Bộ GD&ĐT và Bộ Công an phối hợp bảo đảm an toàn Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
Bộ GD&ĐT đã có văn bản số 1841/BGDĐT-QLCL gửi Bộ Công an về việc phối hợp chỉ đạo tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, giáo dục nghề nghiệp năm 2021.
Ảnh minh họa/ITN
Theo văn bản này, thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, giáo dục nghề nghiệp, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các tỉnh phối hợp với Bộ GD&ĐT, UBND các tỉnh và các sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho các công việc chủ yếu sau:
Về công tác ra đề thi của Bộ GD&ĐT: Bố trí lực lượng cảnh sát bảo vệ vòng ngoài khu vực cách ly triển khai công tác ra đề thi và cử cán bộ an ninh phối hợp với cán bộ bảo vệ của Bộ GD&ĐT trực tiếp bảo vệ vòng trong khu vực ra đề thi.
Đồng thời, bố trí lực lượng và phương tiện kỹ thuật để kiểm tra an ninh khu vực ra đề thi, trang thiết bị phục vụ công tác ra đề thi và cán bộ tham gia ra đề thi; có biện pháp bảo mật thông tin trong quá trình ra đề thi.
Về công tác in sao đề thi của các sở GD&ĐT: Chỉ đạo Công an các tỉnh phối hợp với các sở GD&ĐT bảo đảm an ninh, an toàn cho công tác in sao đề thi. Cụ thể: bố trí lực lượng bảo vệ ba vòng độc lập khu vực in sao đề thi; kiểm tra an ninh khu vực in sao đề thi, trang thiết bị phục vụ công tác in sao đề thi và cán bộ tham gia in sao đề thi; có biện pháp bảo mật thông tin trong quá trình in sao đề thi.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Về công tác vận chuyển đề thi: Cử cán bộ an ninh cùng với cán bộ của Bộ GD&ĐT tham gia vận chuyển đề thi từ nơi ra đề thi của Bộ GD&ĐT đến các Hội đồng thi để in sao đề thi.
Chỉ đạo Công an các tỉnh bố trí lực lượng phối hợp với các sở GD&ĐT để giám sát công tác vận chuyển đề thi từ địa điểm nhận đề thi về cơ sở in sao và từ địa điểm in sao đến các Điểm thi.
Về công tác coi thi và chấm thi: Chỉ đạo Công an các tỉnh, theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh và đề nghị của các Hội đồng thi, bố trí đủ lực lượng để tổ chức công tác bảo vệ nhằm bảo đảm trật tự, an toàn cho các Điểm thi và các địa điểm chấm thi, phúc khảo.
Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an các tỉnh phối hợp chặt chẽ với các sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời mọi hành vi tiêu cực hoặc tung tin thất thiệt gây hoang mang dư luận, góp phần bảo đảm kỷ cương và công bằng trong Kỳ thi và công tác tuyển sinh năm 2021.
Với công tác bảo đảm an toàn giao thông: Chỉ đạo Công an các tỉnh, theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và đề nghị của các Hội đông thi, bố trí đủ lực lượng để giữ gìn trật tự an toàn giao thông, kịp thời giải tỏa các ùn tắc giao thông tại các thành phố, thị xã, các địa phương có tổ chức thi.
Thi tốt nghiệp THPT 2021: Sẽ thanh tra đột xuất những nơi 'có vấn đề'
Điểm đặc biệt trong công tác thanh tra năm 2021 đó là chuẩn bị lực lượng, các điều kiện cần thiết để thành lập các đoàn thanh tra/kiểm tra đột xuất ở tất cả khâu của kỳ thi; Dự phòng cả tình huống xảy ra thiên tai, dịch bệnh; khi có thông tin phản ánh tiêu cực, sai phạm trong việc tổ chức kỳ thi hoặc theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GDĐT.
Ảnh minh họa.
Phân rõ trách nhiệm
Năm 2021, việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT tiếp tục được giao cho các địa phương chịu trách nhiệm toàn diện, bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng ở các khâu từ tổ chức đăng ký dự thi, in sao đề thi, coi thi, chấm thi, thanh tra, kiểm tra, công bố kết quả thi và phúc khảo bài thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Câu hỏi đặt ra là làm sao để đảm bảo tổ chức thi nghiêm túc, chặt chẽ nhưng không căng thẳng? Bên cạnh công tác phổ biến quy chế thi cho cán bộ coi thi và thí sinh cần được tổ chức nghiêm túc, tránh để xảy ra trường hợp vi phạm quy chế vì lơ là, chủ quan... thì vai trò thanh/kiểm tra là rất quan trọng.
Muốn vậy, cần phân rõ nhiệm vụ, rõ thẩm quyền, rõ mục tiêu, rõ phương pháp, rõ trách nhiệm của mỗi đơn vị, tổ chức. Thực hiện thanh tra, kiểm tra tất cả các khâu của công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, tránh chồng chéo trong hoạt động thanh tra, đúng pháp luật. Đồng thời, phối hợp chặt vẽ với Thanh tra Chính phủ triển khai công tác thanh tra, kiểm tra công tác thi tốt nghiệp THPT.
Thanh tra Chính phủ cử lãnh đạo tham gia Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia và có văn bản hướng dẫn Thanh tra các tỉnh. "Về phía Bộ GDĐT sẽ tổ chức thanh tra đột xuất đến tất cả những địa phương, những vùng, những khâu có vấn đề", ông Nguyễn Đức Cường, Chánh Thanh tra Bộ GDĐT cho biết.
Hiện Bộ GDĐT đã ban hành Công văn 1952/BGDĐT-TTr hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Các Sở GDĐT căn cứ vào đó để tổ chức thanh tra, kiểm tra tất cả các khâu của kỳ thi
Hướng dẫn 1952 đã chỉ rõ vị trí của các đoàn thanh tra, kiểm tra các cấp, việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ, xử lý vi phạm, hồ sơ, tài liệu thu nhận của các đoàn thanh tra, kiểm tra và đặc biệt là thời hạn hoàn thành báo cáo, kết luận thanh tra, thông báo kết quả kiểm tra. Yêu cầu tổng kết, đánh giá đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2021, xử lý nghiêm vi phạm.
Chú trọng tập huấn trực tuyến
Yêu cầu đặt ra đối với những người được điều động tham gia công tác thanh tra, kiểm tra năm 2021 đó là phải được "test" đạt yêu cầu, đảm bảo nắm vững nghiệp vụ công tác thanh tra, kiểm tra. Dự kiến, sẽ kế thừa và sử dụng dụng tối đa đội ngũ cán bộ công chức, giảng viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục đã tham gia tập huấn, đã "test" và đã đi thanh tra, kiểm tra năm 2020 đồng thời bổ sung và nhấn những điểm mới, điểm cần chú ý của năm 2021. Đặc biệt huy động các trường khối ngành sức khỏe, các trường công an, quân đội điều động vào vùng/điểm thi có dịch, nguy cơ cao, có thí sinh diện F1 hoặc F2.
Bộ GDĐT đề nghị các cơ sở giáo dục ĐH chuẩn bị nguồn lực phục vụ kiểm tra công tác coi thi theo yêu cầu của Bộ. Các sở GDĐT phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện để các đoàn kiểm tra công tác coi thi thực thi nhiệm vụ. Thanh tra tỉnh cử cán bộ lãnh đạo tham gia Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và cử cán bộ tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra thi của Sở GDĐT theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.
Căn cứ kế hoạch tập huấn của Bộ và các tài liệu Bộ cung cấp, các Sở GDĐT tổ chức cho các đối tượng huy động tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi của Sở học tập quy chế, tập huấn nghiệp vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo hình thức (trực tuyến hoặc trực tiếp) phù hợp với tình hình dịch bệnh của địa phương bảo đảm an toàn, thiết thực, hiệu quả.
Về phía Bộ GDĐT, dự kiến tổ chức tập huấn trực tuyến cho tất cả các đối tượng, bao gồm tập huấn cho lãnh đạo Sở và cốt cán của Thanh tra Sở; thanh tra nội bộ và lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học; tất cả cán bộ giảng viên... về các công tác liên quan đến coi thi, chấm thi...
Phương án tổ chức thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT 2021 đã được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt. Trong đó:
Về kiểm tra công tác chuẩn bị thi, năm 2021 thành lập 10 Đoàn kiểm tra tại 20 sở GDĐT (không trùng lặp với các đoàn của Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia). Sẽ có 5 đoàn do lãnh đạo Bộ làm trưởng đoàn và các thành viên Ban chỉ đạo kiểm tra tại địa phương trong suốt quá trình chuẩn bị và tổ chức thi.
Về kiểm tra công tác coi thi, năm 2021 thành lập 63 đoàn kiểm tra tại 63 sở GDĐT. Trưởng đoàn và thành viên là lãnh đạo, cán bộ, giảng viên các cơ sở GDĐH. Mỗi đoàn có ít nhất 2 cơ sở GDĐH tham gia. Mỗi điểm thi có 1 tổ kiểm tra, mỗi tổ từ 2 người trở lên tùy theo số phòng thi tại điểm thi theo nguyên tắc như năm 2020.
Về kiểm tra công tác chấm thi năm 2020 là thanh tra thì năm 2021 là kiểm tra: Thành lập 63 đoàn kiểm tra tại 63 sở GDĐT. Mỗi đoàn có từ 3 - 4 người, kiểm tra trực tiếp tại 1 sở GDĐT trong suốt thời gian chấm thi.
Bộ GD&ĐT nói gì về đề xuất thuê máy bay chở đề thi ra đảo? Đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng nếu địa phương có kinh phí thuê máy bay chở đề thi ra đảo giúp học sinh đỡ phải di chuyển cũng tốt, miễn là kỳ thi vẫn tổ chức an toàn, khách quan. Sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận vừa có đề xuất thuê máy bay để chở đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông ra...