Bộ GDĐT: Trường nâng điểm chuẩn để “đánh trượt” thí sinh chỉ là giải pháp tình thế
Liên quan đến sự việc Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai bất ngờ nâng điểm chuẩn để “đánh trượt” thí sinh duy nhất đăng ký vào ngành Ngữ văn của trường, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) cho rằng đây chỉ là giải pháp tình thế và trường không vi phạm quy định cụ thể nào.
TS Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT). Ảnh: Đình Tuệ
Nâng điểm để đánh trượt thí sinh chỉ là cá biệt
Mùa tuyển sinh 2018, dù điểm đầu vào đã khởi sắc, nhưng ngành sư phạm vẫn chưa thoát cảnh “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Nhiều trường không tuyển được sinh viên dù đã đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ.
Cá biệt, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai còn nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh vì cả ngành có duy nhất một học sinh đăng ký. Sự việc này đã gây ra nhiều tranh cãi, không ít chuyên gia cho rằng trường làm vậy là thiếu nhân văn .
Bên lề hội thảo Giáo dục năm 2018 vừa diễn ra tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) đã có những chia sẻ với báo chí về vấn đề này.
Bà Phụng cho biết, việc trường nâng điểm chuẩn để “đánh trượt” thí sinh, nếu nói về vi phạm một điều luật cụ thể nào thì trường không vi phạm, vì nhà trường có quyền xác định điểm trúng tuyển. Tuy nhiên, điểm trúng tuyển này có phụ thuộc vào nhu cầu tuyển sinh hay không thì rõ ràng là không.
Đại diện Bộ GDĐT cũng cho rằng việc Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai đưa ra lựa chọn “đánh trượt” thí sinh chỉ là giải pháp tình thế, trong điều kiện trường gặp khó khăn trong việc tuyển sinh.
“Việc Trường Cao đẳng sư phạm nâng điểm chuẩn để “đánh trượt” thí sinh cũng xuất phát từ thực trạng ít thí sinh đăng ký vào ngành sư phạm. Khi có 1-2 học sinh đăng ký vào học, trường không đủ kinh phí để mở lớp hoặc không muốn thí sinh phải chờ đợi để mở lớp mà không còn cơ hội để học những ngành khác. Vì vậy trường phải đưa ra giải pháp này.
Chúng ta nên hiểu rằng đây là một giải pháp tình thế ở một số trường cá biệt, chứ không phải là giải pháp giải quyết cho cả hệ thống các trường sư phạm”- bà Nguyễn Thị Kim Phụng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Nghề giáo chưa hấp dẫn thí sinh
Nói về trường hợp của Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) trong mùa tuyển sinh này, dù đã thực hiện đào tạo theo cơ chế đặt hàng, đảm bảo đầu ra cho sinh viên, nhưng vẫn không nhiều thí sinh mặn mà, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho rằng việc thu hút người giỏi vào ngành sư phạm không chỉ phụ thuộc vào đầu ra của ngành.
“Ngay cả khi đã có địa chỉ sử dụng sau khi học mà vẫn không thu hút được, như vậy nó không phụ thuộc vào chất lượng đào tạo, nó cũng chưa hẳn đã phụ thuộc vào việc làm sau khi học, mà nó sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như tính hấp dẫn của nghề nghiệp.
Nhiều người vẫn nói ngành sư phạm áp lực rất nhiều, trước dư luận xã hội , cha mẹ học sinh, trước tương lai của đất nước. Khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, khả năng làm thêm cũng rất khó khăn. Tiền lương lại chưa hấp dẫn. Chính vì những điều này khiến thí sinh chưa mặn mà với ngành sư phạm”- bà Nguyễn Nguyễn Thị Kim Phụng chia sẻ.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho rằng, để giải quyết bài toán thu hút người giỏi vào sư phạm cần phải có giải pháp tổng thể, tăng tính hấp dẫn của nghề. Để giải quyết được vấn đề này cần sự vào cuộc từ nhiều Bộ, ngành, một mình ngành giáo dục nỗ lực là chưa đủ.
ĐẶNG CHUNG
Theo laodong.vn
Nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh: Nỗi đau của trường sư phạm
Mùa tuyển sinh 2018, dù điểm đầu vào đã khởi sắc, nhưng ngành sư phạm vẫn chưa thoát cảnh "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm". Nhiều trường không tuyển được sinh viên dù đã đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ.
Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai nâng điểm chuẩn lên cao để đánh trượt thí sinh. Ảnh: Báo Gia Lai.
Cá biệt, có trường nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh vì cả ngành có duy nhất một học sinh đăng ký.
GS-TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam gọi đây là nỗi đau, chuyện "cười ra nước mắt" của ngành sư phạm.
"Trải thảm" vẫn không tuyển được thí sinh
Thời gian qua, trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đầu vào ngành sư phạm, quyết tâm tuyển được những thí sinh ưu tú nhất để đào tạo làm giáo viên, thì các phương tiện truyền thông cũng đăng tải câu chuyện buồn ở các trường sư phạm địa phương.
Tại Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa), dù tuyển sinh theo đơn đặt hàng của tỉnh, với những đãi ngộ về cơ hội việc làm, nhưng đến thời điểm hiện tại ngành sư phạm chất lượng cao của trường mới tuyển được 20 sinh viên. Trong đó ngành Lịch Sử 13 em, Ngữ Văn: 6, Toán: 1, ngành Vật Lý chưa tuyển được sinh viên nào.
Việc tuyển sinh của Trường Đại học Hồng Đức gặp khó khăn có yếu tố của việc trường đưa ra điều kiện tuyển sinh cao, thí sinh phải được từ 24 điểm trở lên mới có cơ hội trúng tuyển. Trong khi đề thi THPT quốc gia năm nay được đánh giá là khó, không nhiều thí sinh đạt được mức điểm này.
Hiện nhà trường đang tiếp tục đợt tuyển sinh bổ sung và phương châm của trường là: "Dù có một thí sinh trúng tuyển, trường vẫn mở lớp để dạy".
Trường nâng điểm chuẩn... vì bị thí sinh thờ ơ
Cũng giống như Đại học Hồng Đức, tình hình tuyển sinh năm 2018 của Cao đẳng Sư phạm Gia Lai diễn ra khá "èo uột", bị thí sinh thờ ơ. Năm nay, ngành sư phạm Ngữ văn của trường có duy nhất một thí sinh đăng ký.
Tuy nhiên, không lựa chọn cách làm như trường ở Thanh Hóa, trường sư phạm ở Gia Lai đã nâng điểm chuẩn lên mức cao chót vót để loại thí sinh duy nhất đăng ký và trúng tuyển này, dù em đạt 22,5 điểm.
Ngành sư phạm Ngữ văn của Cao đẳng Sư phạm Gia Lai có duy nhất 1 thí sinh đăng ký, khiến trường phải nâng điểm chuẩn lên cao để đánh trượt thí sinh này.
Lý do được nhà trường đưa ra là: Nếu chỉ có một thí sinh trúng tuyển việc dạy và học không thể diễn ra, vì không thể mở lớp, bố trí giáo viên giảng dạy.
Do đó, nhà trường buộc phải đưa ra mức điểm chuẩn tuyển sinh là 23 điểm để đánh trượt thí sinh này. Đây là việc "bất đắc dĩ", là cách để nhà trường tạo điều kiện cho thí sinh có cơ hội nộp hồ sơ vào trường khác theo sở thích và nguyện vọng của em.
Thực trạng buồn của ngành sư phạm
Đánh giá về tình hình tuyển sinh của trường sư phạm năm nay, GS-TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng mục tiêu thu hút người giỏi vào ngành sư phạm vẫn chưa thành công. Việc này liên quan đến nhiều yếu tố từ chính sách đãi ngộ chưa tốt, cơ hội việc làm sau khi ra trường chưa nhiều, cũng như những áp lực của nghề giáo... khiến thí sinh "sợ" đầu quân vào trường sư phạm.
Cũng theo GS Phạm Tất Dong, dù thực trạng tuyển sinh của các trường sư phạm ở địa phương có ảm đạm, có buồn thế nào, thì việc nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh là việc làm khó chấp nhận. Đây là cách ứng xử thiếu nhân văn.
"Xét về khía cạnh ứng xử trong môi trường sư phạm, tôi không đồng tình với cách xử lý Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai. Để được 22,5 điểm trong kỳ thi năm nay không hề dễ dàng. Về cơ bản, lỗi không phải do thí sinh. Tại sao, trường không giới thiệu em đó đến những ngôi trường cũng trong ngành sư phạm để em ấy có cơ hội theo đuổi sở thích và đam mê của mình mà lại đánh trượt nguyện vọng của em như vậy?"- GS Phạm Tất Dong đặt câu hỏi.
Cũng liên quan đến sự việc trường nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ đang yêu cầu Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai báo cáo giải trình.
Quan điểm của Bộ GDĐT là việc xác định điểm chuẩn phải căn cứ vào chỉ tiêu và xét từ trên xuống đến khi hết chỉ tiêu thì ra điểm chuẩn. Nếu không tuyển đủ đợt một, trường có thể tuyển bổ sung. Việc nhà trường tự ý nâng điểm chuẩn lên quá cao để cố tình đánh trượt thí sinh đã vi phạm nguyên tắc xét tuyển.
ĐẶNG CHUNG - ANH PHÚ
Theo laodong.vn
Điểm chuẩn 2018: Trường giảm gần 9, trường tăng hơn 8 Nếu năm ngoái một thí sinh đạt 29,35 điểm vẫn trượt ngành Y Đa khoa của Trường ĐH Y Dược TP.HCM thì năm nay thủ khoa của trường này là 29,1 điểm. Điểm chuẩn vào các trường đại học năm nay giảm thường là vài điểm, cá biệt có trường giảm tận 9 điểm. Công an, quân đội có trường giảm 9 điểm...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

8X Thanh Hoá trao bức ảnh khiến mẹ liệt sĩ oà khóc 'đúng con trai tôi rồi'
Netizen
06:40:01 18/07/2025
Nga sử dụng chiến thuật tấn công UAV mới
Thế giới
06:39:23 18/07/2025
Trận chiến Trấn Thành - Trường Giang: Ai sẽ chiến thắng?
Tv show
06:36:58 18/07/2025
"Mong Sol tự hào và hạnh phúc nhất", nhưng điều Jack và Thiên An đang làm thì... ngược lại!
Sao việt
06:34:20 18/07/2025
Công bố trọng tội hiếp dâm khiến Ngô Diệc Phàm vào "nhà đá" 13 năm và bị trục xuất khỏi Trung Quốc
Sao châu á
06:28:42 18/07/2025
Mỹ nhân Hàn đổi đời nhờ diện áo dài Việt, cứ xuất hiện là tẩy não cả thế giới!
Hậu trường phim
06:19:04 18/07/2025
Hai lần Song Hye Kyo vào vai giàu "nứt đố đổ vách": Lần 1 đẹp mong manh như bông tuyết, lần 2 flop
Phim châu á
06:18:10 18/07/2025
Cách làm món vịt xào gừng đậm đà sốt cay, thơm ngon khó cưỡng
Ẩm thực
06:17:01 18/07/2025
Cặp chị em lệch nhau 12 tuổi vẫn yêu đương say đắm, nhà gái là thánh hack tuổi hot hàng đầu Vbiz
Phim việt
23:41:45 17/07/2025
Danh tính bà chủ cơ sở gom lợn nhiễm dịch để bán, đích đến là Gia Lai, Đồng Nai
Tin nổi bật
23:00:37 17/07/2025