Bộ Giáo dục không thuê luật sư vụ Bộ trưởng bị kiện
Về sự việc ông Hoàng Xuân Quế – ĐH Kinh tế quốc dân khởi kiện quyết định thu hồi bằng tiến sĩ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Vũ Luận, người được Bộ trưởng ủy quyền tham gia tố tụng đã có chia sẻ mới nhất.
Đây là sự việc quan trọng
Ngày 19/11, người đại diện của Bộ GDĐT cho biết: “Hiện tại, Bộ GDĐT đang giải quyết khiếu nại của ông Hoàng Xuân Quế đối với KL số 1254//KL-BGDĐT, đồng thời tham gia tố tụng trong vụ án do ông Quế khởi kiện Quyết định số 4674/QĐ-BGDĐT tại Tòa ánh hành chính, Tòa án nhân dân TP Hà Nội theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ GDĐT cũng đã hoàn thành toàn bộ hồ sơ, tài liệu do tòa án yêu cầu liên quan đến sự việc. Chúng tôi cũng đã khẳng định với tòa án: Bộ GDĐT có đầy đủ căn cứ khi ban hành Quyết định số 4674/QĐ-BGDĐT ngày 11/10/2013″.
Còn quan điểm của Bộ GDĐT trước sự việc này là: “Bộ GDĐT không muốn đưa bất cứ thông tin gì trong thời gian Tòa án đang giải quyết vụ án. Bởi vì, Bộ GDĐT là cơ quan nhà nước thực thi công vụ, không phải là một bên tranh chấp tranh luận với bên tranh chấp khác. Mặt khác, không nên khoét sâu vào nỗi đau của bất cứ ai khi những sai trái nhất thời của họ đã phải trả giá không nhỏ”.
Bộ Giáo dục khẳng định đây là sự việc rất quan trọng.
Bên cạnh đó, vị đại diện nói rõ quan điểm của Bộ: “Đây là vụ việc khá quan trọng, liên quan đến vị trí chính trị và đạo đức của một người đã có thời gian công tác khá dài trong ngành giáo dục. Nếu người đó bị ảnh hưởng thì không chỉ bản thân, gia đình mà còn là trường, là ngành giáo dục bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Nhưng cũng không vì sợ bị ảnh hưởng mà bưng bít sự thật. Trong quá trình giải quyết tố cáo, chúng tôi luôn mong muốn sự thật không như nội dung tố cáo. Nếu kết quả xác minh, kết luận của các cơ quan cùng tham gia không phải như vậy, có nghĩa là không ai bị xấu đi tình trạng của mình thì chúng tôi cũng rất mừng. Rất tiếc là sự thật không được như mong muốn đó.
Sau sự việc này, Bộ GDĐT cũng bị ảnh hưởng, nhưng không vì điều đó mà giải quyết tố cáo sai lệch, dung túng cho việc đạo văn. Chúng tôi luôn quan niệm rằng để giảm thiểu những tồn tại, bất cập thì cách tốt nhất là đối mặt với nó. Qua sự việc này, cũng mong những ai còn nghĩ đơn giản về việc làm luận án sẽ phải thay đổi và quá trình thẩm định luận án sẽ ngày càng chặt chẽ, có trách nhiệm hơn, chất lượng các luận án sẽ tốt hơn”.
Theo thông tin mà vị đại diện của Bộ GDĐT cung cấp, đây là vụ việc quan trọng nên khi giải quyết tố cáo, Bộ GDĐT đã hết sức cẩn trọng. Nhận được đơn tố cáo của công dân từ ngày 11/7 nhưng đến ngày 4/10 (sau gần ba tháng thụ lý, xác minh theo thủ tục luật định), Bộ GDĐT mới có kết luận về nội dung tố cáo; ngày 11/10 mới ra quyết định thu bằng tiến sĩ. Chúng tôi không cho phép mắc bất cứ một sai sót nào.
Chỉ rõ sai phạm của ông Hoàng Xuân Quế
Người đại diện của Bộ GDĐT cho biết: “Hội đồng xác minh luận án do Hội đồng Chức danh giáo sư ngành Kinh tế học thành lập, sau khi xem xét, đối chiếu cuốn luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế đã nộp tại Thư viện quốc gia (có nội dung giống với các luận án đã nộp cho Thư viện trường ĐH Kinh tế quốc dân và nộp cho Bộ GD-ĐT) với luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế đã kết luận như sau: luận án của ông Hoàng Xuân Quế được sao chép 52,5/159 trang, trong đó chương 3 được sao chép 29/44 trang.
Nếu loại bỏ phần sao chép thì luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế không được coi là một công trình khoa học hoàn chỉnh và gần như không còn giá trị trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn”.
Khi giải quyết tố cáo, Bộ GDĐT đã xem xét rất kỹ những ý kiến giải trình của ông Hoàng Xuân Quế và trong hồ sơ gửi lên tòa án, Bộ cũng đã đưa ra quan điểm cụ thể về nội dung khởi kiện của ông Quế. Ví dụ như:
Thứ nhất, ông Hoàng Xuân Quế cho rằng đã nộp nhầm hoặc bị đánh tráo luận án thì Thư viện quốc gia khẳng định: Quy trình lưu giữ luận án tại thư viện này được tổ chức chặt chẽ, khoa học và không thể thực hiện được việc đánh tráo luận án.
Thứ hai, về ba cuốn luận án ông Hoàng Xuân Quế nộp lại cho Bộ GDĐT sau khi có đơn tố cáo và khẳng định đó mới là các cuốn luận án đã dùng khi bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp nhà nước: Bộ GDĐT đã đề nghị Viện khoa học hình sự, Bộ công an xem xét ba cuốn luận án này.
Kết quả: có một cuốn luận án đóng bìa cứng, hai cuốn đóng bìa mềm, điều này không đúng với quy định của Bộ GDĐT. Ba cuốn có dấu hiệu phông chữ và lề các trang bị tố cáo là sao chép khác với phông chữ và lề các trang còn lại; có nhiều lỗ ghim khác nhau ngoài số lỗ ghim dập để đóng quyển luận án…
Thứ ba, có ý kiến Bộ không xem xét quan điểm của các nhà khoa học bảo vệ cho luận án của ông Quế; đó là ý kiến của ông Lê Văn Hưng, ông Nguyễn Hữu Tài (người hướng dẫn của ông Quế) gửi Bộ ngày 14/9/2013: “Nghiên cứu sinh Hoàng Xuân Quế đã tiếp thu và sửa chữa nghiêm túc những vấn đề đã được tập thể giáo viên hướng dẫn khoa học yêu cầu bổ sung và chỉnh sửa… thông tin cho rằng bản luận án chính thức của anh Hoàng Xuân Quế bảo vệ tại hội đồng đánh giá luận án cấp nhà nước có sự sao chép y nguyên một phần là không có cơ sở”; và ý kiến của bà Dương Thu Hương (người hướng dẫn 1 của ông Mai Thanh Quế) tại văn bản gửi Bộ ngày 19/9/2013: “Thông tin cho rằng luận án của anh Hoàng Xuân Quế trùng lặp nguyên văn một số phần luận án tiến sĩ của Mai Thanh Quế là không có cơ sở”.
Tuy nhiên, đại diện của Bộ GDĐT cho biết các nhà khoa học chỉ gửi ý kiến, không có bất cứ bằng chứng khách quan nào kèm theo để chứng minh cho điều đã khẳng định. Trong khi những chứng cứ Bộ GDĐT đã thu thập được lại dẫn đến kết luận nhiều nội dung trong luận án tiến sĩ của ông Quế đã được sao chép.
Bên cạnh đó, ông Hoàng Xuân Quế có lên tiếng về việc Bộ đưa ra quyết định phiến diện không đầy đủ, nhưng đại diện Bộ GDĐT khẳng định đã thu thập, xem xét chứng cứ từ nhiều nguồn, trong đó có các tài liệu mà ông Hoàng Xuân Quế cung cấp. Trên cơ sở đánh giá khách quan, toàn diện các chứng cứ, thông tin thu thập được, có mời một số đơn vị thuộc Bộ công an và Hội đồng chức danh giáo sư ngành Kinh tế học tham gia, Bộ GDĐT có đủ cơ sở để ban hành Kết luận số 1254//KL-BGDĐT.
Cho đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT chưa đặt vấn đề thuê Luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước tòa. Theo thông tin từ Bộ GDĐT, Bộ trưởng đã ủy quyền cho hai công chức trực tiếp tham gia tố tụng trước tòa với tư cách là đại diện người bị kiện.
Theo TNO
Bị kiện vì khâu 'vùng kín' cho bệnh nhân quá hẹp
Nguyên đơn cho rằng, bác sĩ sản khoa đã khâu âm hộ của mình quá hẹp khiến cô gặp khó khăn trong chuyện chăn gối.
Người phụ nữ (giấu tên) sống tại thành phố Quebec, Canada cho biết, tháng 9/2010, chị được nhận vào Bệnh viện CHUL để sinh con. Người tiến hành ca đỡ đẻ hôm đó là bác sĩ sản khoa Guy Bolduc.
Ảnh minh họa
Trong quá trình đỡ đẻ, bác sĩ Bolduc đã rạch âm hộ để có thể lấy được em bé ra. Ngay sau khi em bé được đưa ra ngoài bụng mẹ, vị bác sĩ cũng đã lập tức khâu vết rạch lại cho sản phụ.
Bác sĩ Bolduc khuyên vợ chồng sản phụ không nên quan hệ tình dục trong 6 tuần đầu.Khoảng 2 tháng sau, tháng 12/2010, cặp vợ chồng bắt đầu 'quan hệ' thì người phụ nữ gặp sự cố ở vùng kín của mình.
Chị tới khám ở chỗ nơi khác thì được chẩn đoán có một vết sẹo và âm đạo hẹp đã gây khó khăn cho việc quan hệ tình dục. Cách khắc phục tình trạng này là phẫu thuật lại hoặc luyện tập co giãn hằng ngày cho âm đạo.
Cuối cùng, người phụ nữ đã chọn phương án thứ hai nhưng cho tới tận mùa thu năm 2011, người phụ nữ vẫn cảm thấy đau khi 'gần gũi' với chồng.
Hiện tại, người phụ nữ đang khởi kiện bác sĩ Bolduc về những tổn thất về thể chất, tinh thần, những nỗi đau, sự khó chịu và mất mát niềm vui cuộc sống mà chị phải gánh chịu.
Chị yêu cầu vị bác sĩ Bolduc phải bồi thường cho mình 225.000 USD (khoảng 4,76 tỷ đồng), còn anh chồng đòi bồi thường 75.000 USD (khoảng 1,58 tỷ đồng) cho những đau đớn mà anh phải chịu đựng trong suốt thời gian qua.
Theo Datviet
Sean Kingston bị kiện tội hiếp dâm tập thể Giọng ca "Beautiful Girls" vừa bị một cô gái kiện vì đã cùng một số người khác hiếp dâm cô này. Trang TMZ đưa tin, nam ca sỹ Sean Kingston vừa bị kiện vì tội đã cùng 2 người khác cưỡng hiếp một cô gái. Carissa Capeloto (22 tuổi) khẳng định rằng trước đây, cô đã ép buộc quan hệ tình dục với...