Bộ Giáo dục công bố thông tin tuyển sinh trên mạng
Dữ liệu này được tập hợp trên cơ sở tài liệu do các trường cung cấp đến ngày 30/3.
Mới đây, Bộ Giáo dục công khai thông tin về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy trên trang điện tử. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trong việc lựa chọn trường, ngành học sao cho phù hợp với năng lực, sở thích.
Dữ liệu tuyển sinh được chia thành 9 khu vực trên toàn quốc, bao gồm Hà Nội, TP HCM, vùng núi phía Bắc, vùng đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Thông tin bao gồm những nội dung cơ bản như mã ngành, tổ hợp xét tuyển…
Việc Bộ GD-ĐT đăng tải công khai thông tin trên mạng nhằm giảm chi phí cho thí sinh, gia đình và tăng hiệu quả của việc tra cứu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố công khai thông tin tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015 của các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi chung là trường) trên Trang thông tin điện tử tại địa chỉ
http://www.moet.edu.vn và Cổng thông tin Thi và tuyển sinh http://thi.moet.edu.vn của Bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và gia đình trong việc lựa chọn các trường đại học, cao đẳng với ngành nghề đào tạo phù hợp năng lực, nguyện vọng và sở thích. Nội dung thông tin do các trường cung cấp, chịu trách nhiệm về tính chính xác và được cập nhật đến ngày 30/3/2015.
Thông tin tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015 được chia thành 9 khu vực trên toàn quốc để thí sinh có thể dễ dàng tra cứu, bao gồm:
1. Các trường đóng trên địa bàn Tp. Hà Nội.
Video đang HOT
2. Các trường đóng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
3. Các trường đóng trên địa bàn Vùng núi phía Bắc (gồm 14 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hoà Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái)
4. Các trường đóng trên địa bàn Vùng Đồng bằng Sông Hồng (gồm 10 tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc).
5. Các trường đóng trên địa bàn Vùng Bắc Trung Bộ (gồm 6 tỉnh: Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng trị, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế)
6. Các trường đóng trên địa bàn Vùng Nam Trung Bộ (gồm 8 tỉnh, thànhphố: Bình Định, Bình Thuận, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi).
7. Các trường đóng trên địa bàn Vùng Tây Nguyên (gồm 4 tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng).
8. Các trường đóng trên địa bàn Vùng Đông Nam Bộ (gồm 5 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh).
9. Các trường đóng trên địa bàn Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (gồm13 tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long)
Thông tin cụ thể về Đề án tuyển sinh riêng, chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, chuyên ngành đào tạo và các thông tin tuyển sinh đào tạo liên thông, vừa làm vừa học,chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài,… thí sinh và gia đình tham khảo tại địa chỉ Trang thông tin điện tử chính thức của các trường.
Bộ GD&ĐT trân trọng thông báo./.
Học sinh quá sợ hãi bạo lực học đường
Trong buổi đối thoại giữa học sinh với lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM ngày 25/3, nhiều học sinh thẳng thắn bày tỏ sự lo ngại trước nạn bạo lực học đường.
Chửi bậy, mang dao đến lớp: Không hiếm
Em Trần Nguyễn Thụy Khanh (lớp 6/1, trường THCS Lạc Hồng) chia sẻ: "Bạo lực học đường hiện nay đang xảy ra quá nhiều. Em mới xem clip bạn học sinh lớp 7 ở Trà Vinh bị đánh và hết sức hoang mang, lo sợ. Trường em cũng có bạo lực, cũng có đánh nhau, mặc dù không nhiều. Vừa hôm qua các bạn lớp em còn mang dao lam đến lớp để đánh nhau với các bạn trường khác. Em rất sợ và rất mong Sở GD-ĐT có biện pháp để xử lý vấn đề này".
Cùng với bạo lực học đường là vấn nạn nói tục, chửi thề đang ngày một lan rộng trong học sinh. Em Trịnh Thu Phương (lớp 7/3, trường THCS Nguyễn Gia Thiều) cho biết: "Nhiều bạn học sinh nói tục, chửi thề như một thói quen là vì bị nhiễm từ người lớn. Em từng hỏi một bạn vì sao lúc nào cũng chửi thề, bạn nói: Không biết vì sao, cứ tự nhiên nói như vậy thôi. Người lớn không tự cấm mình nói tục chửi thề thì làm sao cấm được con nít?".
Em Nguyễn Kim Oanh chia sẻ về những thiếu hụt kỹ năng sống mà học sinh hiện nay đang phải đối diện.
Cùng chung quan điểm này, em Nguyễn Hồng Hạnh (lớp 8A1 Trường THCS Trần Bội Cơ) chia sẻ: "Em thường xuyên đi học bằng xe bus và thật sự bến xe bus là một chỗ khủng khiếp: Người lớn xả rác tràn lan, chửi thề mọi chỗ. Như thế tránh làm sao được chuyện học sinh không bị ảnh hưởng?"
Nguyên nhân của những vấn nạn này, một phần là do công tác tư vấn tâm lý trong trường học chưa thật sự hiệu quả. Trịnh Thu Phương (THCS Nguyễn Gia Thiều) bày tỏ: "Phòng tư vấn tâm lý trong nhiều trường chưa được đầu tư kỹ lưỡng, thiếu những người chuyên nghiệp về tư vấn trong khi áp lực của học sinh hiện nay rất nhiều, chúng em không biết chia sẻ và tìm lời khuyên từ đâu".
Võ Ngọc Nguyên Thảo (lớp 11A2, trường THPT Đào Sơn Tây) đề xuất Sở nên thành lập trang tư vấn tâm lý trực tuyến để những học sinh không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với chuyên viên tâm lý vẫn có thể tìm được những lời khuyên đúng đắn.
Mong có một ngày trong tuần học kỹ năng sống
Thiếu hụt kỹ năng sống cũng là vấn đề mà học sinh TP HCM đang phải đối mặt. Em Nguyễn Kim Oanh (lớp 11D1, trường THPT Lê Quý Đôn) chia sẻ: "Hè vừa rồi em có đi làm thêm công việc thu ngân tại siêu thị thì mới nhận thấy mình thiếu hụt rất nhiều kỹ năng như giao tiếp, ứng xử... Những điều này chúng em không được dạy trong trường phổ thông".
Phạm Thị Thu Cúc (lớp 12A15, trường THPT Hiệp Bình) cho biết: "Việc tập huấn kỹ năng cho học sinh chưa được triển khai ở trường học khiến chúng em bị bạn chế rất nhiều khi tham gia các trại rèn luyện. Đơn giản như kỹ năng cắm trại tụi em cũng không biết vì không có ai dạy".
Em Đỗ Nguyễn Thị Thái Minh (lớp 10A1, trường THPT Phú Nhuận) đề xuất nên thay đổi hình thức bài kiểm tra 15 phút bằng việc để học sinh thuyết trình về bài học. Sau đó giáo viên sẽ đánh giá, nhận xét để học sinh rút kinh nghiệm. Việc thuyết trình này không chỉ giúp học sinh có được kỹ năng nói trước đám đông mà còn biết cách làm việc theo nhóm, làm quen với các kỹ năng mềm khác.
Từ thực tế được học trong trường, Nguyễn Thị Thùy Linh (sinh viên năm 2, trường trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ Nam Sài Gòn) cho biết, mỗi tuần nhà trường dành nguyên một ngày để đào tạo kỹ năng sống cho học sinh. Trong những ngày đó, các em được học những kỹ năng về cấp cứu, phòng chống thiên tai, kỹ năng sống sót.
Linh chia sẻ: "Chúng em được học những kỹ năng vô cùng cần thiết cho bản thân như chiên trứng trên một tờ giấy hay làm thế nào để luộc trứng chín trong túi... Em nghĩ các trường nên dành một ngày cho học sinh học kỹ năng sống".
Theo Bạch Dương/Báo Infonet
Bộ Giáo dục hướng dẫn ôn tập kỳ thi THPT Quốc gia Đề thi được xây dựng theo kết cấu ma trận với bốn mức độ là nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Ngày 18/3, Bộ GD-ĐT đã có công văn hướng dẫn ôn thi THPT quốc gia năm 2015 gửi các Sở GD-ĐT. Bộ nêu rõ, các trường cần tổ chức học tập quy chế cho cán bộ quản lý,...