Bộ Giáo dục đề xuất cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới

Theo dõi VGT trên

Ở cấp trung học phổ thông, học sinh có thể lựa chọn ba luồng chính là định hướng chung (có tính hàn lâm, khoa học như hiện nay), định hướng kỹ thuật, công nghệ hay định hướng năng khiếu (nghệ thuật, thể thao).

Đây là một trong những thay đổi quan trọng trong Tờ trình về Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi đến Thủ tướng Chính phủ. Nội dung này được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chiều tối ngày 7/1.

Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới

Theo Tờ trình, Bộ xây dựng phương án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục bậc cao; giáo dục thường xuyên-học tập suốt đời.

Trong đó, giáo dục mầm mon gồm nhà trẻ và mẫu giáo

Giáo dục phổ thông cơ bản không thay đổi, gồm tiểu học 5 năm, trung học cơ sở 4 năm, trung học phổ thông 3 năm. Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở chỉ có một luồng là giáo dục cơ bản.

Trung học phổ thông có ba luồng là định hướng chung (có tính hàn lâm, khoa học như hiện nay), định hướng kỹ thuật, công nghệ hay định hướng năng khiếu (nghệ thuật, thể thao).

Giáo dục nghề nghiệp gồm đào tạo sơ cấp 1-3; trung cấp 3 năm (để đảm bảo khối lượng kiến thức phổ thông tối thiểu tương đương trung học phổ thông), cao đẳng 2-3 năm.

Giáo dục bậc cao gồm đại học, thạc sỹ, tiến sỹ. Trong đó đại học học từ ba đến 4 năm, phân thành ba luồng: định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng, định hướng thực hành.

Thạc sỹ học từ một đến hai năm, phân thành hai luồng: định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng.

Video đang HOT

Bộ Giáo dục đề xuất cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới - Hình 1

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng việc cơ cấu lại hệ thống sẽ giúp khắc phục được các tồn tại. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam )

Sẽ khắc phục được các hạn chế?

Cũng theo nội dung tờ trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay bị phân mảnh, liên kết lỏng lẻo giữa các bộ phận (giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, giáo dục đại học), quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục chưa hợp lý, không đồng bộ. Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo chậm được khắc phục, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội và hội nhập quốc tế.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng tính liên thông giữa các chương trình, trình độ, loại hình đào tạo trong hệ thống còn nhiều hạn chế chủ yếu do chưa xác định rõ ràng các hướng phát triển cho học sinh phổ thông và thiếu sự phân luồng người học từ sau trung học cơ sở cho đến hết giáo dục trung học.

Ở giáo dục bậc cao, các hướng đào tạo hàn lâm và hướng kỹ thuật-công nghệ (khoa học ứng dụng) trong giáo dục bậc cao vẫn chồng lấn nhau về chương trình đào tạo, mô hình tổ chức, đo lường đánh giá và kiểm định chất lượng.

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại sự chồng chéo trong chức năng của các đơn vị tham gia giáo dục và đào tạo. Cùng một bậc học hoặc cấp độ đào tạo, trên cùng một địa bàn nhưng có nhiều loại hình đơn vị tham gia đào tạo, không có điều tiết chung, dẫn đến lãng phí công sức và nguồn lực.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, với phương án cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới sẽ khắc phục được các tồn tại trên./.

Theo vietnamplus.vn

Bỏ môn "Công dân với Tổ quốc" trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Với những góp ý của các nhà khoa học, nhà giáo trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT thống nhất bỏ môn Công dân với Tổ quốc trong chương trình mới.

Ông Dương Trung Quốc: "Bộ Giáo dục nên cẩn trọng, có thiện chí và dân chủ hơn"Chủ tịch Quốc hội: Con đường học sinh giỏi thành nguyên khí quốc gia còn xa lắmChủ tịch nước: Lịch sử là cội nguồn của sức sống, là sự trường tồn của dân tộcGiáo sư Phan Huy Lê muốn rõ thế nào là "tiếp tục giữ môn học Lịch sử?

Theo một nguồn tin đáng tin cậy mà Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có được, qua buổi làm việc giữa Ban Tuyên giáo Trung ương với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Bộ GD&ĐT về số phận môn lịch sử trong chương trình mới được tổ chức chiều qua (7/12) tại Ban Tuyên giáo Trung ương, trên cơ bản có một vài ý kiến.

Đối với cấp 1 (tiểu học) lịch sử sẽ tích hợp trong môn học chung cùng với một số môn học khác, chủ yếu để giáo dục lịch sử thông qua các câu chuyện tạo hứng thú và hiểu biết cho học sinh.

Đối với cấp 2 (THCS) sẽ chọn ra ba phần, phần thứ nhất lịch sử riêng, phần thứ hai là địa riêng, phần thứ ba là tích hợp giữa sử và địa. Hiện tại đang để mở về việc đặt tên cho môn học này, có thể môn học này là "sử - địa" hoặc để sử riêng, địa riêng, nhưng nếu Lịch sử riêng, Địa lí riêng thì phần nội dung tích hợp giữa hai môn sẽ đặt vào đâu? Vấn đề này vẫn đang được bàn luận.

Bỏ môn Công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới - Hình 1

Ảnh minh họa. Xuân Trung

Đối với cấp THPT sẽ có Lịch sử 1 và Lịch sử 2, cả hai đều là chương trình nâng cao, đó là một môn riêng, độc lập. Lịch sử 1 là môn bắt buộc đối với khối của Khoa học xã hội (theo phân luồng), theo vị này thì Lịch sử 1 sẽ nâng cao hơn, chuyên sâu hơn.

Lịch sử 2 cũng là chương trình nâng cao, nhưng thấp hơn Lịch sử 1, Lịch sử 2 dành cho khối Khoa học tự nhiên.

"Như vậy, cả cấp 1,2,3 đều có Lịch sử, chứ không bỏ Lịch sử. Cấp 1 thì Lịch sử hòa chung vào các môn như đề xuất của Bộ GD&ĐT, cấp 2 không như phương án của Bộ (phương án của Bộ là Lịch sử nằm trong môn Khoa học xã hội), mà có chút điều chỉnh, hoặc là ghép với môn Địa lí hoặc là Lịch sử đứng riêng. Nhưng cho dù có ghép với môn Địa thì nội dung Lịch sử vẫn riêng, địa lí riêng" vị này cho biết.

Nội dung

Bỏ môn Công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới - Hình 2

Chủ tịch nước: Lịch sử là cội nguồn của sức sống, là sự trường tồn của dân tộc (GDVN) - Sứ mạng của khoa học lịch sử vì vậy là hết sức nặng nề, nhưng cũng hết sức vẻ vang. Với ý nghĩa đó Chủ tịch nước luôn đánh giá cao vai trò của lịch sử.

Thông tin thêm với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, PGS. Vũ Quang Hiển (đại biểu được mời dự buổi làm việc trên) cho biết, buổi làm việc cơ bản đã đạt được những thống nhất. Theo đó, các bên thống nhất bỏ môn Công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

"Hiện đang cân nhắc môn Lịch sử ở THCS sẽ nên như thế nào, còn Lịch sử ở cấp THPT là bắt buộc và độc lập. Quan điểm của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam là môn học này phải là cơ bản, độc lập và bắt buộc, nhưng Bộ GD&ĐT chỉ tiếp thu với tinh thần có mức độ" PGS. Vũ Quang Hiển cho biết.

Được biết, trong buổi làm việc giữa ba cơ quan nêu trên, GS. Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) đã hoan nghênh việc làm tích hợp, và hoàn toàn đồng ý với chủ trương tích hợp, nhưng vấn đề phải thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội (tích hợp sâu ở các lớp dưới và phân hóa dần ở các lớp trên).

GS. Phan Huy Lê và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam hoàn toàn đồng ý việc tích hợp ở cấp tiểu học giữa Lịch sử, Địa lí và có thể phối hợp với các môn khác. Đối tới THCS, GS. Phan Huy Lê đề nghị ba nội dung; nội dung Lịch sử, nội dung Địa lí và các phần chung giữa hai môn này, đồng ý là tích hợp các phần chung. Tuy nhiên, việc gọi tên là gì thì GS. Phan Huy Lê nêu ý kiến, có thể gọi là môn "Sử - Địa".

Đối với cấp THPT, GS. Phan Huy Lê đề nghị môn Lịch sử phải là bắt buộc, với lí do, ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, Lịch sử phải là Quốc sử. Và, chính thức đề nghị môn Lịch sử là môn độc lập, bắt buộc, không nằm trong môn Công dân với Tổ quốc.

Cũng trong buổi tọa đàm này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng thống nhất với các nhà khoa học rằng, ở cấp THCS sẽ không gọi tên môn Khoa học xã hội, thay vào đó có thể gọi là môn "Lịch sử và Địa lí". Riêng cấp THPT, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển không đề cập?

Chia sẻ thêm thông tin cuộc tọa đàm chiều qua, PGS. Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, kết thúc buổi tọa đàm, ông Vũ Ngọc Hoàng - Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đã khẳng định lại vai trò của môn Lịch sử trong xã hội là hết sức cần thiết, cần phải tôn trọng môn học và được thể hiện trong chương trình, sách giáo khoa mới.

Theo PGS. Nghiêm Đình Vỳ thông tin lại, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng cũng đã kết luận, môn Lịch sử ở cấp THPT là môn học bắt buộc, bắt buộc được thể hiện ở hai loại: Thứ nhất, gọi là Lịch sử 1 và thứ hai, Lịch sử 2.

"Tôi nghĩ Bộ GD&ĐT không theo kết luận của đồng chí Vũ Ngọc Hoàng cũng không được. Nhưng vấn đề là Bộ GD&ĐT vẫn đang mập mờ đối với môn Lịch sử ở cấp THPT" PGS. Nghiêm Đình Vỳ cho hay.

Theogiaoduc.net.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?
07:06:19 26/12/2024
Cặp đôi "chị - em" Vbiz để lộ bằng chứng sống chung nhà?Cặp đôi "chị - em" Vbiz để lộ bằng chứng sống chung nhà?
07:59:00 26/12/2024
Ông chú U45 cưới cô gái kém 20 tuổi ở Đà Nẵng: Rước dâu bằng mô tô, sính lễ cưới có Baby ThreeÔng chú U45 cưới cô gái kém 20 tuổi ở Đà Nẵng: Rước dâu bằng mô tô, sính lễ cưới có Baby Three
06:46:31 26/12/2024
Đoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túyĐoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túy
08:42:09 26/12/2024
Sao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinhSao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinh
08:32:35 26/12/2024
Nhìn trán con bị bầm tím, tôi lỡ nói nặng lời với mẹ chồng nào ngờ phải trả cái giá quá đắtNhìn trán con bị bầm tím, tôi lỡ nói nặng lời với mẹ chồng nào ngờ phải trả cái giá quá đắt
07:05:20 26/12/2024
Anh trai chồng cũ ép tôi phải chăm mẹ già tai biến, tôi vừa từ chối xong liền bị trả thù bằng chiêu dở khóc dở cườiAnh trai chồng cũ ép tôi phải chăm mẹ già tai biến, tôi vừa từ chối xong liền bị trả thù bằng chiêu dở khóc dở cười
06:49:03 26/12/2024
Mỹ nam Hoa ngữ đang bị mỉa mai trên MXH: Nhan sắc "hàng hiếm", diễn xuất đỉnh nhưng nổi tiếng nhờ đánh đổi thân xác?Mỹ nam Hoa ngữ đang bị mỉa mai trên MXH: Nhan sắc "hàng hiếm", diễn xuất đỉnh nhưng nổi tiếng nhờ đánh đổi thân xác?
06:13:25 26/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thầy phong thủy dặn: 4 nơi trong nhà càng trống càng thịnh, con cháu "đạp gió đông" đời đời giàu có

Thầy phong thủy dặn: 4 nơi trong nhà càng trống càng thịnh, con cháu "đạp gió đông" đời đời giàu có

Sáng tạo

09:46:17 26/12/2024
Muốn gia tăng vận may, hãy chú tâm vào 4 nơi này. Theo phong thủy, trong nhà có 4 khu vực càng được để trống sẽ càng mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Từng trốn vé tàu, 40 năm sau nữ hành khách quay lại trả phong bì đầy tiền

Từng trốn vé tàu, 40 năm sau nữ hành khách quay lại trả phong bì đầy tiền

Netizen

09:44:39 26/12/2024
Một người phụ nữ ở Hàn Quốc nhét chiếc phong bì có 2 triệu won (hơn 35 triệu đồng) vào cửa bán vé ở ga tàu với lời nhắn xin lỗi vì đã từng trốn mua vé.
73% nhân viên muốn nghỉ việc vì công ty yêu cầu lên văn phòng 5 ngày/tuần

73% nhân viên muốn nghỉ việc vì công ty yêu cầu lên văn phòng 5 ngày/tuần

Thế giới

09:41:43 26/12/2024
Gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon đang khiến nhiều nhân viên xôn xao khi đưa ra quy định bắt buộc phải làm việc ở văn phòng 5 ngày/tuần.
Mẹ Han So Hee lãnh án tù

Mẹ Han So Hee lãnh án tù

Sao châu á

09:39:56 26/12/2024
Ngày 25/12, tờ Nate đưa tin Tòa án quận Chuncheon (Wonju, Hàn Quốc) đã đưa ra phán quyết đối với bà Shin - mẹ Han So Hee - về tội danh liên quan đến việc thành lập, tổ chức địa điểm đánh bạc trái phép.
Nhiều sân Pickleball "mọc" lên trái quy định ở Đắk Lắk

Nhiều sân Pickleball "mọc" lên trái quy định ở Đắk Lắk

Tin nổi bật

09:39:29 26/12/2024
Nhu cầu chơi Pickleball tăng cao, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), nhiều người đã mở sân để kinh doanh. Tuy nhiên, có một số sân tập ở thành phố này xây dựng trái quy định và bị xử phạt.
Dự đám cưới, người đàn ông vỡ xương, nguy kịch vì giàn pháo tự chế

Dự đám cưới, người đàn ông vỡ xương, nguy kịch vì giàn pháo tự chế

Sức khỏe

09:36:46 26/12/2024
Người đàn ông 45 tuổi được đưa đến viện trong tình trạng hôn mê, chấn thương sọ não nghiêm trọng, do một quả pháo trong giàn pháo tự chế bất ngờ phát nổ trong đám cưới.
'Không thời gian' tập 20: Hùng quyết tâm cưới Hạnh dù bị ngăn cản

'Không thời gian' tập 20: Hùng quyết tâm cưới Hạnh dù bị ngăn cản

Phim việt

09:36:11 26/12/2024
Trong Không thời gian tập 20 phát sóng tối nay (26/12), vì hiểu lầm năm xưa, tình yêu của ông Cường (NSND Trung Anh) và bà Hồi (NSND Như Quỳnh) đứt gánh.
Kiện chồng Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng: 'Không làm gì vô cớ'

Kiện chồng Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng: 'Không làm gì vô cớ'

Sao việt

09:27:51 26/12/2024
Đón Giáng sinh tại Mỹ, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đăng chia sẻ được cho là về vụ kiện tụng với ông Gerard Richard Williams - chồng ca sĩ Bích Tuyền.
Chuyện "săn" tội phạm ma túy ở thành phố Cảng

Chuyện "săn" tội phạm ma túy ở thành phố Cảng

Pháp luật

08:51:43 26/12/2024
Đặc biệt là sự gia tăng của các tụ điểm tiêu thụ ma túy núp bóng kinh doanh dịch vụ giải trí, cho thấy cuộc chiến chống tội phạm ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp, đòi hỏi những biện pháp quyết liệt và đồng bộ của lực lượng chức năng.
Tử vi 12 con giáp hôm nay 26/12: Hợi tài lộc vượng phát, Ngọ sự nghiệp thăng tín

Tử vi 12 con giáp hôm nay 26/12: Hợi tài lộc vượng phát, Ngọ sự nghiệp thăng tín

Trắc nghiệm

08:43:47 26/12/2024
Tham khảo tử vi 12 con giáp hôm nay 26/12/2024 các tuổi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về vận trình sự nghiệp, tình yêu, tài lộc, sức khỏe.
Ca khúc đạt 126 triệu lượt xem của Lisa bị xếp vào nhóm thảm họa

Ca khúc đạt 126 triệu lượt xem của Lisa bị xếp vào nhóm thảm họa

Nhạc quốc tế

08:29:43 26/12/2024
Ca khúc New Woman do Lisa (Blackpink) và Rosalía thể hiện lọt vào danh sách những ca khúc tệ nhất năm 2024 do tạp chí Variety (Mỹ) bình chọn.