Bộ Giáo dục – Đào tạo tuyển sinh 15 suất học bổng học tại Belarus năm 2018
Bộ Giáo dục – Đào tạo vừa công bố thông tin tuyển sinh 15 suất học bổng Chính phủ Cộng hòa Belarus cấp cho Việt Nam năm 2018 trong khuôn khổ Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Việt Nam và Belarus.
ảnh minh họa
Belarusian State University – một trong những trường đại học danh tiếng tại Belarus.Theo đó, trong tổng số 15 suất học bổng có 3 học bổng đào tạo trình độ đại học, 5 học bổng đào tạo trình độ thạc sĩ và 2 học bổng đào tạo trình độ tiến sĩ, 5 học bổng thực tập sinh.
Ngoài các điều kiện để các ứng viên dự tuyển là có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật; đủ sức khỏe để học tập tại nước ngoài; chưa đăng ký dự tuyển chương trình học bổng nào khác… các ứng viên còn cần cam kết hoàn thành chương trình đào tạo và trở về phục vụ tại cơ quan cử đi học hoặc theo yêu cầu của Nhà nước.
Những người không hoàn thành chương trình đào tạo, tự bỏ học, bị buộc thôi học hoặc sau khi tốt nghiệp không trở về nước phục vụ, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người được cấp học bổng sẽ phải bồi hoàn kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành.
Video đang HOT
Với các học bổng trong khuôn khổ Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Việt Nam và Belarus, Chính phủ Belarus miễn học phí, cấp bảo hiểm y tế, học bổng hàng tháng cho thời gian khóa học chuyên ngành theo mức quy định của Chính phủ Belarus đối với lưu học sinh học bổng Hiệp định với điều kiện người nhận học bổng phải hoàn thành các môn học theo yêu cầu của chương trình đào tạo.
Chính phủ Việt Nam cấp vé máy bay một lượt đi và về, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa và cấp bù sinh hoạt phí hàng tháng cho toàn khóa học theo chế độ hiện hành.
Về thời gian đào tạo, chương trình đại học (cử nhân hoặc kỹ sư, chuyên gia) sẽ kéo dài từ 4 đến 5 năm học. Chương trình thạc sĩ kéo dài từ 1 đến 2 năm học. Chương trình tiến sĩ kéo dài từ 3 đến 4 năm. Chương trình thực tập sinh chỉ kéo dài từ 3 tháng đến 1 năm.
Các ứng viên phải thông thạo tiếng Belarus hoặc tiếng Nga. Trường hợp chưa có ngoại ngữ ứng viên phải tự thu xếp học phí và thời gian học 1 năm dự bị tiếng.
Một số trường hợp không xét tuyển là các ứng đã từng được cơ quan Nhà nước cử đi học ở nước ngoài nhưng không hoàn thành khóa học; đang làm việc tại cơ quan trong nước nhưng không có văn bản của cơ quan trực tiếp quản lý cho phép dự tuyển; đã được các cơ quan, địa phương trong nước hoặc nước ngoài cấp học bổng đi học ở nước ngoài, hiện có các ràng buộc về nghĩa vụ, trách nhiệm chưa được phép đi học tiếp ở nước ngoài; đã được tuyển chọn đi học nước ngoài nhưng không đi học vì lý do cá nhân.
Theo Baotintuc.vn
Nhiều giáo viên đã vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em mà không biết
"Theo quy định pháp luật, hành vi bắt học sinh quỳ gối đã xâm hại đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người. Đó là phương pháp trái quy tắc, đạo đức nghề nhà giáo".
Việc giáo viên đánh đập, phạt quỳ, bêu riếu, xúc phạm học sinh đều không được pháp luật cho phép. Ảnh: T.L
Đó là ý kiến của Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) về vụ việc cô giáo quỳ xin lỗi phụ huynh đang nhận sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Theo Luật sư Nguyễn Anh Thơm, để đánh giá một cách khách quan, toàn diện bản chất vụ việc thì cũng cần thiết phải xem xét đến nguyên nhân phát sinh, để làm căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật.
Xét hành vi của cô giáo, nếu có căn cứ xác định như lời của các phụ huynh phản ánh cô N (Trường Tiểu học Bình Chánh, Long An) phạt học sinh quỳ gối nhiều lần, có lần 10 phút, có lần cả tiết học (lúc phạt cá nhân, lúc phạt tập thể), cô dùng thước đánh vào tay học sinh... Đây là nguyên nhân gây bức xúc cho các phụ huynh.
Về hành vi khách quan, việc bắt học sinh phải quỳ gối có thể theo cô giáo là cách "dạy bảo", nhưng về mặt pháp luật đã xâm hại đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người. Dù các cháu còn nhỏ tuổi, nhận thức còn hạn chế nhưng không vì thế mà tự cho phép mình được dạy bảo bằng hình thức trái pháp luật và trái quy tắc đạo đức nghề giáo viên.
Có điều, hiện nay nhiều giáo viên, kể cả phụ huynh chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về quyền trẻ em, chính vì vậy vô tình đã có những hành vi xâm phạm các quyền của trẻ. Để tránh được điều này, Luật sư Thơm dẫn chứng một số quy định của pháp luật, để giáo viên và phụ huynh lưu ý trong quá trình dạy dỗ trẻ:
Điều 16 Công ước quốc tế quyền trẻ em quy định: "Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như những sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của các em. Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như vậy".
Điều 37 Hiến pháp 2013 quy định "Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; đươc tham gia vao cac vân đê về tre em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em".
Điều 27 Luật trẻ em 2016 quy định: "Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phat triên toàn diện của trẻ em".
Theo Điều 4 Luật trẻ em đã giải thích "Bạo lực trẻ em" là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em...
Nếu vi phạm những quy định trên, tùy theo mức độ, người lớn có thể bị xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Laodong.vn
Ôn thi các môn khoa học tự nhiên hiệu quả Để chọn đáp án đúng cho các câu hỏi trắc nghiệm trong bài thi khoa học tự nhiên kỳ thi THPT quốc gia, cần phải có sự chuẩn bị bài bản về lý thuyết và các dạng bài tập. ảnh minh họa Môn vật lý Để có thể ôn thi một cách hiệu quả nhất, theo giáo viên Nguyễn Thị Ngọc Dung, Trường...