Bộ Giáo dục chính thức lên tiếng về việc tác giả Chữ Việt Nam song song muốn đưa vào trường giảng dạy
Ngày 8/4, Bộ GD&ĐT đã lên tiếng về việc tác phẩm “ Chữ Việt Nam song song 4.0″ gần đây được báo chí và mạng xã hội có đưa tin và bàn luận đang gây nhiều ý kiến trái chiều.
Theo đó, Bộ GD&ĐT đã cho ý kiến: “Hiện nay Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có chủ trương thay đổi chữ viết Tiếng Việt”.
Trước đó, bộ “Chữ Việt Nam song song 4.0″ kết hợp từ “Chữ Việt nhanh” và “Ký hiệu dấu” của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình vừa nhận được giấy chứng nhận bản quyền tác giả.
Được biết, Chữ VN song song 4.0 là sự kết hợp giữa công trình nghiên cứu về chữ Việt không dấu của Kiều Trường Lâm trong suốt 27 năm với công trình Chữ Việt nhanh của ông Trần Tư Bình được sáng tạo năm 2008.
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh được viết theo bộ “Chữ Việt song song 4.0″.
Sau 27 năm nghiên cứu, bộ chữ “Việt Nam song song 4.0″ kết hợp từ “Chữ Việt Nhanh” và “Ký Hiệu Dấu” của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình đã chính thức nhận được giấy chứng nhận bản quyền số 1850/2020/QTG từ Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Video đang HOT
Bộ chữ này chỉ sử dụng 26 chữ cái Latin, trong đó dùng 18 chữ cái Latin để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ. Chữ VN song song 4.0 có 3 thành phần cấu tạo bao gồm: Các chữ và vần Chữ Quốc Ngữ (CQN); các chữ và vần Chữ Việt Nhanh (CVN) và Ký hiệu dấu (KHD).
Ngay khi công bố, bộ chữ cải tiến này đã gặp phải nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Có ý kiến cho rằng sáng tạo một hệ thống ký âm tiếng Việt mới là chuyện bình thường và nó hoàn toàn chẳng thể động chạm gì được tới tiếng Việt. Tiếng Việt và ký âm tiếng Việt (chữ viết tiếng Việt) là hai cái hoàn toàn khác nhau.
Nhiều ý kiến tỏ ra phản đối gay gắt, không công nhận chữ cải tiến và cho rằng nó quá phức tạp, rắc rối.
Hoàng Hà
Bộ chữ Việt Nam song song 4.0: Có gì mà ầm ĩ!
Trừ khi Chính phủ đưa vào đào tạo và thay thế hệ thống chữ quốc ngữ, Tiếng Việt đang dùng thì mới nên bàn, còn không thì mọi người đừng ầm ĩ làm gì.
Tác giả Kiều Trường Lâm và bộ chữ "Việt Nam song song 4.0".
Gần đây, bộ chữ Việt Nam song song 4.0 kết hợp từ hai công trình Chữ Việt nhanh và Ký hiệu dấu của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình vừa chính thức nhận được giấy chứng nhận bản quyền từ Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch).
Đây là bộ chữ Việt chỉ sử dụng 26 chữ cái Latin, trong đó dùng 18 chữ cái Latin để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ quốc ngữ. Ngay khi công bố, bộ chữ cải tiến này đã gặp phải nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.
Bộ chữ cải tiến này được các tác giả diễn giải cụ thể như sau: Bỏ bớt dấu sắc ở mọi từ có chữ cái cuối là: C, P, T, CH, chữ I thay cho Y, Y thay cho UY. Ở phụ âm đầu, chữ F thay PH, Q thay QU, C thay K, K thay KH, Z thay D, D thay Đ, J thay GI, G thay GH, W thay NG, NGH. Ở phụ âm cuối, chữ thì G thay NG, H thay NH, K thay CH. Nguyên âm ghép được rút gọn thành một nguyên âm như UYE còn là Y, UÔ còn U, ƯƠ còn Ư, OE còn E, OA còn O...
Và cùng lúc thay chữ cái cuối bằng chữ cái khác như T bằng D, P bằng F, C bằng S, N bằng L... Như vậy, ráp 10 nguyên âm rút gọn vào 8 chữ cái cuối khác, ghi gọn được 52 vần trên mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái, như UYÊT, UYÊN = YD, YL. Ví dụ thuyết chuyện = thyd chỵl. Tuy cách viết khác với vần quốc ngữ nhưng cách đọc vẫn như nhau.
Đồng thời, có 18 ký hiệu dấu dùng để thay thế các dấu thanh và dấu phụ cho chữ quốc ngữ. J = Dấu sắc, L = Dấu huyền, Z = Dấu hỏi, S = Dấu ngã, R = Dấu nặng. Nhóm X, K, V, W, H thay thế 5 dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng dấu trăng hay dấu móc cho các chữ ắ ằ ẳ ẵ ặ, ớ ờ ở ỡ ợ, ứ ừ ử ữ ự. Nhóm B, D, Q, G, F thay thế 5 dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng dấu nón ^ cho chữ ấ ầ ẩ ẫ ậ, ế ề ể ễ ệ, ố ồ ổ ỗ ộ. Nhóm O, Y, P, trong đó chữ O thay thế dấu trăng hoặc dấu móc cho chữ có thanh ngang như ă, ơ, ư; chữ P là ký hiệu chữ bỏ dấu thanh & dấu phụ, chỉ đặt P sau chữ không có dấu thanh và dấu phụ nào trong chữ có vần để không bị hiểu lầm qua chữ khác; chữ Y thay thế dấu nón ^ cho chữ có thanh ngang như â, ê, ô.
Có thể nói, chữ quốc ngữ cũng có nhiều khiếm khuyết và nhiều người đã từng muốn cải tiến. Có điều chữ quốc ngữ đã quá phổ biến, đã được gắn liền với văn hóa Việt hàng thế kỷ, với hàng tỉ văn bản, trở thành một phần tâm hồn người Việt hiện đại, đến mức ngay cả những khuyết điểm của nó cũng trở thành tài sản văn hóa.
Thế nên, chuyện có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này cũng là lẽ đương nhiên. Có ý kiến phản đối gay gắt, mỉa mai nó quá phức tạp, rắc rối, "đọc trẹo cả mồm". Một số người còn tức giận bởi lo cho tiếng Việt bị hết nhà sáng tạo này tới giáo sư nọ... phá.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng sáng tạo một hệ thống ký âm Tiếng Việt mới là chuyện bình thường và nó hoàn toàn chẳng thể động chạm gì được tới Tiếng Việt. Tiếng Việt và ký âm Tiếng Việt (chữ viết Tiếng Việt) là hai cái hoàn toàn khác nhau.
Nhà văn Ngô Tự Lập nói rằng: "Tiếng Việt không ai thay đổi được. Còn chữ viết thì ai cũng có thể nghĩ ra một hệ thống nào đó, với mức độ tiện lợi khác nhau. Ngày xưa, các cụ không biết cách ký âm kiểu phương Tây nên phải học dựa vào chữ Hán để sáng tạo ra chữ Nôm. Ngày nay, việc tạo ra một hệ thống chữ mới chẳng có gì khó khăn".
Cá nhân tác giả Kiều Trường Lâm cũng cho biết: "Tôi cho rằng thống nhất được chữ không dấu là một bước tiến mới cho ngành ngôn ngữ học nước nhà. Trong tương lai khi chữ Việt Nam song song 4.0 được ứng dụng rộng rãi sẽ là một bước ngoặt đưa Tiếng Việt ra khắp thế giới, nhiều người nước ngoài sẽ thích học tiếng Việt hơn vì chữ viết không còn dấu, giống như tiếng Anh".
Và chuyện Cục Bản quyền cấp bản quyền cho công trình này là bình thường trong một xã hội văn minh tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, nó chỉ để chứng minh sáng tạo ấy là của họ làm ra. Còn chuyện sáng tạo mới ấy có đưa ra thực tế cuộc sống được không thì lại là chuyện khác.
Trừ khi Chính phủ đưa vào đào tạo và thay thế hệ thống chữ quốc ngữ, Tiếng Việt đang dùng thì mới nên bàn.
Sông Hàn
Muốn dạy thí điểm chữ VN song song: Không thể tùy tiện! Theo luật sư, chữ viết thể hiện văn hóa, lịch sử, chủ quyền quốc gia của dân tộc, muốn dạy thí điểm cũng phải được Bộ GD-ĐT cho phép. Thông tin một trong hai tác giả của "Chữ Việt Nam song song 4.0" muốn dạy thí điểm cho học sinh bộ chữ mới đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Cụ...