ràng rằng con người – mà ở đây là học sinh – ngay từ trong bụng mẹ đã tỏ ra là những chủ thể duy nhất và khác biệt xét về mọi khía cạnh: Từ tâm sinh lý, các loại hình thông minh, cấu trúc não bộ, đến cách học, cách thu nhận thông tin, cách tạo ra động lực học tập…
“Nên quan niệm các bộ sách giáo khoa chỉ là giáo cụ, giáo viên có thể sử dụng hoặc không sử dụng để chuyển tải chương trình quốc gia” (Ảnh: Thanh Hùng)
Cũng ngay từ lọt lòng mẹ, mỗi người trải qua một “quá trình xã hội hóa” (nói theo ngôn ngữ xã hội học) khác nhau, bởi hoàn cảnh gia đình, khu xóm, trường học, văn hóa vùng miền, dân tộc đều khác nhau. Những điều này góp phần làm hình thành nhân cách, tập tính riêng của mỗi người.
Hay nói cách khác, mỗi người là một chủ thể duy biệt. Vậy nên, một sự giáo dục tử tế và chất lượng là sự giáo dục dựa trên tính duy biệt nơi mỗi học sinh.
Hợp với bản chất xã hội
Bởi xã hội là một tập hợp những con người với bản chất duy biệt như đã nói. Xã hội đa dạng bao gồm nhiều thành phần, nhiều nhóm văn hóa, nhiều tầng lớp… Điều này là tự nhiên và phổ biến.
Do vậy, giáo dục cũng cần có sự đa dạng để có thể đáp ứng với nhu cầu của các nhóm khác nhau, một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa là để đáp ứng bản chất này của xã hội với sự tôn trọng tính khác biệt và dân chủ.
Video đang HOT
Như vậy, có thể xây dựng một chương trình quốc gia chung với những điều cơ bản về mục tiêu, về nội dung cốt lõi, nhưng sách giáo khoa và những thứ khác thì cần phải khác nhau để đáp ứng và phù hợp với sự duy biệt xét về mặt cá nhân cũng như xã hội.
Bên cạnh việc có nhiều sách giáo khoa, Bộ GD-ĐT cũng cần phân quyền tự chủ cho các địa phương, các trường, đặc biệt là cho các giáo viên để họ lựa chọn sách phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền cũng như của học sinh trong trường, lớp của họ.
Nên quan niệm các bộ sách giáo khoa chỉ là giáo cụ, giáo viên có thể sử dụng hoặc không sử dụng để chuyển tải chương trình quốc gia. Bộ GD-ĐT muốn đánh giá hay kiểm định chất lượng giáo dục thì nên dựa vào chương trình quốc gia, chứ không lấy bất kỳ bộ sách giáo khoa nào làm chuẩn mực.
Những điều này không mới mẻ gì, các nước phát triển đã áp dụng từ lâu vì nó phù hợp với bản chất của con người và xã hội. Phần Lan thành công trong giáo dục phổ thông theo tôi cũng nhờ họ thừa nhận và bám vào bản chất duy biệt này nơi từng học sinh, để tìm cách hỗ trợ từng học sinh phát triển tối đa khả năng của mỗi em và theo cách riêng của mỗi em.
Bộ GD-ĐT không nên tham gia biên soạn sách giáo khoa
Theo logic trên, việc Bộ GD-ĐT tham gia biên soạn sách giáo khoa là điều không hợp lý và không cần thiết xét về nhiều mặt. Khi kêu gọi các nhóm tư nhân tham gia biên soạn sách và lưu thông trên thị trường như một loại “hàng hóa” thì Bộ cần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng.
Và để được vậy, Bộ nên đứng ngoài để đóng vai trò trọng tài. Bộ không nên biến mình thành một bên trực tiếp “sản xuất” và tham gia cạnh tranh đồng thời đóng vai trò trọng tài, thì sự vô lý và bất công là hiển hiện mà thiên hạ hay gọi là hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
Tôi nghĩ, cái cần nhất là Bộ tập trung vào việc biên soạn Chương trình cốt lõi quốc gia với những điều cơ bản và hãy chừa chỗ trống cho các chủ thể trực tiếp bên dưới như học sinh, giáo viên, các trường, các vùng “điền vào” để có thể đáp ứng nhu cầu của các cá nhân và xã hội.
Trong tình trạng Việt Nam hiện nay, điều cần nhất là Bộ GD-ĐT tập trung vào việc nâng cao chất lượng của các trường đào tạo giáo viên. Cải cách có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào các giáo viên, chứ không phải phụ thuộc vào sách giáo khoa.
TS Nguyễn Khánh Trung (Trung tâm giáo dục Emile Việt)
Theo vietnamnet
Chủ tịch Quốc hội lo có hiện tượng "chạy"... sách giáo khoa!
"Không thể phê phán ban soạn thảo luật Giáo dục sửa đổi và Chính phủ thoát ly định hướng, chỉ đạo nhưng làm thế nào phải phù hợp thực tế. Làm nhiều bộ sách chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng "chạy" sau này của các đơn vị biên soạn sách giáo khoa để bộ sách của mình được sử dụng" - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.
Sách giáo khoa là nội dung nổi lên với nhiều tranh luận tại phiên thảo luận về dự thảo luật Giáo dục sửa đổi tại UB Thường vụ Quốc hội sáng 12/3.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mối quan tâm lớn về vấn đề sách giáo khoa.
Làm rõ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật do Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình trình bày nêu một vấn đề các đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ là về đề nghị chương trình giáo dục phổ thông là thống nhất, xây dựng một bộ sách giáo khoa chung cho cả nước; làm rõ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa.
Với quy định chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bảo đảm thống nhất trong toàn quốc, UB Thường vụ Quốc hội cho rằng, hiện nay quy định về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong dự thảo luật đã cụ thê hóa tinh thần Nghị quyết số 29 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 88 của Quốc hội khoá 13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Theo tinh thân các Nghị quyêt, chương trình giao duc phô thông do Bô trưởng GD-ĐT ban hành sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục thông qua. Sach giao khoa la công cu đê triên khai chương trinh giáo dục va đươc thâm đinh, phê duyêt ban hanh bơi Hôi đông quốc gia thâm đinh sach giao khoa.
Dự thảo luật cũng quy định về tiêu chuân, quy trinh thanh lâp Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục, Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa; việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông thống nhất trong cả nước và được triên khai linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục; viêc ban hanh quy đinh vê chọn sach giao khoa (Điêu 31); bổ sung quy định về thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông trước khi ban hành (khoản 1 Điều 31) và Chính phủ trình UB Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định việc thí điểm chính sách mới trong giáo dục mà việc thí điểm đó sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước (Điều 104).
Đồng thời dự thảo luât cũng quy đinh, Bô trương GD-ĐT chiu trach nhiêm vê chât lương chương trinh, sach giao khoa (Khoản 3 Điều 31). Với lý do đó, UB Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ quy định như dự thảo luật về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Cụ thể, Khoản 2 Điều 31 dự thảo luật quy định: "Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa. Cơ sở giáo dục được lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng ổn định trong giảng dạy, học tập có tham khảo ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, bảo đảm công khai, minh bạch phù hợp với điều kiện thực tiễn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được Hội đồng cấp tỉnh thẩm định và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt".
Chủ tịch Quốc hội: Băn khoăn lớn nhất là sách giáo khoa
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Hà Ngọc Chiến ý kiến về quy định về sách giáo khoa "mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa. Cơ sở giáo dục lựa chọn trên cơ sở tham khảo ý kiến giáo viên, học sinh và phụ huynh".
Ông Chiến phân tích, Nghị quyết 29 của Trung ương đã nêu định hướng "biên soạn thêm sách giáo khoa hỗ trợ việc học và phải phù hợp với từng đối tượng người học". Theo ông Chiến, định hướng đó không có nghĩa bậc học nào (từ mầm non tới tiểu học, trung học) cũng cần biên soạn nhiều hộ sách. Còn Nghị quyết 88 của Quốc hội về việc đổi mới giáo dục thì nêu rõ "Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa thống nhất".
"Nói như vậy thì dự luật không quán triệt đầy đủ tinh thần nghị quyết 29 và Nghị quyết 88 cũng như đòi hỏi của dư luận xã hội là làm một bộ sách giáo khoa thống nhất" - ông Chiến bình luận.
Chia sẻ ý kiến của ông Chiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ, băn khoăn lớn nhất của bà về luật này là về sách giáo khoa.
"Nghị quyết 88 nêu rõ định hướng "thực hiện xã hội hoá sách giáo khoa. Có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học". Nghị quyết 29 của Trung ương thì không nói cụ thể như vậy. Không thể phê phán ban soạn thảo và Chính phủ thoát lý Nghị quyết, định hướng nhưng làm thế nào phải phù hợp thực tế. Làm nhiều bộ sách chắc chắn sẽ xảy ra xu hướng, tình trạng "chạy" sau này của các đơn vị biên soạn sách giáo khoa để bộ sách của mình được sử dụng. Như vậy thì lãng phí, có đáng không?" - Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, hiện tại, cả nước vẫn đang có một bộ sách giáo khoa thống nhất cho các cấp học. Theo lộ trình thì từ 2020 trở đi, từ cấp tiểu học sẽ bắt đầu có những bộ sách giáo khoa mới. Tranh luận về việc có một hay nhiều bộ sách giáo khoa là nằm ở đây.
Phó Chủ tịch Quốc hội trấn an, sách giáo khoa có thể do các tác giả/nhóm tác giả khác nhau biên soạn, có nội dung đề cập phù hợp với từng hoàn cảnh, từng địa phương, từng đối tượng... nhưng dù sao vẫn phải được Bộ GD-ĐT thẩm định và khi sách được phát hành thì trách nhiệm vẫn là thuộc Bộ GD-ĐT.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thì nhấn mạnh, Nghị quyết 88 của Quốc hội giao Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa nhưng dự luật đến nay vẫn chưa thể hiện trách nhiệm của Bộ Gáo dục với việc làm bộ sách "chuẩn" này.
Ông Lưu cũng xác nhận, đúng là khi thảo luận để ban hành Nghị quyết 88, các cơ quan có đề cập tới việc xã hội hoá trong công tác biên soạn, phát hành sách giáo khoa nhưng vẫn nhất quán tinh thần Bộ GD-ĐT làm bộ sách chuẩn, sau đó thì tổ chức quản lý để đảm bảo bình đẳng, công bằng với các chủ thể biên soạn sách giáo khoa khác. Tiếc là từ đó tới nay vẫn chưa có được kinh nghiệm vận hành nhiều bộ sách giáo khoa như mong muốn.
P.Thảo
Theo Dân trí
Con cái được cha mẹ quan tâm đến cuộc sống ở trường dễ cải thiện thành tích học tập Một nghiên cứu mới cho thấy, trẻ em sẽ có xu hướng học tập tốt hơn khi được cha mẹ quan tâm cũng như tham gia vào cuộc sống ở trường của chúng. Các bậc phụ huynh hãy quan tâm đến cuộc sống ở trường của con cái. Bởi điều ấy có thể cải thiện thành tích học tập của trẻ. Đó là...