Bộ Giáo dục muốn tạo sự bình đẳng cho các đại học ngoài công lập

Theo dõi VGT trên

Các trường đại học ngoài công lập sẽ được tạo điều kiện bình đẳng với các trường công trong việc tiếp cận vốn vay, quỹ đất, học bổng và nghiên cứu khoa học.

Làm việc với Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ngày 14/4, nhiều đại biểu thuộc 60 trường đại học ngoài công lập trên cả nước cho rằng, việc chưa bình đẳng giữa hệ thống trong và ngoài công lập khiến các trường tư khó phát triển.

Theo Bộ trưởng Giáo dục, cần xem xét cụ thể từng trường hợp bởi mỗi mô hình có những trách nhiệm khác nhau, cung cấp nguồn nhân lực khác nhau cho quốc gia. “Chúng tôi sẽ kiến nghị để Chính phủ có chính sách ưu đãi cho các trường ngoài công lập được tiếp cận nguồn vốn như trường công”, ông Phùng Xuân Nhạ nói và khẳng định “Bộ sẽ chú ý sự bình đẳng nhưng không có nghĩa là cào bằng”.

Các trường ngoài công lập cũng sẽ nhận hỗ trợ chính sách về quỹ đất, học bổng và nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng được tự chủ hơn về tuyển sinh.

Bộ Giáo dục muốn tạo sự bình đẳng cho các đại học ngoài công lập - Hình 1

Ông Phùng Xuân Nhạ làm việc với các trường đại học ngoài công lập tại TP HCM. Ảnh: H.T

Ông Nhạ cho rằng, sau 20 năm ra đời, hệ thống đại học ngoài công lập đã có những đóng góp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Song, nhìn chung các trường tư còn rất nhỏ về quy mô, thiếu cơ sở vật chất và chưa đảm bảo những cam kết với người học.

Chất lượng sinh viên đầu ra chưa cao, các trường chủ yếu là đào tạo trong khi nghiên cứu khoa học chưa nhiều. Thậm chí nhiều trường chưa chú trọng nghiên cứu khoa học”, ông đánh giá.

Tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ ở hệ thống trường tư còn thấp – khoảng 22%, chủ yếu là giảng viên trình độ cử nhân và thỉnh giảng. Về tài chính, các trường phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư ban đầu và học phí từ sinh viên.

Người đứng đầu ngành giáo dục cho hay, Bộ sẽ tăng cường thanh tra các trường không thực hiện những cam kết khi thành lập và có biện pháp xử lý mạnh nếu vi phạm.

“Các trường phải chú ý đến điều kiện đảm bảo chất lượng, trong đó có cơ sở vật chất. Những trường chưa có điều kiện có thể tính đến phương án sáp nhập hoặc đóng cửa”, ông Nhạ cho hay.

Video đang HOT

Bộ Giáo dục muốn tạo sự bình đẳng cho các đại học ngoài công lập - Hình 2

Sinh viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành trong một tiết học lý thuyết. Ảnh: Mạnh Tùng

Bà Phạm Thị Huyền – đại diện nhóm chuyên gia nghiên cứu các trường đại học ngoài công lập – nhận xét, một số trường thuộc hệ thống này đang lạc hậu so với mặt bằng chung đại học. Nhiều trường có những cơ sở dạy học quá nhỏ lẻ. 12 trường đang thuê toàn bộ cơ sở đào tạo, trong đó có 5 trường đã hoạt động trên 20 năm.

“Chương trình đào tạo các trường ngoài công lập vẫn còn nặng lý thuyết, chưa cập nhật kịp với xu thế phát triển của thế giới và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động”, bà Huyền đánh giá.

Theo VNE

Bộ trưởng GD&ĐT: Các trường ĐH phải 'sống' bằng thị trường

Với giáo dục từ mầm non tới phổ thông, nhà nước có trách nhiệm đầu tư. Còn giáo dục đại học, nghề nghiệp, người đi học phải có trách nhiệm.

Chiều 22/2, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ có buổi làm việc và dự tọa đàm nâng cao chất lượng đào tạo, tự chủ, hội nhập quốc tế tại ĐH Lâm nghiệp Việt Nam.

Sau khi nghe báo cáo của hiệu trưởng ĐH Lâm nghiệp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết giáo dục ĐH Việt Nam nói chung và ĐH Lâm nghiệp nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội và cũng không ít khó khăn thách thức.

Trong bức tranh chung của giáo dục ĐH Việt Nam, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để nâng cao chất lượng.

Từ xu hướng phát triển của các ĐH, xu hướng phát triển đổi mới nông lâm nghiệp theo hướng công nghệ cao. Nhìn chung, đầu vào của các trường ĐH ngày càng được nâng cao.

Bộ trưởng GD&ĐT: Các trường ĐH phải sống bằng thị trường - Hình 1

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thăm và làm việc tại ĐH Lâm nghiệp.

"Nhưng cũng nhiều thách thức. Nghịch lý giữa một bên đòi hỏi chất lượng cao và một bên điều kiện tạo ra chất lượng rất thấp. Bình quân chung để có một bằng cử nhân của Việt Nam là 13 triệu đồng/năm.

Nhưng cũng bằng cử nhân, ở Mỹ, trường quốc lập là 20.000-26.000 USD/năm, trường tư thục là 30.000-36.000 USD/năm. Kinh phí không phải là thứ duy nhất mang lại chất lượng nhưng là điều kiện để đảm bảo chất lượng" - Bộ trưởng Nhạ khẳng định.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho hay nghịch lí nữa là tự chủ. Mong muốn rất tốt, văn bản đủ, nhưng thực tế giải quyết rất khó khăn. Nghịch lý thứ 3 là bình quân số sinh viên/vạn dân chưa cao nhưng chất lượng rất xôi đỗ. Nên luôn bị xã hội lên án là mở tràn lan các trường ĐH.

Sẽ đặt hàng các trường ĐH

Tại buổi tọa đàm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết một số đổi mới trong cấp kinh phí cho giáo dục trong thời gian tới. Với giáo dục từ mầm non tới phổ thông, nhà nước có trách nhiệm đầu tư. Còn giáo dục ĐH, nghề nghiệp thì người đi học phải có trách nhiệm.

"Xu hướng là kinh phí tập trung cho giáo dục phổ thông, giáo dục ĐH hạn chế theo hướng chỉ đầu tư vào những trường, những ngành hiệu quả hoặc những ngành buộc phải đầu tư còn lại phải sống bằng thị trường.

Ngân sách giao cho các trường cũng không thường xuyên mà theo hướng đặt hàng. Không phân biệt công lập hay dân lập mà bình đẳng trong cạnh tranh" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ.

Ông cũng cho biết sắp tới sẽ không còn tình trạng có bộ chủ quản, cơ quan chủ quản. Các trường tự chủ và cạnh tranh. Giảm thiểu chi phối hành chính nhà nước.

Các trường phải tham gia thị trường, lấy chất lượng làm tiêu chí.

Bộ GD&ĐT đang xây dựng lộ trình đưa tất cả các trường ĐH ra khỏi bộ chủ quản. Trong đó, các trường ĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT sẽ đi đầu. Tháng 5/2018 sẽ sửa đổi một số điều của Luật giáo dục ĐH cho phù hợp với tình hình thực tế.

Riêng với ĐH Lâm nghiệp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng có thế mạnh lớn là kết nối với địa phương, phân xưởng. Muốn phát triển đào tạo thông qua công nghệ, hợp tác quốc tế thì cán bộ trình độ cũng phải cao.

Tuy nhiên, những khó khăn về tuyển sinh trong thời gian qua của trường là thực trạng chung các trường đều rơi vào bẫy của những trường có bề dày lịch sử.

"Những ngành truyền thống không tuyển sinh được, các trường đều lúng túng, không giải quyết được. Còn ngành mới, xã hội cần thì không có nguồn lực để phát triển, đầu tư. Cách giải quyết bằng cách liên kết, phối hợp với bên ngoài để xây dựng dự báo.

Tập trung vào những ngành thị trường cần, có thể là doanh nghiệp cần, địa phương cần để rà soát cơ cấu các ngành đào tạo. Với cách làm đó sẽ có bản đồ các ngành đào tạo với, mức ưu tiên khác nhau. Ngành mới ưu tiên nhập công nghệ của nước ngoài trọn gói, không cần sáng tạo nhiều" - Bộ trưởng Nhạ chỉ rõ.

Trong báo cáo của trường, GS Trần Văn Chứ - hiệu trưởng nhà trường - đã đưa ra một số kiến nghị đề xuất đối với Bộ GD&ĐT.

Trong đó, GS Trần Văn Chứ đề nghị Bộ tạo điều kiện để sớm tiến hành các thủ tục đánh giá ngoài theo lộ trình kiểm định chất lượng, đăng ký xếp hạng và tiến hành các thủ tục nâng cấp ĐH Lâm nghiệp thành Học viện Lâm nghiệp Việt Nam.

Mặt khác, ĐH Lâm nghiệp cũng mong muốn Bộ cho phép trường được thành lập trường THPT Thực nghiệm Xuân Mai để tạo nguồn đào tạo cho ĐH. Trước đề nghị của ĐH Lâm nghiệp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ đồng ý về mặt chủ trương.

Đề nghị ĐH Lâm nghiệp căn cứ quy hiện hành để xây dựng Đề án đổi tên Đại học Lâm nghiệp thành Học viện Lâm nghiệp Việt Nam, gửi Bộ GD&ĐT thẩm định hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Với việc thành lập trường THPT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết ĐH Lâm nghiệp có thể xây dựng đề án thành lập trường THPT theo hướng có bộ phận học sinh dân tộc nội trú trong nhà trường, nhằm tạo nguồn đào tạo cán bộ cho ngành lâm nghiệp, nông nghiệp, phục vụ công cuộc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo Nghiêm Huê / Tiền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mỹ nhân 4 năm không ai mời đóng phim vì nặng 100kg, tiếc cho nhan sắc từng được tung hô là đẹp nhất thiên hạMỹ nhân 4 năm không ai mời đóng phim vì nặng 100kg, tiếc cho nhan sắc từng được tung hô là đẹp nhất thiên hạ
06:15:14 09/01/2025
Cuối năm được chị chồng rủ chung vốn làm ăn, tôi hoảng sợ khi nhớ về dịp Tết năm ngoáiCuối năm được chị chồng rủ chung vốn làm ăn, tôi hoảng sợ khi nhớ về dịp Tết năm ngoái
06:47:36 09/01/2025
Vương Hạc Đệ mặt mày nhăn nhó, "khó ở" khi Ngu Thư Hân - Đinh Vũ Hề "làm nũng" nhau trên sóng trực tiếp?Vương Hạc Đệ mặt mày nhăn nhó, "khó ở" khi Ngu Thư Hân - Đinh Vũ Hề "làm nũng" nhau trên sóng trực tiếp?
07:23:54 09/01/2025
Hội bạn thân quyền lực của Angelina JolieHội bạn thân quyền lực của Angelina Jolie
06:11:54 09/01/2025
Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Dàn cast nghe tên đã muốn xem, nữ chính 43 tuổi vẫn trẻ đẹp ngỡ ngàngMàn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Dàn cast nghe tên đã muốn xem, nữ chính 43 tuổi vẫn trẻ đẹp ngỡ ngàng
06:18:21 09/01/2025
Song Joong Ki gây ngán ngẩm khi hở tí lại lôi vợ con ra PR phim mớiSong Joong Ki gây ngán ngẩm khi hở tí lại lôi vợ con ra PR phim mới
07:18:41 09/01/2025
Cách làm gà chiên nước mắm ngon 'xoắn lưỡi', ăn nhậu hay ăn cơm đều cuốnCách làm gà chiên nước mắm ngon 'xoắn lưỡi', ăn nhậu hay ăn cơm đều cuốn
06:25:33 09/01/2025
Tờ giấy con trai mang về vạch trần bí mật của chồng và cô hàng xómTờ giấy con trai mang về vạch trần bí mật của chồng và cô hàng xóm
07:18:48 09/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bị cáo Lê Thanh Vân: "Nhận tiền cho doanh nghiệp vui chứ không đòi hỏi gì"?

Bị cáo Lê Thanh Vân: "Nhận tiền cho doanh nghiệp vui chứ không đòi hỏi gì"?

Pháp luật

08:12:53 09/01/2025
Sáng 8/1, TAND tỉnh Thái Bình tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm.
Mở quán trà sữa được 10 ngày, ngày nào cũng có đơn cả chục ly, tôi tò mò đi giao vừa thấy người đặt thì lập tức bỏ về

Mở quán trà sữa được 10 ngày, ngày nào cũng có đơn cả chục ly, tôi tò mò đi giao vừa thấy người đặt thì lập tức bỏ về

Góc tâm tình

08:10:02 09/01/2025
Tôi nghe mẹ chồng nói từ ngày tôi rời đi, chồng cũ sống như cái xác không hồn. Anh ấy hối hận vì ly hôn với tôi nhưng lại không dám tìm đến xin tha thứ.
Diễn viên thay Xuân Bắc đóng Táo quân, từng áp lực đến mức không ăn nổi là ai?

Diễn viên thay Xuân Bắc đóng Táo quân, từng áp lực đến mức không ăn nổi là ai?

Sao châu á

08:02:24 09/01/2025
Khả năng NSND Xuân Bắc đóng Táo Quân 2025 vẫn để ngỏ khiến khán giả nhắc tên một diễn viên từng thay anh đóng Nam Tào và áp lực đến không ăn nổi vì nhiệm vụ này.
Con trai ông Trump thăm Greenland sau khi cha ngỏ ý muốn mua đảo

Con trai ông Trump thăm Greenland sau khi cha ngỏ ý muốn mua đảo

Thế giới

07:51:38 09/01/2025
Con trai cả của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tới thăm Greenland trong một chuyến đi cá nhân sau khi cha của ông cho rằng Mỹ cần mua đảo lớn nhất thế giới.
Sao Việt 9/1: Phương Thanh hội ngộ Lý Hùng, Hồ Ngọc Hà khoe lưng gợi cảm

Sao Việt 9/1: Phương Thanh hội ngộ Lý Hùng, Hồ Ngọc Hà khoe lưng gợi cảm

Sao việt

07:37:59 09/01/2025
Phương Thanh hào hứng khi có dịp diễn chung show với Lý Hùng, Hồ Ngọc Hà diện đầm đỏ quyến rũ trong chuyến công tác nước ngoài.
Yến My của "Không thời gian": Bén duyên muộn với phim truyền hình

Yến My của "Không thời gian": Bén duyên muộn với phim truyền hình

Hậu trường phim

07:35:15 09/01/2025
Với gương mặt xinh đẹp và lối diễn tự nhiên khi đảm nhiệm vai Hạnh trong Không thời gian, Yến My đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng khán giả.
Không thời gian - Tập 26: Đại quyết tâm giúp bà con giữ lại đàn gia súc

Không thời gian - Tập 26: Đại quyết tâm giúp bà con giữ lại đàn gia súc

Phim việt

07:32:40 09/01/2025
Nhìn đàn gia súc mà đoàn kinh tế 80 đã nỗ lực phát triển sắp thành thịt gác bếp, Đại có ý tưởng sẽ bỏ tiền chuộc lại giúp bà con giữ lại vật nuôi.
Doãn Ngọc Tân ghi bàn, Chanathip suýt ôm hận tại Thái Lan: Tuyển thủ Việt Nam nói gì?

Doãn Ngọc Tân ghi bàn, Chanathip suýt ôm hận tại Thái Lan: Tuyển thủ Việt Nam nói gì?

Sao thể thao

07:19:22 09/01/2025
Doãn Ngọc Tân là thành viên duy nhất của đội tuyển Việt Nam nán lại Thái Lan để hội quân cùng CLB Thanh Hóa, cho chuyến làm khách trên sân Pathum Thani của BG Pathum United tối 8.1, tại giải vô địch các CLB Đông Nam Á.
Kinh nghiệm khám phá hồ Xuân Hương ở Đà Lạt

Kinh nghiệm khám phá hồ Xuân Hương ở Đà Lạt

Du lịch

07:14:54 09/01/2025
Hồ Xuân Hương ở Đà Lạt được du khách bình chọn là một trong 10 hồ nước đẹp nhất tại Việt Nam. Hồ Xuân Hương là hồ nước nhân tạo nằm ngay trung tâm Đà Lạt,
CĐV thế giới phản ứng khi Supachok nhận giải thưởng "dở khóc dở cười"

CĐV thế giới phản ứng khi Supachok nhận giải thưởng "dở khóc dở cười"

Netizen

07:14:03 09/01/2025
Trên diễn đàn Reddit, nhiều cổ động viên (CĐV) trên khắp thế giới đã phản ứng về bàn thắng tranh cãi của Supachok vào lưới đội tuyển Việt Nam trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024.
Rộ tin Robert Pattinson đã kết hôn vào đêm giao thừa

Rộ tin Robert Pattinson đã kết hôn vào đêm giao thừa

Sao âu mỹ

07:13:09 09/01/2025
Robert Pattinson và Suki Waterhouse được cho là đã kết hôn trong một buổi lễ thân mật với những người thân yêu nhất của họ, bao gồm cả cô con gái 10 tháng tuổi của cả hai.