Bộ Giáo dục-Đào tạo hướng dẫn các đại học triển khai đào tạo từ xa
Thời gian qua, nhằm đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch và kế hoạch năm học, một số cơ sở đào tạo đã chủ động triển khai các phương thức đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến.
Đại học Bách khoa Hà Nội triển khai học online cho các sinh viên đăng ký các lớp học phần được giảng dạy theo hình thức Blended Learning. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các đại học, trường đại học, học viện; các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm về việc triển khai công tác đào tạo từ xa ứng phó với dịch COVID-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo tích cực thực hiện các phương án phòng, chống dịch theo chỉ đạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng cơ sở đào tạo.
Thời gian qua, nhằm đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch và kế hoạch năm học, một số cơ sở đào tạo đã chủ động triển khai các phương thức đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến.
Video đang HOT
Để thống nhất thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu cơ sở đào tạo thực hiện các hướng dẫn sau:
Căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo có thể sử dụng các phương thức đào tạo từ xa đối với một số học phần phù hợp, áp dụng cho các khóa đào tạo chính quy, vừa làm vừa học trong thời gian học sinh, sinh viên không học tập trung do dịch COVID-19; trong đó, khuyến khích sử dụng phương thức đào tạo trực tuyến qua mạng; bảo đảm chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra của từng học phần và chương trình đào tạo.
Các cơ sở đào tạo đảm bảo các điều kiện cần thiết, tổ chức đào tạo từ xa phù hợp với phương thức đào tạo từ xa do cơ sở đào tạo lựa chọn gồm: hệ thống kỹ thuật hỗ trợ, học liệu, giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý… và các điều kiện khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, theo quy định tại Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xây dựng các tài liệu hướng dẫn cho giảng viên, cán bộ quản lý, người học về các kỹ năng cần thiết để dạy-học từ xa (ví dụ: kỹ năng sử dụng máy tính, thiết bị di động,…); quy trình, cách thức tổ chức dạy-học theo phương thức đào tạo từ xa; quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập…
Các cơ sở thông báo đầy đủ thông tin tới giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý, người học về tài liệu hướng dẫn đào tạo từ xa, học liệu, kế hoạch học tập, kiểm tra, đánh giá…, bảo đảm có sự chuẩn bị, thực hiện thống nhất giữa cơ sở đào tạo và người học khi tổ chức thực hiện.
Cơ sở đào tạo thực hiện các nội dung hướng dẫn trên, bảo đảm chương trình, chất lượng đào tạo và chịu trách nhiệm giải trình; cập nhật việc tổ triển khai đào tạo từ xa, báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo./.
Theo vietnamplus
Đào tạo từ xa là giải pháp hữu hiệu khi có thiên tai, địch họa
Theo thầy Dong, lâu nay đối tượng học theo hình thức đào tạo từ xa thường là những người lớn tuổi nhưng giờ chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng đối với học trò.
Hiện nay, học sinh cả nước đều được nghỉ học đến hết ngày 23/2 và thậm chí theo công văn hỏa tốc của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các tỉnh, thành xem xét cho nghỉ học hết tháng 2 để tránh dịch Covid-19.
Việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học trên cả nước có lẽ là điều không có ai mong muốn và các lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành giáo dục lại càng không muốn nó xảy ra.
Thế nhưng, trước diễn biến của dịch bệnh thì phương án cho học sinh, sinh viên nghỉ học cũng là giải pháp cần thiết để tạo sự yên tâm cho nhiều người.
Và nếu dịch Covid-19 còn tiếp tục thì rõ ràng chúng ta chưa thể an tâm cho học sinh quay trở lại trường học bởi điều quan trọng nhất trong lúc này là hàng chục triệu học sinh, sinh viên trên cả nước được đảm bảo an toàn về sức khỏe và tạo được sự an tâm cho phụ huynh.
Khi học sinh nghỉ học để phòng tránh dịch, nhiều trường ở các tỉnh thành đã tiến hành dạy học trực tuyến tuy nhiên để áp dụng việc học online không dễ, bởi đối tượng người học giàu nghèo khác nhau nên không phải gia đình nào cũng có máy tính, điện thoại thông minh, Ipad... để học như thế sẽ rất bất tiện khi áp dụng đại trà. Nhiều chuyên gia cho rằng, vậy tại sao chúng ta không thực hiện việc dạy học trên truyền hình, phát thanh cho học sinh.
Trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam đồng ý với đề xuất trong thời gian học sinh nghỉ này thì các tỉnh thành nên chuyển sang dạy học trên đài phát thanh, truyền hình địa phương áp dụng cho đại trà học sinh.
Giáo sư Phạm Tất Dong - Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam (ảnh nguồn Vietnamnet).
Theo thầy Dong, lâu nay đối tượng học theo hình thức đào tạo từ xa thường là những người lớn tuổi nhưng trong những trường hợp khẩn cấp, học sinh phải nghỉ học dài ngày thì chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng loại hình này.
"Và dịp nghỉ phòng tránh dịch Covid-19, các địa phương hoàn toàn có thể triển khai đào tạo từ xa cho học trò", Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam nhấn mạnh.
Hiện nay nhà nào cũng có tivi, địa phương nào cũng có hệ thống loa phát thanh, cớ sao chúng ta lại không tận dụng để triển khai dạy học cho các em trong thời gian nghỉ ở nhà để học sinh vùng khó khăn không bị thiệt thòi tiếp nhận kiến thức.
Về việc giảng dạy, thầy Dong cho rằng, ở mỗi địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo có thể chủ trì việc đó bằng cách chọn giáo viên bộ môn và tiến hành giảng dạy qua việc ghi hình của đài rồi phát sóng.
Được biết, trước việc học sinh nghỉ học dài ngày để phòng chống virus Corona (Covid-19), bắt đầu từ ngày 17/2/2020, Sở Giáo dục và Đào tạo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Đồng Nai bắt đầu tổ chức sản xuất, phát sóng chương trình ôn tậ kiến thức của học kỳ 1, năm học 2019 - 2020. Sau đó, các trường chỉ cần thông báo giờ phát, môn học, giảng dạy thành lịch cụ thể, các học sinh hoàn toàn có thể ở nhà học hoặc vài em cùng thôn, bản học cùng nhau.
Qua đó, thầy cô giao bài tập cho học sinh, các em hoàn thành rồi bố mẹ đưa đến gửi thầy cô để trẻ đỡ phải đi lại trên đường.
Lúc này phóng viên đặt vấn đề, vì khi dạy trên truyền hình trong trường hợp có chỗ nào học sinh chưa hiểu, sẽ không hỏi ngay được thì Giáo sư Phạm Tất Dong cho rằng, khi có vài em cùng ngồi học, ai chưa hiểu thì được bạn bên cạnh giải thích giúp, đối với những chỗ mà trẻ chưa hiểu nên không làm được bài cô giao thì khi đi học trở lại thầy cô sẽ giảng giải thêm chứ bài đó là cách duy trì thói quen học tập cho trẻ khi ở nhà chứ có chẩm điểm đâu mà lo.
Chương trình sẽ dành cho học sinh khối 9 (học các môn Văn, Toán và Anh Văn), học sinh khối 12 (học các môn Văn, Toán, Anh Văn, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Sử và Giáo dục Công dân).
Việc phát sóng sẽ diễn ra mỗi ngày (thứ hai đến thứ 7), vào hai khung giờ khác nhau (7h30 sáng và 13h30 chiều), trên kênh ĐN1, và được phát lại lúc 8h35 sáng và 14h trên kênh ĐN2.
Ngoài ra, chương trình này sẽ được đăng tải trên website của Đài Phát thanh - Truyền hình cũng như của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net.vn
Phòng chống Covid-19: Thêm nhiều trường cho sinh viên nghỉ tiếp, hoặc học trực tuyến Các trường đại học như Thương mại, Kinh tế quốc dân, Luật Hà Nội, Thủy lợi, Học viện Tài chính... đã chính thức ra thông báo cho sinh viên nghỉ học tiếp, hoặc học theo hình thức trực tuyến. Sinh viên Trường đại học Luật Hà Nội - Ảnh Ngô Chuyên Hai hôm nay, một số trường đại học trên địa bàn Hà...