Bộ Giáo dục: ‘Hơn 34.000 tỷ chỉ là dự toán bước đầu’
Trước hàng loạt thắc mắc của dư luận về kinh phí 34.275 tỷ để đổi mới chương trình, SGK, ông Đỗ Ngọc Thống, Vụ phó Giáo dục trung học, cho rằng đây chỉ là con số dự toán bước đầu.
Chiều 15/4, trong cuộc họp báo quý I năm 2014 của Bộ GD-ĐT, một vấn đề được rất nhiều báo chí quan tâm, đặt câu hỏi liên quan đến con số 34.275 tỷ.
Đây là phát ngôn của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trong kỳ họp Ủy ban thường vụ Quốc hội lần thứ 27 (14/4), về kinh phí thực hiện đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa.
Đa số các ý kiến đều cho rằng con số này quá lớn và đề nghị Bộ GD-ĐT giải trình về việc hạch toán chi tiêu cụ thể như thế nào.
Video đang HOT
Người đưa ra thông tin này, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, không có mặt tại cuộc họp, vì vậy, ông Đỗ Ngọc Thống, Phó vụ trưởng Giáo dục Trung học đã đại diện cho Bộ trả lời.
Ông Thống tại hội nghị.
Theo ông Thống, chính tên đề án khiến nhiều người hiểu lầm. Ông cho biết: “Số tiền để viết chương trình, sách giáo khoa chỉ mất khoảng 5000 tỷ, còn lại sẽ giải quyết khoảng 7-8 mục việc. Bộ GD-ĐT không giấu giếm mà còn phải chờ thẩm tra qua rất nhiều cơ quan, trước khi công khai để xin ý kiến dư luận”.
Vụ phó Giáo dục Trung học cũng khẳng định con số 34.275 tỷ mà Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đưa ra chỉ là dự toán ban đầu. Bởi bất cứ đề án nào cũng đều phải hình dung tính khả thi, tính toán chi phí bước đầu. Nhưng để được thông qua và đưa vào thực hiện, đề án này còn phải trải qua quá trình thẩm định của Bộ Tài chính, Quốc hội và rất nhiều cơ quan khác.
Vị lãnh đạo này chia sẻ: “Khi tiến hành xây dựng đề án đổi mới chúng tôi phải khảo sát đánh giá hiện trạng dạy học trong đó có thiết bị, phòng thí nghiệm. Nhưng tinh thần đổi mới lần này vẫn là tận dụng tất cả trang thiết bị đã có sẵn, chỉ bổ sung những yêu cầu thiết thực, tránh phải đầu tư quá nhiều. Đặc biệt, thay đổi lớn nhất mà Bộ GD-ĐT hướng tới lần này chính là cải cách phương pháp dạy và học”.
Trước những ý kiến phản biện của đại biểu, từ nay đến 25/4, Bộ GD-ĐT sẽ phải hoàn chỉnh tất cả đề án để Ủy ban Văn hóa thanh thiếu niên nhi đồng Quốc hội thẩm định lại. Nếu được thông qua, đề án này sẽ đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng cho biết: “Ngay sau buổi báo cáo hôm qua, tất cả những chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã được Bộ GD-ĐT nghiêm túc tiếp thu, bổ sung, hoàn thiện không chỉ là con số khái toán này mà tất cả các nội dung khác.
Bộ sẽ rà soát lại để đưa ra con số khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, xuất phát từ nhu cầu tất yếu của đổi mới chương trình, sách giáo khoa để cuối cùng được Quốc hội thông qua”.
Theo VNE
Tiết kiệm chi 10% để tăng lương
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương năm 2014.
Để đảm bảo nguồn cho tăng lương trong năm 2014, trước đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn, yêu cầu các cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi để tạo nguồn cải cách tiền lương, đảm bảo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng cho cả năm 2014. Kinh phí bổ sung để thực hiện mức lương mới trong năm 2014 sẽ được bố trí trong dự toán chi ngân sách năm 2014 của các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo ANTD
Hà Nội thu ngân sách đạt 150.200 tỷ đồng Chiều 28-12, báo cáo đánh giá kết quả thu ngân sách năm 2013, ông Phi Vân Tuấn - Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội cho biết: "Đến ngày 27-12, Cục Thuế đã thu được 150.200 tỷ đồng, đạt 100,3% dự toán". Doanh nghiệp đến nộp thuế tại điểm thu ngân sách huyện Từ Liêm, Hà Nội Ảnh: PHÚ KHÁNH Nỗ lực tới...