Bộ Giáo dục chỉ dành 100 tỷ để viết sách giáo khoa
Trong số hơn 34.000 tỷ đồng mà Bộ GD-ĐT đề xuất trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, chỉ có 105 tỷ đồng dành cho việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa.
Ngày 14/4, trả lời chất vấn của các đại biểu trong phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã thông tin cần 34.275 tỷ để thực hiện đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Con số này lập tức khiến dư luận bức xúc và yêu cầu phải giải trình cụ thể.
34.275 tỷ chỉ dùng để viết chương trình, sách giáo khoa? – Ảnh minh họa.
Vừa qua, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã đưa ra bản chi tiết các khoản chi. Điểm đáng lưu ý đó là số tiền dành cho việc xây dựng, tổ chức thẩm định, chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên từ lớp 1 đến 12 là khoảng 105 tỷ đồng.
Ngoài ra, kinh phí 910 tỷ đồng sẽ dành cho tổ chức thử nghiệm chương trình – SGK mới tại 600 trường với 34.000 học sinh là 910 tỷ đồng. Bao gồm các lĩnh vực tập huấn, bồi dưỡng dạy thử nghiệm cho giáo viên và cán bộ quản lý (khoảng 20.000 người); đánh giá và hoàn thiện và cấp thử nghiệm sách giáo khoa, sách giáo viên.
Việc triển khai dạy học đại trà theo chương trình – SGK mới sẽ tiêu tốn 8.150 tỷ đồng, bao gồm thực hiện trên phạm vi cả nước (khoảng 30.000 trường, 15 triệu học sinh); tập huấn bồi dưỡng dạy học cho giáo viên và cán bộ quản lý (khoảng 900.000 người).
Video đang HOT
Khoản kinh phí lớn nhất dự kiến đầu tư cho trang thiết bị dạy học với 20.100 tỷ đồng, gồm bổ sung, thay thế khoảng 50% thiết bị dạy học tối thiểu đã có; trang thiết bị do chương trình, sách giáo khoa mới yêu cầu.
Số tiền còn lại (5.010 tỷ đồng) sẽ dùng để xây dựng kênh thông tin giáo dục phục vụ đổi mới và vắn liền với xã hội học tập.
Trong cuộc họp báo quý I của Bộ GD-ĐT (ngày 15/4), ông Đỗ Ngọc Thống, Vụ phó Giáo dục Trung học khẳng định con số 34.275 tỷ mà Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đưa ra chỉ là dự toán ban đầu. Để được thông qua và đưa vào thực hiện, đề án này còn phải trải qua quá trình thẩm định của Bộ Tài chính, Quốc hội và rất nhiều cơ quan khác.
Theo TTO
Showbiz Việt thi nhau viết sách
Chất lượng của những cuốn sách thuộc loại trung bình, giá sách khá cao so với mặt bằng hiện tại trên thị trường.
Đã gần 10 năm kể từ khi cuốn tự truyện "Yêu và sống" của Lê Vân gây ầm ĩ trên mặt báo, bất ngờ trong khoảng 1 năm trở lại đây, showbiz Việt đón nhận một loạt những cuốn sách mới ra đời, được viết bởi những gương mặt mới mẻ lẫn thân quen.
Đáng chú ý nhất trong năm 2013 là cuốn sách "Bắt đầu từ một kết thúc" của Wanbi Tuấn Anh - chàng ca sĩ trẻ yểu mệnh - do Lý Minh Tùng - quản lý của anh chấp bút.
Sau khi Wanbi mất, cuốn tự truyện này mới được phát hành và gây một cơn sốt nhỏ trong cộng đồng thế giới giải trí. Nó cũng được các fan truyền tay nhau như một kỉ vật cuối cùng của chàng ca sĩ trẻ có đôi mắt và nụ cười hiền hậu, vui tươi.
Sách showbiz năm 2013
Tiếp theo sau đó là "Là tôi, Hà Anh!" - cuốn sách ấp ủ nhiều năm của cô người mẫu nổi tiếng. Nó tập hợp lại những bài viết từ khi cô còn là một sinh viên Việt Nam chân ướt chân ráo đặt chân đến London đến khi trở thành một người mẫu, MC.
Đầu năm 2014, giới showbiz tiếp tục gây bất ngờ cho người làm sách với việc xuất hiện liên tiếp 3 cuốn sách đến từ thế giới giải trí. Ồn ào nhất là tự truyện của ca sĩ chuyển giới Hương Giang Idol, "Boy-ology. Học thuyết đàn ông" của MC Tạ Thùy Minh, tiếp đến là tập sách ảnh "20 năm Thúy Hằng - Thúy Hạnh". Theo một nguồn tin đáng tin cậy, sách của chàng ca sĩ người Mỹ Kyo York và tự truyện của Hoài Linh cũng rục rịch đưa vào kế hoạch xuất bản trong 1-2 tháng tới.
Có thể nói, chất lượng của những cuốn sách đến từ showbiz thuộc loại trung bình, không thực sự hay nhưng cũng không đến nỗi quá dở dù giá sách thuộc hàng cao so với mặt bằng hiện tại trên thị trường. Tốt nhất trong số sách vừa ra mắt phải kể đến "Boy-ology" của Tạ Thùy Minh. Cuốn sách kể về gần 10 mối tình và những cơn say nắng với những chàng của cô MC đã gặp gỡ từ thời trung học. Đa dạng và đến từ nhiều vùng đất khác nhau, cái nhìn của cô gái về họ khá lý thú và bóc được những đặc điểm riêng khiến cô say mê và quyến luyến.
Đầu năm 2014, sách tiếp tục là xu hướng thời thượng của làng giải trí
Từng là phóng viên nên Minh có lối viết riêng, hành văn tương đối chau chuốt và có hình ảnh, còn lại những cuốn sách của các ngôi sao giải trí thực ra chỉ để phục vụ đối tượng bạn đọc là người hâm mộ hoặc những người tò mò về cuộc sống riêng tư của nhân vật.
Như tự truyện của Hương Giang Idol, mặc dù cũng được chấp bút bởi những cây viết có tiếng trong làng giải trí, nhưng tính "câu chuyện" của cuốn sách khá mờ nhạt, ít tình tiết và chạm sâu cảm xúc, phần nhiều mang tính thông tin và sự kiện. Tuy vậy, có lẽ cuốn sách cũng cung cấp được những kinh nghiệm đáng giá cho những người cùng cảnh ngộ với Hương Giang, muốn được sống con người thật ở trong mình trước người thân và xã hội.
Bất ngờ nhất trong quãng đời cô gái này đã trải qua và kể lại, có lẽ là đoạn đời học sinh cố gắng "lột xác" để được là chính mình, dù chỉ bằng cái vỏ ngoài của trang phục. Phải thừa nhận Giang đã can cảm và thậm chí khá liều mình trước kì vọng rất lớn của người cha - ông luôn hy vọng có một đứa con trai nối dõi. Cũng chỉ bằng vài dòng ngắn ngủi, nhưng người đọc cũng có thể biết được sự cô đơn và lo sợ của cô trong hành trình chuyển giới, đặc biệt là khi sang Thái phẫu thuật một mình với thông tin và tiền bạc mang theo vô cùng ít ỏi.
"20 năm Thúy Hằng - Thúy Hạnh" là một cuốn sách nhiều ảnh hơn chữ viết. Nó chỉ kể lại khá sơ lược quãng thời gian hoạt động và những dấu mốc quan trọng để họ đi tới con đường người mẫu. Nó có thể hữu ích phần nào với những khán giả hâm mộ Hằng và Hạnh, nhưng ngay cả với những người mẫu trẻ mới vào nghề, có lẽ cuốn sách cũng chỉ cung cấp rất ít và hời hợt những trải nghiệm, trăn trở mang tính máu xương trong nghề nghiệp.
Giới showbiz Việt viết sách, ngẫm lại cũng là điều đáng mừng, dù chất lượng của nó không cao và thường không được viết bằng chính nhân vật mà do một người thân cận chắp bút. Nhưng như người ta vẫn biết, những gì đến từ thế giới giải trí (vốn đắt giá và hào nhoáng) luôn gây tò mò cho độc giả. Biết đâu số lượng người quan tâm đến sách sẽ nhiều lên, và từ đó thẩm mĩ, gu đọc sách, cũng như chất lượng của bản thân tác phẩm sẽ được cải thiện.
Theo Congly
Nhà văn trẻ viết về thế giới thứ 3: "Viết để giải tỏa sự cô đơn" Nguyễn Ngọc Thạch (sinh năm 1987) là một nhà văn trẻ tâm huyết &'nổi' từ những đề tài "ít ai dám viết" như chuyển giới, đồng tính, mại dâm, kinh dị....Thạch cho rằng do mình đồng tính, nên mới có đủ chất liệu để viết những câu chuyện về mảng đề tài chân thật hơn và được các bạn đón nhận. Viết để...