Bộ Giáo dục lên tiếng về đề án 70.000 tỷ đồng
Ngay sau khi báo chí phản ánh về đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa, Bộ Giáo dục đã có công văn khẳng định, đề án mới ở giai đoạn nghiên cứu, con số 70.000 tỷ đồng mới là khái toán, còn phải điều chỉnh trước khi trình các cấp có thẩm quyền quyết định.
Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục Đào tạo Phạm Mạnh Hùng thông tin, dự thảo đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông bước đầu dự toán kinh phí là 70 nghìn tỷ đồng, trong đó số tiền chi cho việc biên soạn chương trình, sách giáo khoa chỉ khoảng hơn 960 tỷ (chưa đầy 1/70 tổng dự toán). Số tiền còn lại chi cho các việc khác như xây dựng cơ sở vật chất trường học khoảng 35 nghìn tỷ (chiếm 1/2 tổng dự toán), mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học khoảng 30 nghìn tỷ (gần một nửa tổng dự toán), đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 390 tỷ đồng…
“Đây chỉ là khái toán trong một bản dự thảo đề án đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và đưa ra để lấy ý kiến nhằm bổ sung, điều chỉnh trước khi trình các cấp có thẩm quyền quyết định”, ông Hùng nhấn mạnh.
Vị Chánh văn phòng cũng cho hay, hiện nay chương trình sách giáo khoa được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung dạy học, tức là quan tâm đến việc học sinh học được những gì. Còn chương trình mới sẽ được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống và kết quả cuối cùng là phải đạt các năng lực ấy. Theo đó, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá đều phải hướng tới năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập, cuộc sống, coi trọng rèn luyện kỹ năng sống.
Điểm khác biệt mà chương trình mới hướng tới là cân đối, hài hòa giữa dạy chữ, dạy người và từng bước dạy nghề cho học sinh. Ngoài chương trình chung cho toàn quốc, sách giáo khoa cũng sẽ có phần dành riêng cho các địa phương chủ động xác định. Học sinh sẽ được tăng cường thực hành, giải quyết các tình huống thực tiễn từ đó tích hợp, tránh sự trùng lặp gây quá tải cho chương trình.
Video đang HOT
“Ở nhiều nước, chương trình giáo dục đều được xem xét, điều chỉnh và thay đổi sau 7-10 năm. Vì vậy việc đổi mới sách giáo khoa đặt ra ở nước ta hiện nay sau năm 2015 là phù hợp với xu hướng và kinh nghiệm chung của thế giới, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực với các phẩm chất và năng lực phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước”, ông Hùng nói.
Trước đó, dự thảo đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015″ đã được đưa ra tại hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học vào đầu tháng 6 và vấp phải nhiều ý kiến phản biện.
Là người tham dự hội thảo, Phó Giáo sư Văn Như Cương cho rằng, đề án chưa đúng thời điểm để thực hiện. Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa phải là công đoạn cuối trong quá trình đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục.
Theo thầy Cương, số tiền 70 nghìn tỷ đồng là quá lớn và kiến nghị, trong thời gian chờ một kế hoạch đổi mới toàn diện nền giáo dục, nên mạnh dạn cắt bỏ 1/3 chương trình hiện hành để giảm tải cho học sinh, đỡ tốn kém ngân sách, hợp lòng dân, lại có thể áp dụng ngay vào năm sau.
Theo VNE
Teen "quên nhanh" vì chương trình sách giáo khoa
Hiện nay, nhiều teen học hôm trước, hôm sau đã quên một nửa, vài ngày sau thì quên hết. Bởi lẽ CT-SGK quá nặng, kiến thức dàn trải. Trong khi đó, thời gian cho từng bài, từng nội dung lại quá ít khiến teen không thể "tiêu hóa" được.
Thầy giáo và học sinh "đau đầu" vì chương trình học
Hiệu trưởng một trường THPT ở Tiền Giang nêu ra một thực tế: Hiện nay, nhiều học sinh (HS) học hôm trước, hôm sau đã quên một nửa, vài ngày sau thì quên hết. Sở dĩ có chuyện này vì CT-SGK quá nặng, kiến thức dàn trải. Trong khi đó, thời gian cho từng bài, từng nội dung lại quá ít khiến HS không thể "tiêu hóa" được.
Ngay cả giáo viên cũng phải chạy đua với thời gian mới bảo đảm dạy hết chương trình. Vị hiệu trưởng này dẫn chứng cụ thể: "Ở các môn khoa học tự nhiên, 4 giờ lý thuyết mới có 1 giờ làm bài tập. Để nắm được bài, HS chỉ có thể đi học thêm ở các trung tâm hoặc ở nhà thầy, cô của mình".
Đồng tình với ý kiến này, hiệu trưởng Trường THPT Lấp Vò 2 - Đồng Tháp còn cho biết thời lượng phân bổ cho từng môn còn bất cập. Các môn như toán, văn hay môn nghề đều được phân bổ 3 tiết/tuần, trong khi các môn văn hóa cơ bản này phải cần rất nhiều thời gian.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học - Bộ GD-ĐT Vũ Đình Chuẩn cũng cho rằng nội dung ở một số bài trong CT-SGK THPT còn nặng, khó, chưa phù hợp với phần đông HS, nhất là các em ở vùng khó khăn. Ngoài ra, một số thuật ngữ trong sách (cơ bản và nâng cao) các môn toán, lý, sinh, ngoại ngữ... còn chưa nhất quán, rườm rà khiến HS khó hiểu, có khi còn sai về kiến thức.
Đổi mới phương pháp dạy học là một "mệnh lệnh" nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, ý kiến của các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng giáo viên rất khó đổi mới phương pháp giảng dạy vì CT-SGK quá nặng. Yêu cầu được các đại biểu đặt ra là phải giảm tải. Các đại biểu cũng cho rằng việc tăng thời lượng năm học từ 35 tuần lên 37 tuần cũng không thể giảm tải.
Teen đổ xô vào ban cơ bản
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tỉ lệ HS đăng ký ban cơ bản cao gấp nhiều lần so với ban khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - nhân văn. Gần đây nhất, năm học 2008-2009, tỉ lệ HS đăng ký ban cơ bản cả nước là 83,8%, trong đó các tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc, Tây Bắc vượt 91%. Đáng chú ý, năm học 2008-2009, có 64% HS lớp 10 chọn học 1-2 môn nâng cao hoặc không chọn môn nâng cao nào, đặc biệt là ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, ĐBSCL
Từ thực tế trên, Bộ GD-ĐT đánh giá ban cơ bản với nhiều hình thức phân hóa khác nhau đáp ứng được nguyện vọng của đa số HS. Việc HS lớp 10 chọn học 1-2 môn nâng cao hoặc không chọn môn nâng cao nào thể hiện rõ các em không có xu hướng dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ.
Không đồng tình với quan điểm này, ông Châu Minh Hiền, Trưởng Phòng Giáo dục trung học Sở GD-ĐT Long An, cho rằng không thể kết luận HS lớp 10 chọn học 1-2 môn nâng cao hoặc không chọn môn nâng cao nào thể hiện rõ các em không có xu hướng dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Theo ông Hiền, xu hướng HS đăng ký ban cơ bản liên tục tăng qua các năm và đến nay hầu hết HS đăng ký ban cơ bản cho thấy chủ trương phân ban có vấn đề.
Theo Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Bộ GD-ĐT phụ trách Viện Khoa học giáo dục VN, nhận xét nội dung CT-SGK đúng là nặng đối với HS.Năm học 2009-2010 này, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức đánh giá sâu từng môn, sau đó có giải pháp để quyết định nội dung từng môn học. Cũng theo ông Dũng, tình trạng sĩ số lớp học đông, cơ sở vật chất thiếu thốn, đặc biệt là phương tiện dạy học như hiện nay là chưa sẵn sàng để tổ chức dạy học tự chọn.