Bộ Giáo dục giảm tải chương trình sách giáo khoa
Bộ GD&ĐT vừa công bố nội dung dự kiến giảm tải chương trình sách giáo khoa phổ thông, trong đó có năm nhóm được đề xuất cắt giảm, áp dụng từ năm học 2011-2012.
Theo Bộ Giáo dục, nhóm đầu tiên là giảm tải sự trùng lặp ở nhiều môn học, ví dụ cùng nội dung nhưng được dạy ở cả môn sinh học, hoá học, công nghệ… Thứ hai là cắt giảm nội dung giống nhau ở lớp dưới và lớp trên do chưa lường hết hạn chế của cách xây dựng chương trình.
Bộ GD&ĐT thừa nhận sách giáo khoa hiện hành còn nhiều bài tập, câu hỏi yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Những tồn tại này sẽ được khắc phục trong năm học mới.
Cụ thể ở cấp Tiểu học, chương trình giảm tải sẽ không yêu cầu học sinh xây dựng tiểu phẩm khi học môn đạo đức. Ở môn Địa lý lớp 6, bài Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí sẽ bỏ câu hỏi “Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và lục địa?”
Bên cạnh đó, Bộ sẽ điều chỉnh kiến thức mang đặc điểm địa phương, như môn công nghệ ở thành phố có thể dạy về kỹ thuật trồng cây cảnh hay kỹ thuật thuỷ canh thay vì phải dạy kiến thức về trồng cây gây rừng.
Từ năm nay sẽ bắt đầu giảm tải chương trình SGK hiện hành. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Video đang HOT
Các bài học sẽ được điều chỉnh, sắp xếp hợp lý hơn. Như ở môn Mỹ thuật cấp THCS chương trình lớp 7 có bài “Mỹ thuật thời Trần” và “Một số công trình mỹ thuật thời Trần” được dạy cách nhau 8 tuần, trong điều chỉnh mới hai tiết này sẽ ở hai tuần liền nhau để thuận tiện hơn trong việc dạy và học, đảm bảo mạch kiến thức không bị ngắt quãng.
Bộ Giáo dục cho hay, những người tham gia nghiên cứu giảm tải chương trình sách giáo khoa phổ thông gồm chuyên viên phụ trách môn học của Bộ, đại diện tác giả chương trình sách giáo khoa, cán bộ nghiên cứu giáo dục và đại diện giáo viên trực tiếp giảng dạy.
Việc giảm tải sẽ loại bỏ phần không hợp lý trong chương trình nhưng vẫn giữ được mạch, tính lôgic của kiến thức và thống nhất của các bộ môn, không thay đổi sách giáo khoa hiện hành. Sau khi điều chỉnh, Bộ sẽ có tài liệu hướng dẫn thực hiện đối với mỗi môn học. Các bài, phần giảm tải, đọc thêm không nằm trong nội dung thi. Học sinh cũng không cần mua sách giáo khoa mới.
Theo VNE
Gặp nữ chủ nhân Huy chương đồng Olympic Sinh học quốc tế
"Huy chương đồng không là thành tích cao nhất nhưng em vẫn rất bất ngờ, hạnh phúc" - Khiêm tốn nhưng cũng rất quyết đoán, đó là những điều chúng tôi cảm nhận khi gặp gỡ Trương Thị Phương Thảo, nữ sinh vừa đoạt HCĐ Olympic Sinh học quốc tế.
Trương Thị Phương Thảo vừa đoạt Huy chương đồng Olympic Sinh học Quốc tế lần thứ 22.
"Đã thi thì không bao giờ bỏ cuộc"
Là học sinh đầu tiên của THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng đoạt Huy chương đồng (HCĐ) Olympic Quốc tế ở bộ môn Sinh học, với Phương Thảo, là một bất ngờ, Thảo chia sẻ: "Trong các phần thi, về lý thuyết, em yên tâm. Nhưng về phần thực hành, rất khó, em nghĩ mình làm không tốt lắm nên khó mà đoạt huy chương. Nhưng thật may mắn...".
Nhận xét về bản thân, Thảo tự nhận là một người rụt rè, ít nói nhưng hơi bướng. Còn anh Trương Phúc - ba Thảo chia sẻ: "Hồi cháu thi vào đội tuyển quốc gia, chúng tôi có khuyên con thôi đứng cố chú tâm vào chuyên môn, mà lo luyện thi đại học. Chúng tôi kỳ vọng con mình đậu đại học. Vợ chồng tôi đều là công nhân. Đời ông bà, cha mẹ đều chưa ai vào đại học nên thấy con mình học được thì mừng lắm...".
Quyết tâm theo ngành Sinh học, Thảo tâm sự với ba mẹ: "Đã vào phòng thi thì con không bỏ cuộc. Không thể nhắm mắt nhún nhường trước bài tập mà con có thể giải quyết được. Đi theo chuyên môn Sinh học, con không dám kỳ vọng thành tích cao nhưng con sẽ cố gắng hết sức. Ba mẹ yên tâm, con sẽ không lơ là các môn thi đại học".
Khi biết mình đoạt được HCĐ, từ Đài Loan, Thảo không có cách nào liên lạc về báo tin ngay cho ba mẹ hay. "Ba mẹ em hay tin con đoạt huy chương qua báo chí chứ không phải từ em đầu tiên". Nhưng người mà em nghĩ đến đầu tiên khi đoạt huy chương là ba mẹ, là thầy cô. Thảo cười hiền nhẹ lòng tâm sự: "Em biết, ba mẹ đã nhiều đêm lo cho con mà mất ngủ. Cô Trần Thị Huệ, giáo viên chủ nhiệm lớp em cũng động viên, dặn dò em từng chút".
"Huy chương giúp em tự tin theo đuổi ước mơ"
Suốt 12 năm liền Thảo đều đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Em đặc biệt xuất sắc ở bộ môn Sinh học. Bảng thành tích của Thảo ở môn này suốt 3 năm cấp THPT toàn huy chương vàng (HCV) và giải nhất. Liên tiếp 2 năm lớp 10 và 11, Thảo đều đoạt HCV Olympic 30/4. Giải Nhất môn Sinh học cấp TP các năm lớp 10, 11, 12. Với giải nhất Sinh học cấp quốc gia, Thảo đã được chọn vào đội tuyển tranh tài quốc tế và đoạt HCĐ Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 22 tại Đài Loan.
Nữ sinh có nụ cười tươi tắn này là chủ nhân của một bộ sưu tập thành tích đáng nể ở bộ môn Sinh học.
Vốn là học sinh chuyên Toán ở đầu cấp THCS, Thảo "bén duyên" với môn Sinh học vì "Cô giáo dạy môn Sinh của em, cô Lê Thị Na Sa dạy môn này rất hay. Em thích và đăng ký vào đội chuyên Sinh của trường. Thảo đi thi, đoạt luôn giải nhất môn Sinh học toàn TP từ cấp THCS".
Thảo cũng là học sinh đầu tiên của Đà Nẵng đoạt HCĐ Olympic Sinh học cấp quốc tế. Chia sẻ bí quyết chuyên môn, Thảo cho biết: "Em luôn xác định yêu cầu của mỗi của thi để có phương pháp ôn luyện hợp lý. Ví dụ, ở kỳ thi cấp quốc gia. Đề thi tự luận yêu cầu học sinh không chỉ nắm vững lý thuyết, thực hành mà còn có khả năng hành văn, trình bày tốt để làm sáng tỏ các ý mình đã triển khai trong bài làm nên em chú trọng luyện tập thêm về hành văn. Còn ở kỳ thì cấp quốc tế, đề thi trắc nghiệm nên em chọn phương pháp tập trung vào kiến thức, học rộng, học sâu để tìm ra đáp án đúng cho mỗi câu hỏi".
Ngoài giờ học, niềm vui giải trí của Thảo là tham gia ca hát trong đội văn nghệ ở trường và vẽ. Em thích hát, và tham gia tập luyện, trình diễn trong các buổi biểu diễn văn nghệ ở trường giúp em vơi đi căng thẳng sau những giờ học tập trung. Giữa lúc học mà thấy mệt thì em không cố mà... lấy giấy bút ra vẽ để thư giãn.
Đoạt huy chương, "hạnh phúc lắm", nhưng với Thảo, đó chưa phải là điều lớn nhất em có được từ kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế. Mà chính từ cơ hội tham gia đội tuyển quốc gia đi thi quốc tế, em được tiếp cận thêm nhiều kiến thức mới ở bộ môn Sinh học, đặc biệt là ở phần thực hành ứng dụng Công nghệ sinh học.
Điều này, giúp em thêm thích và nuôi dưỡng ước mơ theo đuổi ngành Công nghệ Sinh học Y dược, là một ngành khá mới, góp phần tìm ra những phương thuốc, phương pháp chữa bệnh mới, nâng cao chất lượng chăm sóc y tế và chống lại các bệnh nan y từ việc ứng dụng Công nghệ sinh học. Đoạt được huy chương, em có thêm tự tin để theo đuổi ước mơ theo con đường nghiên cứu sinh học.
Theo Dân Trí
Đề Sinh học: Thí sinh khen dễ, giáo viên kêu khó Đa số thí sinh cho rằng, đề thi sinh học khá dễ và có thể làm "ngon", tuy nhiên, giáo viên thì cho rằng, với học sinh trung bình, đây là một đề khi "khó nhằn". Theo ghi nhận của Phóng viên báo GDVN, tại các Hội đồng thi tại quận Hà Đông vào chiều nay, khi được hỏi sau giờ làm bài...