Bộ Giáo dục lẽ nào chỉ nói cho vui?
Bộ GD-ĐT nói khuyến khích các trường tuyển sinh riêng. Nhiều trường coi đó là chỉ nói cho vui thôi!
Từ nhiều năm trước đây ông Nguyễn Thiện Nhân khi còn là Bộ trưởng GD-ĐT đã hứa “năm sau” bỏ kiểu thi “ba chung”. Năm 2011, ông Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá – Giáo dục – Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phát biểu trên báo chí là “ba chung” đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử, cần thay đổi. Gần đây Luật Giáo dục Đại học (điều 34) đã quy định: các cơ sở đào tạo ĐH được tự chủ chọn phương thức tuyên sinh. Như vậy là không “chung” nữa rồi. Dù là vậy, dù là có rất nhiều ý kiến của các bậc thức giả về giáo dục đề nghị thay đổi căn bản cách tuyển sinh ĐH, nhưng Bộ GD-ĐT vẫn kiên trì “ba chung”.
Cứ mỗi năm mất chừng 8 tháng ồn ào cả xã hội, báo chí tràn ngập tin bài về tuyển sinh, ngày hội tư vấn tuyển sinh được tổ chức lần lượt khắp các tỉnh thành. Các bậc cha mẹ cuống quýt, thí sinh căng thẳng. Cả dòng họ lo âu cho con em mình vượt vũ môn.
Hai kỳ thi quốc gia chỉ cách nhau một tháng. Kết quả thi tốt nghiệp THPT có giá trị suốt đời, còn kết quả thi ĐH sẽ lập tức bị bỏ đi sau kỳ thi dù đậu hay rớt. Thế mà xã hội chỉ nhớ thi ĐH mà lãng quên thi THPT. Trên thế giới chỉ còn vài nước thi cử cổ lỗ như vậy.
Bộ GD-ĐT tuyên bố đến 2015 mới thay đổi tuyển sinh. Thế là trong nhiệm kỳ này chưa làm gì. Chỉ có thể nói lại câu chuyện đổi mới với ông bộ trưởng nhiệm kỳ sau mà thôi.
Theo báo chí, trong cuộc làm việc với Hiệp hội các trường ĐH và CĐ ngoài công lập hôm 5/3/2013 vừa rồi, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khuyến khích các trường công lập cũng như ngoài công lập xây dựng phương án tuyển sinh riêng. Bộ sẽ xét, nếu được thì cho phép thực hiện. Ông Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng lập lại như vậy trong cuộc họp báo chiều cùng ngày.
Video đang HOT
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trong cuộc họp với Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập ngày 5/3/2013 khẳng định Bộ ủng hộ các trường có và trình phương án tuyển sinh riêng.
Ta thử phán đoán xem Bộ nói vậy có phải chỉ nói cho vui không?
Chỉ có ba phương thức tuyển sinh như Luật Giáo dục Đại học quy định là xét tuyển, thi tuyển và xét tuyển kết hợp với thi tuyển. Chắc chắn không có trường nào chọn phương thức thi tuyển riêng. Ba năm nay Bộ kêu gọi các trường xây dựng phương án thi riêng mà không cơ sở ĐH nào xin thi riêng. Bởi vì các thí sinh ít dám tham gia thi riêng. Nếu trượt thì phiếu điểm của trường đó không có giá trị để dự tuyển vào các trường khác. Tổ chức thi riêng thì không thu hút được thí sinh, cầm chắc thất bại dù là ĐH Quốc gia cũng vậy.
Xét tuyển riêng là phương thức có thể được nhiều trường lựa chọn. Nó phù hợp với Luật Giáo dục Đại học, lại phù hợp với thực tế là hơn chục năm nay Bộ vẫn cho phép Trường ĐH RMIT, và gần đây quy định cho ĐH Việt Đức, ĐH Việt Pháp… được xét tuyển mà không tham gia thi “ba chung”. Các trường khác chỉ mong được tự chủ như các trường này.
Có thể có người nói (và lãnh đạo Bộ cũng có lần nói) kết quả thi quốc gia tốt nghiệp THPT là không tin cậy được để xét tuyển vào ĐH, phải chờ đổi mới kỳ thi này đã. Đương nhiên là phải chấn chỉnh thi Tốt nghiệp THPT. Nhưng không nên coi đó là lý do không cho xét tuyển. Xin thưa, các trường mới kể trên cũng xét trên kết quả thi tốt nghiệp THPH lâu nay đó thôi. Chưa thấy ai chê chất lượng đào tạo của họ. Điều đó cũng chứng tỏ nội dung và cách dạy, cách học là quyết định chứ không chủ yếu là điểm đầu vào. Vả lại cách xét tuyển cũng không đơn thuần dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT tuy bằng cấp này là điều kiện tối thiểu. Còn phải dựa vào thành tích quá trình học, còn có thể kiểm tra bổ sung, còn có hệ số gia quyền thích hợp. Các trường tất nhiên biết cách làm sao để tuyển tốt.
Nếu các phương án tuyển sinh các trường trên cơ sở phương thức xét tuyển mà bị Bộ bác hết, còn việc tổ chức thi riêng thì không thể làm dù cho hợp pháp, thì việc gọi là cho phép các trường có phương án tuyển sinh riêng chỉ là chuyện nói cho vui thôi!
Theo Mai Nhân (Giáo dục Việt Nam)
Tuyển sinh 2013: Học luật không lo thất nghiệp
Ngoài ra trong nhiều năm tới, các ngành giáo dục tiểu học, kỹ thuật hạt nhân đang có nhu cầu xã hội lớn, cơ hội việc làm cao.
Tỉ lệ "chọi" cao nhất trường và điểm trúng tuyển tăng, ngay cả ngành kỹ thuật hạt nhân mới tuyển sinh năm 2012 cũng đã dẫn đầu nhiều trường về lượng và chất của thí sinh dự thi. Thí sinh có học lực trung bình-khá (5-6 điểm/môn) vẫn có nhiều cơ hội trúng tuyển vào các ngành này.
Cần nhiều giáo viên tiểu học
ThS Tạ Quang Lâm, Quyền Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết: "Theo dự báo nhu cầu nhân lực sư phạm, hiện các địa phương còn thiếu giáo viên tiểu học rất nhiều. Do đó, chỉ tiêu ngành giáo dục tiểu học năm nay của trường cũng tăng từ 150 lên 170 so với năm trước". Tại Trường ĐH Sài Gòn, trong khi các ngành quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán bị cắt giảm 50% chỉ tiêu thì ngành giáo dục tiểu học vẫn giữ ổn định mức 200 ở hệ ĐH; còn hệ CĐ ngành này vẫn tuyển 150.
Năm năm nay, Trường ĐH Tiền Giang luôn tuyển ngành giáo dục tiểu học, trong khi các ngành sư phạm toán, vật lý, ngữ văn đã ngưng tuyển từ năm 2010. TS Phan Văn Nhẫn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tiền Giang, nói: "Các trường địa phương đào tạo theo nhu cầu của Sở GD-ĐT nên khi tốt nghiệp cơ hội việc làm của sinh viên (SV) tại địa phương rất lớn".
ThS Tạ Quang Lâm, Quyền Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tư vấn ngành nghề cho thí sinh và phụ huynh - Ảnh: Quốc Dũng
Trong khi đó, TS Trần Lương Công Khanh, Phó Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT tỉnh Bình Thuận, cho hay: "Các ngành sư phạm khác tỉnh không có nhu cầu nhưng ngành giáo dục tiểu học và giáo dục mầm non thì đang cần". Còn ông Ninh Thành Viên, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang, thông tin: "Sắp tới, lực lượng giáo viên bậc tiểu học, mầm non nghỉ hưu nhiều nên tỉnh sẽ cần giáo viên bậc học này, cũng như triển khai dạy học hai buổi/ngày, thực hiện phổ cập giáo dục mầm non năm tuổi".
Cần khoảng 2.200 lao động đến 2020
Năm 2012, ngành kỹ thuật hạt nhân lần đầu tiên được đào tạo tại các trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), Bách khoa Hà Nội, Đà Lạt, Điện lực và có tỉ lệ "chọi" rất cao, cũng như điểm trúng tuyển ở mức 16,5-18,5. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Quản lý dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, thông tin: "Đến năm 2020 dự kiến cần 2.200 lao động, trong đó 40% nhân lực về điện hạt nhân, vật lý nguyên tử, an toàn bức xạ...; 30% về nhiệt điện, điện tử-viễn thông, cơ khí, công nghệ thông tin... Trình độ ĐH và sau ĐH cần hơn 40%, còn lại là CĐ, CĐ nghề và trung cấp".
Cuối tháng 11/2012, Bộ GD-ĐT đã công bố bản dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Theo đó, SV xếp loại giỏi trở lên được cấp học bổng có giá trị 15 lần tiền học phí/tháng; SV xếp loại khá được cấp học bổng có giá trị tám lần tiền học phí/tháng; SV xếp loại trung bình được cấp học bổng có giá trị bằng tiền học phí/tháng. Ngoài ra, các SV theo học ngành này còn được miễn học phí và ở ký túc xá miễn phí. SV theo học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử năm cuối của chương trình đào tạo, đạt học lực khá trở lên được xem xét tuyển chọn đi thực tập sáu tháng tại một số nước có ngành năng lượng nguyên tử phát triển. SV tốt nghiệp đạt loại giỏi trở lên được chuyển tiếp học cao học và làm nghiên cứu sinh trong nước và nước ngoài, được ưu tiên tuyển chọn vào làm việc tại các cơ quan năng lượng nguyên tử và liên quan, không phải qua thời gian thử việc.
Nhu cầu cao về ngành luật
ThS Lê Văn Hiển, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết: "Hiện cả nước có 23 cơ sở đào tạo luật. Các trường thường tuyển khối A, A1, C, D. Điểm trúng tuyển 17,5-21, các trường địa phương 14-16 điểm. Cơ hội việc làm của ngành luật hiện nay rất nhiều. Khi ra trường, SV luật có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực như tòa án, VKS, Sở Tư pháp, cơ quan thi hành án... Tất cả cơ quan nhà nước đều có bộ phận pháp chế nên đòi hỏi phải có nhân sự tốt nghiệp ngành luật. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều cần nhân sự cho bộ phận tư vấn, pháp lý".
Theo quy hoạch nhân lực nghề luật sư, đến năm 2015 phát triển đội ngũ luật sư hành nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, phấn đấu đạt khoảng 1.000 luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế. Đến năm 2020, phát triển tỉ lệ số luật sư trên số dân khoảng 1/4.500 đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về dịch vụ pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp... Nguồn nhân lực ngành tư pháp cần bổ sung thêm khoảng 18.000 luật sư và khoảng 2.000 công chứng viên, 700 chấp hành viên, khoảng 1.300 thẩm tra viên, thẩm tra viên chính, khoảng 4.300-4.500 thư ký thi hành án...
Theo Quốc Dũng (Pháp luật TP.HCM)
Nhiều cơ hội việc làm cho ngành Việt Nam học Ngành Việt Nam học có phù hợp với những người năng động không? Và cơ hội việc làm của ngành này thế nào ạ? Ngành Việt Nam học của ĐH Sư phạm Hà Nội 1 đào tạo thế nào ạ? (Phạm Thị Hiền, Hà Nội) Theo thầy Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tư vấn tuyển sinh của Bộ GD-ĐT thì nành Việt Nam...