Bộ Giáo dục: ‘Chiết khấu phát hành sách giáo khoa ở mức rất thấp’
Chi phí phát hành sách giáo khoa hiện là 18-20%, dùng chiết khấu cho đại lý cấp dưới, tiếp thị, vận chuyển, kho bãi…
Tối 1/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi báo cáo đến Văn phòng Chính phủ về việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2012-2017, trong đó đặc biệt giải thích số tiền chiết khấu phát hành sách.
Theo báo cáo, việc phát hành SGK được thực hiện thông qua hệ thống các công ty Sách – Thiết bị trường học, đối tác thuộc các tỉnh, thành cả nước. Toàn bộ chi phí in ấn và phát hành Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phải tự hạch toán, không có trợ giá từ ngân sách Nhà nước. Các công ty trong kênh phân phối SGK đều hoạt động theo luật doanh nghiệp và chịu tác động của các quy luật thị trường.
“Sách giáo khoa cũng như mọi hàng hóa khác, để tới được tay học sinh trải qua một quá trình lưu thông trên thị trường. Chiết khấu ở đây được hiểu là phần phí phát hành mà các cấp đại lý dùng để chi phí trong quá trình bán hàng”, báo cáo của Bộ giải thích.
Cụ thể, chiết khấu bán hàng (phí phát hành) dành cho các công ty, đối tác là 20% (đối tác chiến lược) và 18% (đối tác phát hành). Phần phí này ngoài việc dùng để chiết khấu lại cho đại lý cấp dưới thì còn chi trả cho việc tiếp thị, khuyến mại, kho bãi, bao bì, vận chuyển, bù hao (rách, hỏng do vận chuyển). Bảo hiểm hàng hoá, chi phí nhân công, quản lý, vốn, chi phí thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước và đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp… cũng được tính vào.
Với các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, chiết khấu phát hành được dùng để trả phí mặt bằng, vận hành (điện, nước), khấu hao, bao bì, nhân công (tiền lương bảo hiểm), chi phí vốn, thực hiện các nghĩa vụ thuế và lợi nhuận còn lại.
Để giảm chi phí vận chuyển, Nhà xuất bản Giáo dục chia thị trường phát hành thành bốn khu vực và giao cho các công ty Sách – Thiết bị giáo dục miền (Bắc, Trung, Nam, Cửu Long) làm đầu mối tập kết, cung ứng SGK. Mức chiết khấu cho các đơn vị này là 5%.
Phần phí phát hành này để các đơn vị đầu mối chi cho việc: điều phối nhà in nhập kho đáp ứng tiến độ phát hành, tổng hợp kế hoạch đặt và cung ứng hàng hóa, kiểm tra hàng nhập kho, thuê và vận hành kho bãi, bảo hiểm hàng hóa, bao bì, vận chuyển… Chi phí hàng tồn, nhân công bốc xếp, quản lý, vốn vay ngân hàng, tập huấn – hội thảo, tiếp thị, thực hiện công tác xã hội (biếu, tặng sách), nghĩa vụ với Nhà nước… cũng được tính vào.
“Mức chiết khấu với SGK hiện nay (18-20%) là ở mức rất thấp so với mặt bằng, chiết khấu mặt hàng sách nói chung của các nhà xuất bản (35% -40%). Hơn nữa, giá SGK hiện ở mức thấp, chỉ bằng 30-40% giá các loại sách khác có cùng số trang, nên giá trị thu được sau phát hành càng nhỏ. Các đối tác phát hành không mặn mà phát hành sách giáo khoa do phần hoa hồng thu được không đảm bảo bù đắp đủ chi phí lưu thông, bán hàng”, báo cáo của Bộ Giáo dục viết.
Theo Bộ, trong 16 năm qua Nhà xuất bản Giáo dục đã nỗ lực tìm phương án thuyết phục các công ty chia sẻ nhiệm vụ chính trị của ngành để giảm dần chiết khấu với sách giáo khoa. Điều này đồng thời giúp kìm giữ giá sách như hiện nay, giảm việc phải bù đắp khoản lỗ trong in, phát hành.
Trước năm 2008, mức chiết khấu sách giáo khoa là 21%-34% tùy địa bàn.
Năm 2008-2009, Nhà xuất bản Giáo dục đề nghị nhà in không tăng giá công in sách giáo khoa, công ty Sách – Thiết bị trường học chia sẻ bằng việc điều chỉnh chiếu khấu xuống 20%-27%.
Năm 2010, trước bối cảnh giá giấy và công in tăng cao, Nhà xuất bản Giáo dục lần nữa đề nghị các công ty phát hành áp dụng mức chiết khấu chung là 20%.
“Mức chiết khấu 18-20% hiện nay là một khó khăn rất lớn với các công ty Sách – Thiết bị trường học, đặc biệt là các tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo”, báo cáo của Bộ lần nữa khẳng định và cho biết, đối tác phát hành đã nhiều lần kiến nghị tăng phí phát hành hoặc hỗ trợ chi phí vận chuyển.
Năm 2017, câu lạc bộ công ty Sách – Thiết bị trường học ở Điện Biên đã kiến nghị tăng phí phát hành hoặc hỗ trợ vận chuyển 2%-5% cho các công ty miền núi. Tuy nhiên, giá do Bộ Tài chính quản lý chưa được điều chỉnh, Nhà xuất bản Giáo dục đang phải bù đắp lỗ (40 tỷ đồng mỗi năm) nên kiến nghị trên chưa được đáp ứng.
Ngày 25/9, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng quốc hội công bố dự thảo Báo cáo Kết quả khảo sát một số nội dung trong thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2012-2017.
Dự thảo đánh giá hệ thống phát hành sách giáo khoa giáo dục phổ thông còn cồng kềnh, quy trình chưa thật hợp lý do phải qua nhiều khâu trung gian làm tăng chi phí vận chuyển, các chi phí trung gian khác. Mức chiết khấu phát hành sách giáo khoa giáo dục phổ thông khoảng 250 tỷ đồng/năm là khá cao, chưa thật phù hợp với cơ cấu giá thành, ảnh hưởng lớn đến việc chi trả của học sinh, giáo viên, lợi nhuận của các cơ sở in.
Quỳnh Trang
Theo Vnexpress
Ai 'mở đường' giúp NXB Giáo dục kiếm lời lớn từ sách tham khảo?
Nhiều học sinh phải mua hàng loạt sách tham khảo ở trường với giá cao mà không dùng đến. Không như SGK thua lỗ, sách tham khảo mang lại nhiều lợi nhuận cho NXB Giáo dục Việt Nam.
Trước năm học mới, chị Hạnh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đóng hơn 400.000 tiền sách cho con. Chị không để ý bộ sách gồm những cuốn nào, đâu là SGK, sách bài tập và sách tham khảo.
Gần đây, khi báo chí và dư luận đề cập SGK độc quyền và lãng phí, chị kiểm tra lại mới phát hiện bộ sách mua từ trường gồm 24 cuốn, gấp đôi số lượng SGK theo quy định.
3, 4 cuốn sách cho một môn học
Bộ sách chị Hạnh mua từ trường, ngoài SGK, còn có bài tập Giáo dục Công dân (11.000 đồng), bài tập Tin học (19.000 đồng). Bộ sách không bao gồm các sách bài tập thông thường của các môn Ngữ văn, Tiếng Anh, Toán, Vật lý... Đa phần là sách của NXB Giáo dục Việt Nam. Một số sách thuộc NXB Hà Nội.
Một môn học có đến 3, 4 cuốn sách. Ảnh: N.V.
Ngược lại, một số môn lại dùng nhiều hơn một cuốn sách. Trong đó, môn Lịch sử và Địa lý đều cần đến 3 cuốn cho mỗi môn. Trong khi hai cuốn SGK giá khá thấp (Lịch sử giá 4.400 đồng, Địa lý giá 6.700), các cuốn tài liệu bổ trợ lại có giá cao hơn nhiều.
Cụ thể, cuốn Tài liệu Lịch sử Hà Nội giá 22.000 đồng, Bản đồ và tranh ảnh Lịch sử giá 25.000 đồng, Tài liệu Địa lý Hà Nội giá 18.000 đồng và Tập bản đồ Địa lý giá 28.000 đồng.
Những cuốn khác nằm ngoài danh mục SGK cũng có giá không hề thấp: Tiếng Anh tập 1, 2 (43.000 đồng/cuốn), bài tập Tiếng Anh 1, 2 (28.000 đồng/cuốn), Giáo dục An toàn Giao thông (15.000 đồng), Tài liệu chuyên đề giáo dục nề nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội (13.000 đồng), Tin học (26.000 đồng), bài tập Tin học (19.000 đồng).
Với bộ sách này, chị Hạnh chi đến 402.200 đồng dù giá một bộ SGK theo quy định là 97.700 đồng. Điều đáng nói, theo như Nam (con trai chị Hạnh), nhiều cuốn không hoặc ít khi được sử dụng trong quá trình học.
Sau hơn một tháng học, cuốn Tài liệu Lịch sử Hà Nội, Bản đồ và Tranh ảnh Lịch sử, Tài liệu Địa lý Hà Nội, Tập bản đồ Địa lý hay Tài liệu chuyên đề Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội còn mới tinh như chưa qua sử dụng.
Không chỉ tại ngôi trường Nam học, rất nhiều trường ở Hà Nội, phụ huynh chi số tiền gấp 3, 4 lần so với giá một bộ SGK để mua sách cho con từ trường. Chị Vân (Cầu Giấy, Hà Nội) chi gần một triệu đồng đồng vào việc mua sách cho hai con lớp 7 và lớp 5.
Cũng như chị Hạnh, chị Vân không nắm được những cuốn nào cần thiết cho việc học của con mà đăng ký mua trọn gói tại trường.
"Trường phát danh sách đăng ký, tôi tin tưởng nên mua qua trường cho chắc chắn. Tôi không kiểm tra lại vì dù sao cũng phải mua nguyên bộ", chị giải thích lý do mình không nắm được tên đầu sách mà con đang học.
Chiết khấu và hoa hồng lớn, bán nhiều sách
Trên thực tế, không phải cha mẹ học sinh không hiểu được sự vô lý khi nhận bộ sách hơn 20 cuốn, một số môn có đến 3, 4 cuốn. Khi năm học kết thúc, phần lớn trường đều "đề nghị" phụ huynh đăng ký mua SGK tại trường.
Mặc dù trên danh nghĩa tự nguyện, phụ huynh ngầm hiểu tốt nhất nên mua tại trường, vừa có sách, vừa dễ nói chuyện với thầy cô. Như trường hợp chị Vân, ngập ngừng một lúc, chị mới chia sẻ việc không lên tiếng khi thấy bộ sách của con không phù hợp, số lượng sách và giá tiền đều nhiều hơn thông thường.
Sách bài tập, sách tham khảo đóng góp vào 40% doanh thu, góp phần mang lại 150 tỷ đồnglợi nhuận của NXB Giáo dục Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Sương.
"Con mình còn học ở trường nên cứ im lặng cho xong chuyện thôi. Nói ra mất lòng giáo viên, con mình lại không được quan tâm chu đáo", chị Vân chia sẻ.
Nắm được tâm lý này của phụ huynh, hàng năm, các trường đều khuyến khích cha mẹ học sinh đăng ký mua sách cho con thông qua trường. Cũng chính hệ thống "ngành dọc" này được cho là "giúp sức" cho việc tiêu thụ sách tham khảo - "miếng bánh" mang lại lợi nhuận cho NXB Giáo dục Việt Nam.
Đầu năm học 2017-2018, trường Tiểu học An Khánh B (Hoài Đức, Hà Nội) thậm chí yêu cầu phụ huynh "tuyệt đối không mua sách giáo khoa, sách bài tập phục vụ năm học mới cho con em mình ở bất kỳ cửa hàng phát hành sách nào ngoài nhà trường".
Trả lời báo chí khi đó, lãnh đạo trường nói đó không phải chủ trương của trường mà thực hiện theo văn bản chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện, do trưởng phòng trực tiếp ký.
Chia sẻ với Zing.vn, một phó trưởng phòng GD&ĐT ở Hà Nội cho biết việc mua sách gì đều phải tuân theo văn bản chỉ đạo từ sở.
"Tất cả từ chỉ đạo của sở", vị phó phòng nhấn mạnh đồng thời từ chối nói rõ vai trò của phòng GD&ĐT trong việc quy định sách.
Trước đó, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục của một tỉnh (xin giấu tên) cho biết thông thường, lãnh đạo phòng chuyên môn tiểu học, trung học, giáo dục thường xuyên của sở GD&ĐT chịu trách nhiệm đề xuất mua sách, tài liệu bổ trợ dành cho học sinh, giáo viên trong tỉnh.
Lãnh đạo các phòng, ban liên quan đề xuất mua sách bổ trợ (đối với học sinh) hoặc tài liệu nâng cao kiến thức chuyên môn (giáo viên) sẽ được nhà xuất bản chi hoa hồng từ 30%-45% giá mỗi đầu sách.
Đây là số tiền không hề nhỏ, lên đến hàng tỷ đồng. Lợi ích đằng sau khiến nhiều lãnh đạo tìm cách đẩy càng nhiều sách đến học sinh càng tốt, thậm chí không quan tâm những cuốn sách đó cần thiết hay không.
Nhờ việc đẩy mạnh tiêu thụ theo hệ thống này, NXB Giáo dục Việt Nam dễ dàng nâng sản lượng sách bài tập, sách tham khảo, mặt hàng thuộc mảng kinh doanh chỉ chiếm 40% tổng doanh thu nhưng mang lại 150 tỷ đồng lợi nhuận, sau khi đã bù lỗ 40 tỷ cho mảng SGK.
Luật giáo dục 'mở đường' cho tiêu cực sách giáo khoa Theo TS Lê Viết Khuyến, Luật giáo dục hiện hành "mở đường" cho tiêu cực khi quy định "một chương trình, một bộ sách giáo khoa".
Báo cáo tóm tắt về kết quả khảo sát một số nội dung trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản, in, phát hànhSGK giáo dục phổ thông giai đoạn 2012-2017 của Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội mới đây cho biết chiết khấu SGK của NXB Giáo dục Việt Nam lên đến 250 tỷ đồng/năm.
"Việc phát hành SGK giáo dục phổ thông được thực hiện chủ yếu qua hệ thống nội bộ, khép kín của NXB Giáo dục Việt Nam. Hệ thống phát hành SGK giáo dục phổ thông còn cồng kềnh, quy trình phát hành chưa thật hợp lý do phải trải qua nhiều khâu trung gian làm tăng chi phí vận chuyển.
Mức chi chiết khấu SGK giáo dục phổ thông khoảng 250 tỷ đồng năm (tương đương 25% doanh thu hàng năm 1.000 tỷ đồng) là khá cao, chưa phù hợp cơ cấu giá thành, ảnh hưởng lớn đến việc chi trả của học sinh", báo cáo của Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nêu.
Theo Zing
Canh cánh nỗi lo giáo dục Đã hết tháng đầu tiên của năm học mới mà xem ra cỗ máy vận hành giáo dục vẫn chưa được trơn tru, vẫn còn đó nỗi lo những thay đổi, chắp vá. Và như thế, làm sao có thể phấn khởi bước vào năm học mới sau lễ khai giảng tưng bừng, khí thế? Hình minh họa Mới đây nhất, một chỉ...