Bộ Giáo dục cấm dạy nội dung ngoài sách giáo khoa
Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông từ năm học 2017-2018 của Bộ Giáo dục yêu cầu không dạy nội dung ngoài sách giáo khoa.
Đầu tháng 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản số 4612 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018. Công văn được gửi các Sở; Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng; các trường phổ thông trực thuộc.
Bộ yêu cầu các đơn vị giáo dục rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa hiện hành, tinh giản nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng, nội dung trùng lặp giữa các môn. Kiến thức cũ, lạc hậu được yêu cầu cập nhật, bổ sung bằng thông tin mới phù hợp.
Công văn 4612 của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường tuyệt đối không dạy nội dung ngoài sách giáo khoa. Ảnh minh hoạ: MinT.
“Không dạy nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; tuyệt đối không dạy nội dung ngoài sách giáo khoa”, công văn nhấn mạnh.
Việc học tích hợp theo chủ đề được Bộ Giáo dục khuyến khích. Các trường sau khi lựa chọn một số chủ đề học tập, căn cứ chương trình giáo dục hiện hành sẽ rà soát nội dung bài học trong sách giáo khoa để sắp xếp thành bài học tích hợp của từng môn hoặc liên môn. Đây là bước đầu giúp xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục, theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
Công văn của Bộ cũng hướng dẫn cụ thể những đổi mới trong phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đánh giá kiểm tra. Việc dạy học chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu, dành nhiều thời gian trên lớp để thực hành, thảo luận…
Video đang HOT
Đối với cấp THCS, THPT, giáo viên có thể sử dụng hình thức đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, báo cáo thực hành thí nghiệm, các sản phẩm học tập, báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật… thay bài kiểm tra truyền thống.
“Tuyệt đối không kiểm tra, đánh giá nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành”, công văn nêu.
Trước đó một số phụ huynh phản ánh nhiều thầy cô cho học sinh làm các bài tập khó, không nằm trong sách giáo khoa. Như năm 2015, một giáo viên đã cho học sinh lớp 3 đề ôn thi cuối kỳ có bài toán làm khó cả tiến sĩ, gây xôn xao dư luận. Bài này nằm trong sách nâng cao, không có trong chương trình lớp 3.
Theo VNE
Siết mở ngành để giữ chất lượng đại học
Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết tâm siết chặt việc mở ngành ĐH với những quy định được xem là khá ngặt nghèo để nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Từ ngày 23-10, Thông tư 22 quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục mơ nganh đào tạo va đình chỉ tuyên sinh, thu hôi quyêt đinh mơ nganh đao tao trinh đô ĐH chính thức có hiệu lực.
Thêm điều kiện liên quan đến doanh nghiệp
Theo quy định mới, để được mở ngành đào tạo, các trường ĐH phải bảo đảm ngành đăng ký đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội, người học cũng như yêu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng miền và cả nước.
Một giờ thực hành của sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội tại Bệnh viện ĐH Y Hà Nội
Trường hợp các trưởng mở nganh đào tạo chưa có trong danh mục đào tạo (ngành mới), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) yêu cầu cơ sở đào tạo phải làm rõ luận cứ khoa học, nhu cầu của xã hội về ngành mới này, trong đó có ít nhất 2 ý kiến về sự cần thiết đào tạo của 2 cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo.
Bên cạnh đó, các trường cũng phải nêu thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới kèm theo ít nhất 2 chương trình đào tạo tham khảo của cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng hoặc cho phép thực hiện và cấp văn bằng (trừ các ngành chỉ có đào tạo ở Việt Nam hoặc các ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng).
Về cơ sở vật chất, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường phải có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm... Ngoài ra, phải có hợp đồng liên kết giảng dạy thực hành, thực tập trong lĩnh vực ngành mở mới với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo.
Khắt khe đào tạo y dược
Để hạn chế tình trạng một số trường không có kinh nghiệm về đào tạo y dược nhưng vẫn tuyển sinh ngành y dược, Bộ GD-ĐT cũng đưa ra các quy định rất khắt khe trong việc đào tạo y dược.
Cụ thể, đối với một số ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe, giảng viên và người hướng dẫn thực hành các môn học, học phần liên quan đến khám chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám - chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo nhóm ngành sức khỏe theo quy định.
Mỗi môn học thuộc kiến thức cơ sở ngành hoặc chuyên ngành của chương trình đào tạo phải có ít nhất một giảng viên cơ hữu có văn bằng, luận văn, luận án tốt nghiệp phù hợp với môn học chịu trách nhiệm giảng dạy, trong đó phải bảo đảm đủ số tiến sĩ tối thiểu. Ví dụ ngành y đa khoa có 2 tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 6 tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học lâm sàng và một tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học dự phòng (hoặc y tế công cộng)...
Không chỉ ngặt nghèo về giảng viên, điều kiện về cơ sở vật chất đối với ngành y dược cũng rất chặt chẽ. Ví dụ đối với ngành y đa khoa ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về sinh học và di truyền y học, lý sinh, hóa học, giải phẫu. mô phôi, sinh lý, hóa sinh, vi sinh - ký sinh trùng, giải phẫu bệnh, sinh lý bệnh - miễn dịch, dược lý, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe môi trường và sức khỏe nghề nghiệp, điều dưỡng cơ bản...
Ông Hoàng Năng Trọng, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Thái Bình, đánh giá việc Bộ GD-ĐT nâng điều kiện mở ngành mới khối y dược là cần thiết. Đào tạo các ngành liên quan đến sức khỏe cần phải chuẩn bị kỹ điều kiện do liên quan đến tính mạng con người.
Hiệu trưởng một trường ĐH khối y dược cho hay vì quy định này mà trường ông chưa đủ điều kiện để mở ngành răng hàm mặt. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng quy định mới là cần thiết để các trường đầu tư nhiều hơn các điều kiện bảo đảm chất lượng cho việc đào tạo nhân lực ngành y.
Giảng viên cơ hữu không được trùng ngành
Cũng theo Bộ GD-ĐT, đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu cơ hữu của ngành đăng ký đào tạo không được trùng với giảng viên cơ hữu của ngành khác, trong đó có ít nhất một tiến sĩ cùng ngành chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết bảo đảm chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội. Cụ thể, phải có ít nhất 10 giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó có ít nhất 1 tiến sĩ và 4 thạc sĩ hoặc 2 tiến sĩ và 2 thạc sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo. Giảng viên cơ hữu phải bảo đảm giảng dạy ít nhất 70% khối lượng chương trinh đao tao. Khối lượng kiên thưc còn lại do giảng viên thỉnh giảng (trong và ngoài nước) thưc hiên.
Theo NLD
Giáo viên kêu cứu vì phải đi dạy quá xa Cho rằng bị đối xử bất công vì phải công tác tại điểm trường xa, bị động thai trong quá trình di chuyển, một giáo viên ở Quảng Nam kêu cứu. Trên trang Facebook cá nhân, cô giáo Hoàng Thị Thủy - giáo viên trường Mẫu giáo Trà Giác (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) - chia sẻ: "Tôi công tác tại vùng...