Bộ Giáo dục đang rà soát, sửa đổi chùm Thông tư 01,02,03,04
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành rà soát, sửa đổi các Thông tư số 01,02,03,04/202/TT-BGDĐT để đảm bảo thống nhất với quy định mới.
Cử tri tỉnh Cao Bằng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể về cách thức tổ chức, cũng như việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp tại Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư số 02/2001/TT-BGDĐT, Thông tư số 03/2021/TTBGDĐT và Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về mã số tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông công lập để các địa phương có căn cử triển khai thực hiện.
Liên quan đến việc hướng dẫn triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ đã ban hành Công văn số 971/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 12/3/2021 gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo (trước thời điểm các Thông tư số 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành). Đồng thời, ngày 26/4/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo tài liệu giải đáp các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của địa phương trong việc triển khai thực hiện các Thông tư số 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT (gửi kèm Công văn số 416/NGCBQLGD-CSNGCB ngày 26/4/2021).
Ảnh minh họa: Ngọc Ánh
Tuy nhiên, ngày 18/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2001/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2021), theo đó điều chỉnh quy định về chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành như sau: mỗi chuyên ngành có 01 chương trình, thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần.
Trước đây, tại Điểm a Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP quy định “Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là một trong những điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được đăng ký dự thi nâng ngạch, đăng ký dự thi thăng hạng; xét bổ nhiệm vào ngạch, hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn gạch, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề”; do đó, tại các Thông tư số 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT quy định giáo viên có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo từng hạng.
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành rà soát, sửa đổi các Thông tư số 01,02,03,04/202/TT-BGDĐT để đảm bảo thống nhất với quy định mới và khắc phục một số khó khăn, vướng mắc của địa phương trên cơ sở đảm bảo các quy định của pháp luật.
Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi cho đội ngũ nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo Công văn hướng dẫn số 5392/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 23/11/2021 về việc cân nhắc việc tổ chức mới các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định số 89/2001/NĐ-CP; tham mưu Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố điều chỉnh phương án triển khai bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập cho phù hợp, bảo đảm quyền lợi cho đội ngũ viên chức ngành Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị cử tri Cao Bằng kiến nghị với Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chuyển hạng, xếp lương giáo viên còn nhiều bất cập, mất công bằng
Khi giáo viên trúng tuyển ở bậc học nào thì căn cứ vào trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn để cho giáo viên được hưởng lương theo hạng tương ứng với trình độ.
Trong thời gian qua, trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có loạt bài viết của nhiều tác giả về những bất cập hạn chế của việc thực hiện bổ nhiệm, chuyển xếp lương giáo viên mới theo các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT, những bài viết liên quan đến chính sách, chế độ được giáo viên cả nước đặc biệt quan tâm.
Video đang HOT
Trong bài viết này người viết chỉ xin tiếp tục trình bày thêm những bất cập, hạn chế, bất công của các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT khi bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mới để thấy rằng việc nếu tiếp tục thực hiện việc bổ nhiệm, chuyển xếp lương theo thông tư mới này sẽ phát sinh từ bất cập, bất công này đến bất cập, bất công khác và kiến nghị của bản thân để giải quyết những bất cập trên.
Ảnh minh hoạ: Nhandan.vn
Tổng thể những bật cập, bất hợp lý của các thông tư bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mới
Nguyên nhân lớn nhất để các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực 6 tháng mà các địa phương vẫn chưa thể triển khai thực hiện bổ nhiệm và xếp lương mới là do những bất cập, hạn chế, phức tạp, không hợp lý của các thông tư trên.
Thứ nhất , các tiêu chuẩn của các hạng chức danh nghề nghiệp còn bất hợp lý.
Trong các thông tư trên thì mỗi hạng chức danh nghề nghiệp đều có tiêu chuẩn gồm: Tiêu chuẩn về việc thực hiện nhiệm vụ; tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Mỗi tiêu chuẩn có rất nhiều tiêu chí, như vậy mỗi hạng giáo viên thì giáo viên có thể phải đảm bảo đạt đến 24 tiêu chí, ở hạng cao hơn thì giáo viên phải đạt thêm nhiều tiêu chí khác.
Theo Công văn số: 971/BGDĐT-NGCBQLGD về việc triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập thì yêu cầu để bổ nhiệm, xếp lương thì giáo viên phải đảm bảo 100% các tiêu chí của tiêu chuẩn giáo viên các hạng.
Nếu đảm bảo 100% các tiêu chuẩn kèm minh chứng thì hầu như giáo viên sẽ khó đạt nhất là các tiêu chuẩn giáo viên hạng I, II.
Thậm chí sẽ có nhiều giáo viên không đảm bảo tiêu chuẩn của hạng thấp nhất, dẫn tới không thể xếp lương mới.
Mà thực tế nếu có đạt các tiêu chuẩn thì chỉ có số lượng ít các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn đạt các hạng I, II, giáo viên dù giỏi, tốt khó có "cửa" đạt 100% tiêu chuẩn như tiêu chuẩn là báo cáo viên, hướng dẫn đồng nghiệp,...
Nên các thông tư mới không có nhiều ý nghĩa, khó thực hiện, không phù hợp.
Thứ hai , việc bổ nhiệm hạng, chuyển xếp lương mới không có cơ sở khoa học.
Người viết qua tìm hiểu thì nhận thấy quy định của các thông tư mới việc chuyển hạng, chuyển xếp hệ số lương không theo quy luật, cơ sở khoa học.
Về hạng thì có trường hợp chuyển từ hạng IV sang hang hạng III; có trường hợp từ hạng III sang hạng III; có trường hợp từ hạng II sang hạng II, III; có trường hợp hạng I sang hạng I; II thậm chí có thể từ hạng I sang hạng III,... nói chung rất vô lý.
Về hệ số lương khi chuyển thì cũng rất vô lý khi có trường hợp chuyển hệ số lương bằng nhau, có trường hợp chuyển gần bằng, lại có trường hợp chuyển tăng rất cao (từ hạng II cũ sang hạng II mới ở bậc tiểu học, trung học cơ sở từ 2,67- 3,99 đều cùng qua 4,0); có cả trường hợp chuyển xuống hệ số lương (các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa có quy định),..
Như vậy, các thông tư mới việc chuyển xếp lương lần này không có cơ sở khoa học cả về việc chuyển xếp hạng, chuyển xếp hệ số lương.
Thứ ba , có giáo viên thiệt thòi 10 năm, nay chuyển xếp lương mới lại tiếp tục thiệt thòi.
Nhiều giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đã tốt nghiệp đại học từ 2012 đến nay vẫn không được chuyển hưởng lương đại học nên chỉ xếp lương giáo viên hạng IV cũ (mầm non, tiểu học), hạng III cũ (tiểu học, mầm non, trung học cơ sở), nhiều người đã có rất nhiều thành tích, nhiều người là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng,... nhưng khi chuyển sang Thông tư mới chỉ vẫn quy định chuyển mức lương có hạng và hệ số lương thấp nhất trong các hạng mới là không hợp lý, gây bất bình trong giáo viên.
Bất cập của việc chia hạng là công việc giáo viên hạng II cũ của tiểu học, trung học cơ sở hiện nay không khác gì với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng III cũ,... nhưng khi chuyển xếp lương thì giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng II cũ chuyển sang hạng hạng II mới tăng lên khá cao (có hệ số lương 4,0 đến 6,38), còn hạng III cũ (dù đã có bằng đại học, hiệu trưởng, tổ trưởng,...) nhưng cũng chỉ được xếp hạng III mới có hệ số lương 2,34 - 4,98. Điều này quá bất công, bất hợp lý.
Từ những phân tích trên, và với phân tích của nhiều tác giả trong nhiều bài viết trước để thấy rằng bất cập, bất công rất lớn nếu tiếp tục thực hiện việc chuyển xếp lương theo các thông tư mới trên.
Bất cập của các Thông tư 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BNV-BGDĐT
Sau khi Thông tư 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BNV-BGDĐT được ban hành thì năm 2015 bắt đầu bổ nhiệm giáo viên theo hạng.
Thực tế khi bổ nhiệm giáo viên theo các thông tư trên cũng không căn cứ tiêu chuẩn gì, chỉ cần căn cứ hệ số lương đang hưởng là chuyển và khi chuyển hệ số lương là tương đương, đợt chuyển xếp lương theo các thông tư này không tăng, không giảm nên không có nhiều bất cập. Cụ thể việc chuyển xếp lương theo các Thông tư 20, 21, 22, 23/2015 như sau:
Ở bậc mầm non, tiểu học giáo viên hưởng lương 1,86 - 4,06 thì chuyển hạng IV; hưởng lương 2,1 - 4,89 chuyển sang hạng III; hưởng lương 2,34 - 4,98 chuyển sang hạng II có hệ số lương tương đương.
Giáo viên trung học cơ sở có hệ số lương 2,1 - 4,89 chuyển sang lương hạng III; có hệ số lương 2,34 - 4,98 chuyển sang hạng II có hệ số lương tương đương.
Giáo viên trung học phổ thông có hệ số lương 2,34 - 4,98 chuyển sang hạng III; hệ số lương 4,0 đến 6,38 chuyển sang hạng II có hệ số lương tương đương.
Như đã nói việc chuyển này hầu như chuyển sang ngang, không tăng không giảm nên giáo viên cũng không thiệt thòi, không gây bức xúc.
Giáo viên chỉ bức xúc có 2 trường hợp là những giáo viên tốt nghiệp đại học nếu nhận công tác từ năm 2015 nếu công tác ở bậc nào thì hưởng lương có hạng và hệ số lương ở bậc thấp nhất, giáo viên có bằng đại học dạy ở mầm non, tiểu học hưởng lương hạng IV có hệ số lương 1,86 - 4,06, dạy ở trung học cơ sở hưởng lương hạng III có hệ số lương 2,1 - 4,89 và bất cập thứ hai là hàng ngàn giáo viên kể từ năm 2012 đến nay có bằng đại học hoặc cao hơn nhưng không được xét thăng hạng vẫn hưởng lương trung cấp, cao đẳng.
Bất cập của các Thông tư 20, 21, 22, 23/2015 là 2 vấn đề trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo có ban hành các thông tư về thăng hạng (Thông tư 28, 29/2017/TT-BGDĐT) nhưng chưa giải quyết được, hầu như cả nước rất ít giáo viên nào được thăng hạng, xếp lương đúng vị trí việc làm thì Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các thông tư mới 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT, kéo theo hàng loạt bất cập, bất công mới, phức tạp hơn, rắc rối hơn.
Giáo viên đặt câu hỏi tại sao Bộ Giáo dục và Đào tạo lại không cho giáo viên được chuyển sang hạng mới theo các Thông tư 21, 22, 23, 24/2015/TTLT-BNV-BGDĐT để giáo viên bớt thiệt thòi mà lại ban hành một chùm Thông tư mới khiến giáo viên thiệt thòi thêm, bất công thêm.
Mong ước của giáo viên là được thăng hạng theo các Thông tư 20, 21, 22, 23/2015
Như đã trình bày ở trên, từ khi ban hành các Thông tư 20, 21, 22, 23/2015 thì chỉ xuất hiện 2 bất cập là giáo viên mới công tác ở các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở không được hưởng lương theo bằng cấp mà hưởng lương trung cấp, cao đẳng và bất cập thứ hai là giáo viên không được thăng hạng.
Giải quyết 2 điều trên là loại bỏ bất cập, bức xúc hiện nay.
Nên người viết tha thiết kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo dừng việc xếp hạng theo các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021 mà thực hiện việc thăng hạng cho giáo viên đã tốt nghiệp đại học đang hưởng lương trung cấp cao đẳng ở các cấp học mầm non đến trung học cơ sở.
Bên cạnh đó, khi giáo viên trúng tuyển ở bậc học nào thì căn cứ vào trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn để cho giáo viên được hưởng lương theo hạng tương ứng với trình độ đào tạo là cơ bản giải quyết được những bất cập, bất công về xếp hạng, xếp lương hiện nay.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn được bảo đảm chế độ, chính sách hiện hưởng Cử tri tỉnh Lào Cai đề nghị: Ảnh minh họa/INT Bộ GD&ĐT xem xét công nhận trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên cấp tiểu học và THCS đã tốt nghiệp đại học quản lý giáo dục trước 3/11/2015 (thời điểm Thông tư số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, Thông tư số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ GD&ĐT có hiệu lực thi hành). Sau thời điểm...