Bộ Giáo dục: Hội đồng tự quản học sinh để tăng năng động, dân chủ
Các em học sinh lớp một, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận Tân Bình, TP.HCM. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)
Dự thảo Điều lệ trường tiểu học mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố với điểm mới nhất là thành lập Hội đồng tự quản lớp học, tăng thêm quyền tự chủ và tính năng động, dân chủ trong nhà trường.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã có cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN.
- Thưa Thứ trưởng, trong dự thảo Điều lệ trường tiểu học mới được công bố gần đây có xuất hiện chức danh Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp học. Có dư luận cho rằng sắp tới “chức danh” này sẽ thay thế hoàn toàn chức lớp trưởng. Điều này có đúng không, thưa ông?
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển:
Đây là cách hiểu sai. Dự thảo Điều lệ trường tiểu học điều 17 nói rõ có thể quy định chức danh Chủ tịch Hội đồng Tự quản lớp học hoặc lớp trưởng tùy vào thực tế mô hình giáo dục mà trường tiểu học đang triển khai.
Những trường học theo mô hình truyền thống vẫn có lớp trưởng. Những trường học có đủ điều kiện tổ chức theo mô hình trường học mới thì sẽ có Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp học.
Với quan điểm nhằm tổ chức cho học sinh biết tự quản, được hướng dẫn tự học và cùng nhau phát triển các kỹ năng sống, trong mô hình trường học mới, hình thức tổ chức lớp học dưới dạng Hội đồng tự quản học sinh là phù hợp nhất, hiệu quả nhất.
Video đang HOT
Ở các lớp học chưa áp dụng mô hình trường học mới không nhất thiết phải thành lập Hội đồng tự quản lớp học, bởi vì tính chất lớp học chủ yếu là các em ngồi nghe thầy cô giảng giải thuyết trình, ít có các hoạt động trong lớp, học sinh tiếp thu bài học một cách thụ động.
- Vậy Thứ trưởng có thể cho biết nguồn gốc từ đâu xuất hiện chức danh Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp học. Đây có phải là điều mới mẻ với giáo dục Việt Nam hay không ? Có dư luận cho rằng tên gọi Chủ tịch và cách tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới là do chúng ta đã du nhập máy móc từ nước ngoài, điều đó có đúng không, thưa ông?
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp học đã có ở một số trường lớp tiểu học triển khai theo Mô hình trường học mới từ 4 năm nay. Tính đến nay đã có hơn 2.500 trường tiểu học trong cả nước đã đi theo mô hình giáo dục này, sang năm học 2015-2016 sẽ có hơn 3.000 trường.
So với con số trên 15.000 trường tiểu học thì mô hình này còn mới, nhưng cũng không quá xa lạ. Nó mới không chỉ ở tên gọi mà là một sự thay đổi căn bản về phương pháp sư phạm, cách thức tổ chức giáo dục chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hướng dẫn tự học, phát huy năng lực phẩm chất, năng lực mỗi cá nhân.
Mô hình trường học mới được UNESCO và Ngân hàng Thế giới hỗ trợ để các nhà giáo dục tầm cỡ thế thế giới thiết kế cho các nước đang phát triển, áp dụng thành công đầu tiên ở Colombia và đã nhân rộng ra nhiều nước đang phát triển khác, được UNESCO và Ngân hàng Thế giới đánh giá là một trong số ít mô hình giáo dục thành công nhất trong các nước đang phát triển (có điều kiện giáo dục tương tự Việt Nam) và đã đoạt một số giải thưởng quốc tế.
Chúng ta tiếp thu mô hình trường học mới một cách thận trọng, có điều chỉnh phù hợp thực tế Việt Nam. Chúng tôi triển khai ban đầu tại 6 tỉnh, năm thứ hai tại tất cả 63 tỉnh thành, nhưng có nhiều trường triển khai tự nguyện, nhất là ở các tỉnh khó khăn, miền núi.
Có thể nói thêm tên gọi Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp học, hay lớp trưởng ở các nước cũng có thể khác nhau. Khi triển khai tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu đóng góp từ cơ sở và thống nhất gọi là Chủ tịch Hội đồng tự quản vì muốn nhấn mạnh vai trò làm chủ, sự chủ động, tự quản của học sinh thay cho vai trò chính là giúp giáo viên quản lý lớp như trước đây.
Vấn đề chính là ở chỗ đó chứ không phải ở tên gọi. Thực tế ai cũng biết là chúng ta đã có nhiều chức danh của các đoàn thể, tổ chức đã thay đổi tên gọi để phù hợp hơn với tính chất, vai trò của chức danh đó.
- Ông có thể nói rõ hơn Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp học có gì khác so với chức lớp trưởng ? Liệu nó có tạo ra lớp người ham thích quyền lực từ nhỏ như một số băn khoăn của dư luận gần đây hay không?
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Có thể tên gọi Chủ tịch nghe to tát nên xuất hiện tâm lý lo ngại trên, mà to tát là do người lớn nghĩ vậy chứ trẻ em thì không có so sánh gì. Còn nói về quyền lực thì chức lớp trưởng sẽ quyền hành hơn so với Chủ tịch Hội đồng tự quản. Lớp trưởng thường do giáo viên chỉ định, nhiều em giữ chức này nhiều năm. Các em thường đứng ra thay giáo viên quản lớp, theo dõi, đôn đốc việc học hành của các bạn, xem bạn nào đi học muộn, không học bài…
Chủ tịch Hội đồng tự quản không do giáo viên áp đặt mà do học sinh tự ứng cử, tập thể bình bầu luân phiên theo tháng hoặc học kỳ nên quyền lực không tập trung vào một cá nhân mà tạo cơ hội để nhiều học sinh được tham gia vào hoạt động của tập thể.
Đây là cách tạo dựng cho các em làm quen và thích ứng môi trường giáo dục dân chủ từ nhỏ. Chủ tịch hội đồng tự quản không có quyền lợi gì ngoài cơ hội rèn luyện bản thân. Nếu xuất hiện tâm lý thích làm lãnh đạo thì cũng phải chú ý lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bạn, của tập thể để được tín nhiệm qua bình bầu công khai…
Chủ tịch Hội đồng tự quản cũng không chỉ tuân thủ các yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm một cách cứng nhắc như vai trò của lớp trưởng, lớp phó của các lớp học truyền thống mà các em có thể đề đạt lên giáo viên, lên nhà trường các ý kiến thu thập từ các bạn. Đây là cách để học sinh tự tin, năng động, có trách nhiệm với tập thể và cá nhân mình, biết hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng Dự thảo Điều lệ trường tiểu học mới cũng không bắt buộc phải đổi chức danh lớp trưởng thành “Chủ tịch hội đồng tự quản” nhưng sẽ thay đổi về “chất” vai trò này. Đó là chuyển các em từ người thay mặt giáo viên quản lớp là chính sang là người đại diện cho tập thể lớp và các bạn.
Cũng xin nói thêm là trong quá trình triển khai vừa qua, một số giáo viên đã hiểu chưa đúng nên giao cho Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp học quá nhiều chức năng, trong đó có cả việc thay giáo viên điều hành một số hoạt động học tập của lớp. Qua theo dõi nắm bắt tình hình Bộ đã chỉ đạo uốn nắn sai lệch này./.
Theo vietnamplus
14 sinh viên cầm đầu biểu tình ở Thái Lan đã được thả
Một tòa án quân sự Thái Lan ngày 7.7 đã thả 14 sinh viên cầm đầu nhóm biểu tình ôn hòa đòi dân chủ hồi cuối tháng 6. Tuy nhiên, những cáo buộc liên quan đến các sinh viên này không được dỡ bỏ, theo Reuters.
Sinh viên Thái Lan biểu tình hồi cuối tháng 6 - Ảnh: Lam Yên
Luật sư của các sinh viên nói trên cho biết cảnh sát đã yêu cầu tiếp tục giam giữ nhưng tòa án đã bác yêu cầu đó và quyết định thả tự do cho 14 sinh viên vào ngày 7.7. Tuy nhiên, luật sư này cho hay những cáo buộc đối với các sinh viên đó đã không được dỡ bỏ.
Theo Reuters, nhiều người đã có mặt bên ngoài tòa án quân sự tại thủ đô Bangkok vào ngày 7.7, hô khẩu hiệu bày tỏ sự ủng hộ đối với các sinh viên này.
Hôm 30.6, Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Âu lên tiếng hối thúc chính quyền Thái Lan thả tự do cho các sinh viên và dỡ bỏ buộc tội đối với những sinh viên này. Tuy nhiên, chính quyền quân sự Thái Lan, đứng đầu là Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, lúc đó khẳng định sẽ không nhún nhường trước sức ép của quốc tế.
14 sinh viên trên bị cảnh sát và quân đội Thái Lan bắt giữ tối 26.6 sau khi nhóm này tổ chức biểu tình, giăng biểu ngữ đòi dân chủ, phản đối chính quyền quân đội vào ngày 25.6 tại Bangkok.
Những sinh viên này bị cáo buộc gây rối, vi phạm những điều trong Bộ luật Hình sự của chính quyền quân đội Thái Lan. Nếu tội danh được thành lập, họ phải đối mặt với mức án tối đa 7 năm tù giam.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
LHQ yêu cầu thả sinh viên biểu tình, Thái Lan quyết không chịu Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Âu ngày 30.6 hối thúc chính quyền Thái Lan thả 14 sinh viên cầm đầu nhóm biểu tình ôn hòa đòi dân chủ hồi tuần trước, nhưng lãnh đạo chính phủ quân sự Thái Lan không đồng ý, theo Reuters. Các sinh viên cầm đầu nhóm biểu tình tại Thái Lan hôm 25.6 - Ảnh: Lam...