Bộ Giáo dục cần chủ trì chuyển đổi công lập sang tư thục ở địa bàn có điều kiện
Việc chuyển trường công lập sang tư thục là mội chủ trương hoàn toàn đúng, không chỉ đúng với mầm non, phổ thông và còn đúng cả với bậc đại học về lâu dài.
Ngày 9/10, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo chủ đề: “Thể chế hóa tầm nhìn, chỉ đạo của Trung ương về chuyển trường công lập sang tư thục ở địa bàn có điều kiện xã hội hóa cao”.
Tới dự hội thảo, Phó giáo sư Tiến sĩ Bùi Thị An – đại biểu Quốc hội khóa 13, chia sẻ quan điểm về vấn đề này:
‘Trước hết phải nói chủ trương chuyển trường công lập sang tư thục ở địa bàn có điều kiện xã hội hóa cao, là mội chủ trương hoàn toàn đúng.
Tôi khẳng định là tuyệt đối đúng, không chỉ đúng với mầm non, phổ thông và còn đúng cả với bậc đại học về sau.
Nhưng vấn đề vì sao cho đến nay chúng ta vẫn không làm được mặc dù có chủ trương rồi, có Luật Giáo dục và nghị quyết của Chính phủ, vậy tại sao? Đó mới là vấn đề.
Hiến pháp là luật khung, luật khung quy định rất rõ mọi người đều có quyền được học tập, được hưởng tất cả các dịch vụ phúc lợi xã hội, con em chúng ta phải được hưởng điều đó một cách đúng nghĩa theo quy định chứ không phải hưởng kiểu ban ơn.
Vì sao việc chuyển đổi này chậm như vậy, nguyên nhân là gì? Các đồng chí nói nguyên nhân hoàn toàn đúng, ở Hà Nội tôi biết rồi vì tôi đã có thời gian ngồi trong Hội đồng nhân dân.
Tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phải làm chủ vấn đề này, Bộ trưởng Nhạ phải là chủ chuyện này và phải đưa ra được báo cáo đánh giá, khảo sát của 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đây là 2 thành phố có điều kiện về kinh tế.
Tại sao khi chủ trương ra rồi, luật có rồi mà bây giờ vẫn tồn tại hiện tượng không chuyển từ công lập sang tư thục, để khối công lập tới 60 học sinh học một lớp? Đó là vi phạm tiêu chuẩn, không đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phải làm việc với 2 Sở Giáo dục là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, xem cụ thể ra sao? Mặc dù đã có khảo sát nhưng phải có bằng chứng thì mới thuyết phục được Trung ương.
Nên có một khảo sát ngay lập tức và chi tiết, cụ thể, muốn chuyển được phải có điều kiện của nó và điều kiện lớn nhất là phải quan tâm vật chất, con người.
Tôi cũng kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc với từng địa phương xem quy hoạch tổng thể ra sao, có thiếu đất thật không hay đất xây chung cư thì có mà đất cho Giáo dục lại không?
Bộ trưởng Nhạ có thể làm việc với Bí thư Hoàng Trung Hải và Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, thẳng thắn kiến nghị cụ thể, rõ ràng.
Tôi đồng ý với ý kiến của Tiên si Nguyên Đăc Hưng – Vu trương Vu Giao duc, Đao tao và Day nghê, Ban Tuyên giao Trung ương, là Giáo dục phải vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mặc dù chuyển nhưng vẫn phải đảm bảo quyền lợi của người nghèo, phái có hỗ trợ nhưng thật minh bạch, công khai đến các cháu học sinh. Nhưng muốn đảm bảo chất lượng Giáo dục thì chúng ta phải đảm bảo sĩ số, đảm bảo giáo viên, trường lớp.”
Tùng Dương
Theo giaoduc.net
Chuyến hướng đầu tư ngân sách giáo dục cho cơ sở sang người học
Chúng ta cứ rót ngân sách cho các cơ sở công lập, còn các cơ sở dân lập phải tự đầu tư, nhưng thực tế họ lại không được hưởng lợi từ chính sách của nhà nước.
Ảnh minh họa
Ngay 9/10, Bao điên tư Giao duc Viêt Nam tô chưc Hôi thao chu đê: "Thể chế hóa tầm nhìn, chỉ đạo của Trung ương về chuyển trường công lập sang tư thục ở địa bàn có điều kiện xã hội hóa cao".
Tới dự Hội thảo, Tiên si Nguyên Đăc Hưng - Vu trương Vu Giao duc, Đao tao và Day nghê, Ban Tuyên giao Trung ương, chia sẻ quan điểm về vấn đề này:
Thay đổi cơ chế tài chính, tại sao tôi nói điều này? Tôi nhìn thấy hướng phát triển Y tế sẽ vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục của chúng ta cũng vậy, phải vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thay đổi tư duy từ chỗ chuyển đầu tư cho cơ sở sang đầu tư cho đại học, tính đúng tính đủ.
Những đối tượng nào mà nhà nước bao cấp thì bao cấp cho đủ nữa, những đối tượng nào được bao cấp một phần thì sẽ tính kiểu đó, và những đối tượng nào không được bao cấp thì phải tự chi trả đầy đủ.
Thay đổi cơ chế tài chính sẽ tạo ra một sự cạnh tranh, việc chế độ chính sách đối với các nhà giáo, cũng như là vấn đề tính toán cơ sở vật chất của các cơ sở Giáo dục thì chuyện đó cũng là bài toán.
Thay vì chuyện bây giờ chúng ta cứ rót mãi ngân sách cho các cơ sở công lập, trong khi các cơ sở dân lập họ phải tự đầu tư rất nhiều, nhưng việc họ hưởng lợi từ các chính sách của nhà nước trên phương diện giấy tờ thì có, nhưng thực tế thì lại không.
Nhưng nếu ta thay đổi cơ chế tài chính thì khi học sinh chạy vào đâu thì tiền sẽ vào đấy, và lúc bấy giờ trường nào tốt sẽ thu hút được học sinh, và phân cấp những trường có chất lượng đến đâu sẽ được thu học phí đến đó.
Đối với người dân thì nhà nước có khả năng đến đâu sẽ chi trả đến đấy, còn nếu muốn học chất lượng cao hơn thì họ phải đóng góp tiền vào để hưởng dịch vụ cao hơn.
Không ngại vấn đề trường chuyên vì đó là nơi đào tạo nhân tài, nhà nước muốn đào tạo nhân tài thì đầu tư vào đó cho thành trường đẳng cấp cao, và như vậy sẽ tránh được hàng loạt các tiêu cực như chạy trường, chạy lớp...rồi chuyện lạm thu, dạy thêm học thêm cũng từ thay đổi cơ chế tài chính sẽ không xảy ra...
Tất cả những văn bản từ nghị quyết Trung ương 2 về Giáo dục từ năm 1996 cho tới nay thì thấy rõ đường lối của Đảng đi vượt thời đại, đây là kết quả tư duy sáng tạo của rất nhiều người thì mới ra được văn bản trúng, đúng và vượt tầm thời đại như vậy.
Những việc đi vào cuộc sống như thế này thì đường lối đã rất rõ, nhưng thể chế hóa đường lối thì có vấn đề, vấn đề ở cơ sở thực hiện những văn bản của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ cũng như là những quy định về quy phạm pháp luật là có vấn đề.
Tùng Dương
Theo giaoduc.net
Các nước quy định lắp camera trong lớp học thế nào? Mỹ, Anh, Australia, Trung Quốc cho phép lắp camera trong lớp học nếu nhà trường và phụ huynh đồng ý, bảo đảm tính tuyệt mật của dữ liệu. Tại Mỹ, đến năm 2014, 75% trường công lập lắp camera an ninh tại khu vực chung như hành lang, phòng ăn, cửa ra vào... Tuy nhiên, vấn đề lắp đặt camera an ninh trong...