Bộ Giáo dục nên bỏ kì thi vào lớp 10
Ngay từ đầu năm học, nhiều trường trung học cơ sở đã tổ chức dạy ôn tập bắt buộc cho tất cả học sinh khối 9 để các em ôn thi vào lớp 10.
Thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông đang gây nhiều áp lực cho học sinh. (Ảnh minh họa: Bích Ngọc/TTXVN)
LTS: Phân tích những áp lực và vất vả của học sinh trong kì thi vào lớp 10, nhà giáo Đăng Bình kiến nghị nên bỏ kì thi này và áp dụng hình thức xét tuyển một cách hợp lý.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Huyện tôi có 3 trường trung học phổ thông. Trường X luôn được mọi người xem là trường điểm.
Thế nên hàng năm, hầu như học sinh có lực học khá giỏi đều có nguyện vọng được thi vào nơi này.
Trường Y tuy có kém tiếng tăm hơn nhưng do có lợi thế nằm ngay trung tâm huyện cũng được nhiều phụ huynh lưu ý.
Riêng trường C nằm ở vùng nông thôn ít học sinh muốn theo học.
Hàng năm, ở kì thi tuyển sinh vào 10, hồ sơ đăng kí vào trường X luôn quá tải. Với tâm lý nếu không đỗ vào trường điểm thì vào trường Y, trường C chứ đi đâu mà thiệt.
Sau mỗi mùa tuyển sinh cứ như một phép tính được sắp sẵn. Những học sinh giỏi, có lực học nổi trội ở các trường trung học cơ sở đều thi đỗ vào trường X, kém hơn chút rơi xuống trường Y và cuối cùng dồn về trường C.
Video đang HOT
Gần như không có học sinh nào phải thất học vì không đỗ vào 10.
Từ thực tế trên, khá nhiều người bức xúc, lớp 9 đã bỏ thi tốt nghiệp thì có nhất thiết phải tổ chức kì thi vào 10 (thi mà chẳng loại một ai) như thế không?
Việc tổ chức kì thi vào 10 không chỉ gây áp lực về việc học của học sinh mà còn tiêu tốn khá nhiều ngân sách nhà nước khi phải tổ chức một kì thi bài bản, nghiêm túc.
Dù sự cạnh tranh vào các trường trung học phổ thông (trừ một số trường điểm, trường chuyên) không lớn nhưng nhiều trường trung học cơ sở cùng một số giáo viên dạy các môn Toán, Văn, Anh văn vẫn lợi dụng để gây sức ép buộc học sinh phải học ôn thi gây cho việc học của các em quá tải và mang đến nhiều bức xúc cho phụ huynh.
Trường trường tăng tốc ôn tập
Ngay từ đầu năm học, nhiều trường trung học cơ sở đã tổ chức dạy ôn tập bắt buộc cho tất cả học sinh khối 9, với lý do, tăng cường kiến thức để các em thi vào 10.
Lợi dụng sự kém hiểu biết của một số phụ huynh do suốt ngày mải lo làm ăn cùng sự cả nể của một số phụ huynh khác nên chiêu ép buộc 100% học sinh khối 9 phải đi ôn tập thêm vào các buổi trong tuần đã thành công.
Qua học kì 2, việc học càng được tăng tốc hơn nên nhiều trường tổ chức tăng tiết (đương nhiên phụ huynh tăng tiền).
Thế là, học trò lớp 9 sáng học ở trường, chiều học ở trường nhưng tối vẫn đến nhà thầy cô học nữa.
Lý giải cho việc “học như trâu cày” một số em cho biết:
“Nguyện vọng của con muốn vào trường điểm nên con muốn ôn tập chuyên sâu. Học chung với cả lớp chỉ đảm bảo thi vào các trường trung bình”.
Nếu không xóa bỏ được trường chuyên lớp chọn, trường điểm thì nên bỏ kì thi tuyển sinh lớp 10 vào trường công lập
Như vậy có thể thấy, áp lực thi tuyển sinh lớp 10 nằm ở sự tồn tại của các trường chuyên, lớp chọn, trường điểm công lập ở các địa phương.
Nếu không xóa bỏ hệ thống trường chuyên lớp chọn, trường điểm công lập này, thiết nghĩ Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên bỏ luôn kì thi tuyển sinh lớp 10 vào các trường công lập.
Dù bỏ kì thi này cũng sẽ có cách xét tuyển để học sinh có lực học tốt vào được trường các em mong muốn như việc xét tuyển học bạ suốt bốn năm học.
Tổ chức thi rình rang nhưng cuối cùng chẳng loại được em nào thì chấm dứt việc thi chọi vào 10 là điều hợp lý.
Bài viết thể hiện quan điểm, nhận thức và kiến nghị của riêng tác giả.
Theo Giaoduc.net
Nước đầu tiên khu vực áp dụng chuẩn nghề nghiệp GV dựa vào năng lực
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn đầu ra đối với giáo dục đại học Malaysia là căn cứ quan trọng để phát triển chương trình đào tạo giáo viên tại đất nước này.
ảnh minh họa
Trong tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế "Kinh nghiệm của Malaysia và Singapore về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên sư phạm", TS. Nguyễn Thị Kim Dung (Viện Nghiên cứu sư phạm, Trường ĐHSP Hà Nội) cho biết:
Kế hoạch phát triển giáo dục 2006 - 2010 của Malaysia đã xác định: Chính sách của Bộ Giáo dục là nâng cao nghề giáo bằng cách cải thiện chất lượng giáo viên, nâng cao vị thế nghề giáo và cải thiện phúc lợi cho giáo viên. Mục đích của Bộ Giáo dục là đưa nghề giáo trở thành một nghề được tôn trọng và đánh giá cao theo đúng như niềm tin đặt ra đối với giáo viên trong việc thực hiện vai trò của mình là xây dựng dân tộc.
Chính vì thế, một trong những hành động đầu tiên mà Bộ Giáo dục nước này thực hiện là xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên vào năm 2009 - trở thành nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên dựa vào năng lực.
Theo TS. Nguyễn Thị Kim Dung, khung chuẩn nghề nghiệp giáo viên Malaysia bao gồm 3 chuẩn chính:
Tất cả giảng viên sư phạm phải nắm rõ chuẩn nghiệp giáo viên và kết nối với đào tạo theo năng lực dựa vào chuẩn để làm sao sinh viên sư phạm - những giáo viên trẻ ra trường có chầt lượng góp phần vào việc cải thiện và nâng cao chầt lượng giáo dục.
Chuẩn 1: Các giá trị nghề nghiệp. Đó là những giá trị mà người giáo viên phải nắm giữ và phát triển để họ có thể góp phần hiệu quả hơn vào hoạt động nghề nghiệp nhằm đạt được mục tiêu giáo dục quốc gia.
Chuẩn 2: Kiến thức và sự am hiểu về giáo dục, môn học, chương trình và hoạt động ngoại khóa. Giáo viên cần phải có kiến thức vững chắc để nâng cao tính chuyên nghiệp trong giảng dạy, thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả và đổi mới, sáng tạo hơn.
Chuẩn 3: Các kĩ năng dạy - học. Chuẩn này tập trung vào năng lực của giáo viên trong việc lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá hoạt động dạy - học cũng như các hoạt động ngoại khóa. Mỗi chuẩn từ 3 - 8 năng lực và viết dưới dạng mô tả.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên do bộ phận đào tạo giáo viên của Bộ Giáo dục Malaysia (MOE) xây dựng. Chuẩn nghiệp giáo viên được coi như là những chỉ dẫn để giáo viên phát triển các giá trị nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn.
TS. Nguyễn Thị Kim Dung cho biết: Đối với các cơ sở đào tạo giáo viên thì chuẩn nghề nghiệp giáo viên phải giữ vai trò quan trọng trong hoạt động đào tạo trong kỉ nguyên dựa vào chuẩn.
Tất cả giảng viên sư phạm phải nắm rõ chuẩn nghiệp giáo viên và kết nối với đào tạo theo năng lực dựa vào chuẩn để làm sao sinh viên sư phạm - những giáo viên trẻ ra trường có chầt lượng góp phần vào việc cải thiện và nâng cao chầt lượng giáo dục.
Các cơ sở đào tạo giáo viên phải sắp xếp lại và cấu trúc lại chương trình và nội dung một cách cơ bản, trong đó đặc biệt là việc vượt qua được những niềm tin, giá trị và các tư tưởng cũ đã ăn sâu trong sinh viên sư phạm như từ quan niệm truyền thống đến dạy học dựa vào năng lực, người học là trung tâm.
Theo Giaoducthoidai.vn
Trung Quốc giảng dạy về Thế vận hội mùa Đông Bộ Giáo dục Trung Quốc vừa thông báo có kế hoạch giới thiệu chương trình giáo dục Thế vận hội mùa Đông sẽ diễn ra ở Bắc Kinh năm 2022 vào chương trình tiểu học và trung học cơ sở của nước này. ảnh minh họa Kế hoạch do Bộ Giáo dục, Tổng cục Thể thao và Ủy ban Tổ chức Thế vận...