Bộ GD&ĐT trả lời việc ĐH Tôn Đức Thắng tự bổ nhiệm giáo sư

Theo dõi VGT trên

Liên quan việc ĐH Tôn Đức Thắng tự bổ nhiệm giáo sư, ông Phạm Ngọc Phương – Chánh văn phòng, Bộ GD&ĐT – cho biết, Bộ này đã có văn bản trả lời trường từ 14/10.

Văn bản nêu, giáo sư, phó giáo sư là chức danh của giảng viên đang giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học. Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư tại điều 71 Luật Giáo dục và Khoản 2 Điều 54 Luật Giáo dục Đại học.

Văn bản của Bộ GD&ĐT nêu: Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng GD&ĐT, có trách nhiệm xét công nhận hoặc hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học (trong đó có Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng) căn cứ nhu cầu bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, đề nghị của khoa, bộ môn và ý kiến của Hội đồng khoa học của cơ sở giáo dục đại học, ra quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư cho các nhà giáo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư theo quy định.

Trước đó, ĐH Tôn Đức Thắng chủ trương phong giáo sư, phó giáo sư cho cán bộ giảng viên trong trường.

Ngày 23/9, ông Nguyễn Hải Thập – Phó cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ GD&ĐT, cho biết, qua trao đổi với lãnh đạo ĐH Tôn Đức Thắng, Bộ GD&ĐT nắm được thông tin trường mới chỉ ban hành văn bản quy định, chứ chưa thực hiện các bước cụ thể của quy trình này. Khi Bộ yêu cầu báo cáo, trường đã tạm dừng triển khai việc bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư.

Lãnh đạo ĐH Tôn Đức Thắng cho biết, đã báo cáo việc phong giáo sư, phó giáo sư với Bộ GD&ĐT. Đây là quy định vừa được nhà trường ban hành, trong đó phần nội dung và quy trình đã đầy đủ nhưng có phần đang trong quá trình hoàn thiện. Việc này chưa được thực hiện thì báo chí thông tin.

Ngày 12/10, Đại học Tôn Đức Thắng công bố tiêu chuẩn, hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ đề nghị xét và bổ nhiệm chức vụ chuyên môn.

Theo Zing

Hãy ủng hộ xu hướng mới

Xung quanh việc ĐH Tôn Đức Thắng bổ nhiệm GS, PGS theo những tiêu chuẩn riêng, để rộng đường dư luận, TS Nguyễn Minh Hòa đã chia sẻ về vấn đề trên.

Video đang HOT

Mấy ngày gần đây có nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi quanh chuyện ĐH Tôn Đức Thắng đang trong quá trình xét bổ nhiệm GS, PGS. Ý kiến của các nhà quản lý thì cho là trường vi phạm pháp luật, nhưng cũng có nhiều ý kiến ủng hộ, trong số đó có không ít nhà khoa học uy tín.

Hãy ủng hộ xu hướng mới - Hình 1

Sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng (TP HCM) trong một tiết học với giảng viên người nước ngoài.

Phong GS, PGS ở VN khác với nhiều nước

"Ở VN, một ứng viên hoàn toàn đủ tiêu chuẩn, thậm chí thừa tiêu chuẩn, nhưng vẫn bị loại vì không qua được vòng bỏ phiếu kín. Mà bỏ phiếu kín thì lại là chuyện tôi thích anh hay không, hay việc anh là GS có ảnh hưởng đến vị thế, quyền lợi của người bỏ phiếu hay không?

Điều đầu tiên mà tất cả trí thức và cả những người đóng vai trò xét duyệt người khác không thể không công nhận là cách thức phong chức danh GS, PGS ở VN không giống với thông lệ bất cứ nước nào trên thế giới (có chăng là Lào giống với VN).

Trên thế giới, GS là một chức danh nghề nghiệp, do một trường ĐH nào đó công nhận và bổ nhiệm. Do vậy, anh chỉ là GS của một trường ĐH chứ không có chuyện là GS nhà nước, GS của tất cả các trường như ở VN; và cũng không có chuyện là GS suốt đời, khi nào hết giảng dạy (nghỉ hưu hay bị thôi việc) thì không còn là GS nữa. Những người có công lao lớn lắm thì được phong GS danh dự suốt đời (số này ít lắm).

Bất kỳ trường ĐH nào cũng có quyền công nhận, bổ nhiệm GS. Tùy thuộc vào nhu cầu, quy mô, cấp độ của từng ngành, từng khoa, từng bộ môn mà hội đồng trường đưa ra các tiêu chí và số lượng tuyển GS từng năm.

Hãy ủng hộ xu hướng mới - Hình 2

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa.

Trường bổ nhiệm PGS, GS: Có ủng hộ nhưng cũng băn khoăn Các chuyên gia đã có nhiều góc nhìn khác nhau trước sự kiện ĐH Tôn Đức Thắng bổ nhiệm PGS, GS.

Giá trị của một vị GS tùy thuộc vào danh tiếng của trường mà người đó phục vụ. Tất nhiên GS của trường Harvard, Stanford cao hơn hẳn GS của một trường cộng đồng.

Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm: điều này không phải bao giờ cũng đúng, bởi có nhiều vị GS ở trường bé nhưng lại được kính nể vì người đó là chuyên gia đầu ngành quý hiếm của một môn khoa học mà ở những thành phố lớn, các trường lớn không có.

Trong thời gian làm việc ở Trường Chulalongkorn, ĐH số 1 của Thái Lan, tình cờ tôi được chứng kiến buổi xét duyệt ứng cử viên chức danh GS của khoa quy hoạch đô thị. Tất cả mọi chuyện đều minh bạch, các tiêu chuẩn rất cao và rất chặt chẽ; ứng viên, hội đồng khoa học tranh luận công khai từng tiêu chuẩn, từng bài báo, ai hội đủ tiêu chuẩn sẽ được làm thủ tục công nhận là GS của trường và có thư chúc mừng của hoàng gia.

Trong khi ở VN thì một ứng viên hoàn toàn đủ tiêu chuẩn, thậm chí thừa tiêu chuẩn, nhưng vẫn bị loại vì không qua được vòng bỏ phiếu kín. Mà bỏ phiếu kín thì lại là chuyện tôi thích anh hay không, hay việc anh là GS có ảnh hưởng đến vị thế, quyền lợi của người bỏ phiếu hay không?

Chính vì cách làm này mà rất nhiều người đủ chuẩn bị loại, và cũng có rất nhiều người thừa chuẩn không muốn làm hồ sơ xin được xét tuyển vì thấy không đủ "dũng khí" để theo đuổi. Việc bỏ phiếu kín chính là nơi phát sinh tiêu cực, đã có những người lợi dụng dịp này để hạ uy tín người khác, kể cả việc coi đó là cơ hội ban ơn cho người cùng hội cùng thuyền, là cơ hội làm ăn...

Có thể đó chỉ là "một vài con sâu", nhưng điều đó cho thấy cách thức làm như hiện nay là có rất nhiều vấn đề không ổn, cần phải thay đổi triệt để từ tư duy đến hành động.

Trường ĐH phải có quyền tự chủ

Dù là quá muộn, nhưng đến lúc cần phải cất tiếng nói mạnh mẽ để khẳng định rằng hệ thống giáo dục của VN so với thế giới đã quá lạc hậu, bảo thủ. Một trong các nguyên nhân của tất cả nguyên nhân trì kéo giáo dục VN tụt hậu là Bộ GD&ĐT và các cơ quan trung ương liên quan đến giáo dục đang duy trì một cơ chế quan liêu, tập trung hóa quá cao, không chịu phân quyền và không tin vào bên dưới.

Bộ GD&ĐT chỉ nên làm công việc của cơ quan quản lý nhà nước là giúp Chính phủ tham mưu xây dựng chính sách chiến lược; tuyên truyền, hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực thi chính sách; đôn đốc, kiểm tra, kiểm soát việc thực thi chính sách và làm cầu nối giữa các trường với Chính phủ, giữa các trường với nhau và các trường với đối tác nước ngoài, còn lại thì trả hết cho các trường.

Trước mắt, Chính phủ cần trao quyền xét phong và bổ nhiệm GS, PGS cho hai trường ĐHQG Hà Nội, TP HCM và các trường ĐH vùng như Thái Nguyên, Huế.

Phải chăng niềm tin của Bộ GD&ĐT đặt vào các trường ĐH quá thấp, lúc nào cũng cho rằng nếu buông ra là loạn. Chả lẽ với hơn 300 GS, PGS và hơn 1.000 TS của ĐHQG TP HCM, rồi gần 400 GS, PGS, hơn 1.000 TS của ĐHQG Hà Nội lại không đủ năng lực tổ chức được việc xét phong, bổ nhiệm GS, PGS cho chính tổ chức mình.

Nếu các trường dân lập, các trường tự chủ tài chính có nhu cầu thì không nên cấm cản, mà có thể cùng lúc duy trì cả hai hệ thống - GS nhà nước và GS của trường, ai muốn đăng ký vào hệ thống nào là tùy theo nhu cầu, sở thích và tầm mức của họ.

Cái mới ra đời bao giờ cũng khó khăn, có thể sai luật, có thể có trục trặc về kỹ thuật, có thể rất khó chấp nhận, có thể làm ai đó phiền lòng, thậm chí mất đi chút quyền lợi, nhưng xét thấy nó đúng và hợp với thông lệ quốc tế thì nên ủng hộ, chớ nên hùa nhau "ném đá", bóp c.hết nó. Luật không còn phù hợp thì sửa luật.

Biết đâu ĐH Tôn Đức Thắng đang bắt đầu cho một sự thay đổi có tính cách mạng trong hệ thống giáo dục VN: hãy trả lại giáo dục cho nhà giáo dục và cho thị trường lao động. Các trường ĐH phải có quyền tự chủ trong chương trình đào tạo, tài chính, nhân sự, đường hướng phát triển và kể cả quyền tự chịu trách nhiệm trước xã hội, trước sinh viên, cha mẹ sinh viên, hơn thế nữa là quyền được sống hay phải c.hết do cung cách làm ăn của mình gây ra.

Không dại gì phong tặng GS, PGS vô tội vạ

Có một vài người cho rằng nếu tất cả các trường đều có quyền phong GS thì sẽ loạn, VN sẽ thừa GS. Xin chớ lo vội, khi mà GS gắn với tên t.uổi, thương hiệu và "chén cơm" của mỗi trường thì tự khắc họ sẽ biết sử dụng sao cho việc phong GS tôn vinh trường của họ lên, chứ không dại gì tự làm hạ thấp nó xuống.

Cũng có thể sẽ có những sai lạc, tiêu cực ban đầu nhưng với cơ chế tự điều tiết của cả hệ thống sẽ biết cách làm sao cho đúng. Khi ấy, mỗi trường căn cứ trên nhu cầu thực và công việc thực mà chọn lựa số lượng, con người cụ thể vào vai trò GS.

Họ sẽ không dại gì phong tặng GS, PGS vô tội vạ. Vì kèm theo trách nhiệm, nghĩa vụ là quyền lợi và chế độ lương bổng, vì phần tài chính đó không phải là của Nhà nước mà là mồ hôi, công sức của họ làm ra.

Thêm vào nữa, việc các trường tự chọn lựa GS cho mình sẽ loại bỏ được những GS "danh dự" không giảng dạy. Nên biết ở VN hiện nay hơn 60% (có ý kiến cho là hơn 70%) GS, PGS là các quan chức trung ương, địa phương, các lãnh đạo cấp vụ, cục, cấp bộ, thậm chí có người là giám đốc các doanh nghiệp.

Theo TS Nguyễn Minh Hòa/Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Miss Supranational: Indonesia đăng quang, Kim Duyên nói lý do Lydie Vũ trắng tay
17:02:19 07/07/2024
Chồng thiếu gia của Midu cưng vợ ra mặt khi hẹn hò, lần đầu để lộ nhẫn cưới
17:51:07 07/07/2024
Diễn biến mới nhất drama Nam Thư: "Chính thất" bị mẹ chồng đổ lỗi, sẽ giao hết bằng chứng nếu ra toà
19:44:44 07/07/2024
Mẹ chồng từ trong bếp phi ra với cái chảo rồi đ.ập tan tành chiếc TV mới mua
17:17:06 07/07/2024
Trước khi dính vào lùm xùm là "người thứ ba", Nam Thư thuê homestay tại Đà Lạt để làm gì?
18:04:37 07/07/2024
Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tập 2 có lượt xem trực tiếp trên YouTube tăng gấp 10 lần, có thời điểm còn vượt qua show "đối thủ"
19:34:00 07/07/2024
Livestream tâm sự, Xoài Non "sượng trân" trước câu hỏi nhắc về chồng cũ
21:32:32 07/07/2024
Tập 2 "Anh trai vượt ngàn chông gai": Ngô Thanh Vân đã xuất hiện, thần tượng 2 triệu fan được cả cõi mạng réo tên
18:00:25 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

S.T Sơn Thạch: "Có hơi mạo hiểm với cú nhào lộn từ độ cao 2 mét trên sân khấu Anh tài..."

Tv show

22:58:40 07/07/2024
Ở phần biểu diễn cá nhân, S.T Sơn Thạch chọn ca khúc Thật Xa Thật Gần. Anh tạo điểm nhấn cho tiết mục khi thể hiện khả năng chơi trống và có cú nhảy lộn mèo từ bục cao gần 2 mét trên sân khấu.

Diện mạo khác lạ của Hoa hậu H'Hen Niê

Sao việt

22:52:38 07/07/2024
Xuất hiện tại các sự kiện, H Hen Niê không ngại biến hóa nhiều hình ảnh khác nhau để mang đến sự mới lạ cho khán giả.

Những điều kỳ lạ nhất định phải trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu

Du lịch

22:39:42 07/07/2024
Danh sách này tập hợp những điều kỳ lạ nhất mà bạn có thể trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu. Lễ hội trứng tráng khổng lồ (Bessières, Pháp)

Suzy kỷ niệm 14 năm gia nhập làng giải trí

Sao châu á

22:27:29 07/07/2024
Nữ thần tượng kiêm diễn viên chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ trên Instagram cá nhân và nhận được nhiều lời chúc mừng từ khán giả toàn cầu.

Bin đổ cho Riot "giúp" T1 dù lỗi hoàn toàn là "tự hủy"

Mọt game

22:09:20 07/07/2024
Trong cuộc đối đầu mới đây giữa hai đội Bilibili Gaming và T1 thuộc khuôn khổ Esports World Cup 2024, T1 đã giành chiến thắng với tỉ số 2-1.

Ngân Sát Thủ công khai tình mới kém 9 t.uổi

Netizen

21:14:01 07/07/2024
Hai người chia tay, bốn người tìm được hạnh phúc là mối quan hệ hiện tại mà dân tình thấy ở ViruSs và Ngân Sát Thủ.

Điều tra vụ việc chồng c.hết, vợ bị thương bất thường

Pháp luật

21:05:46 07/07/2024
Nghe tiếng cãi vã, kêu la bất thường vào lúc rạng sáng, một số người dân ở kế bên vội vã chạy đến nhà riêng của vợ chồng ông Nguyễn Văn H để can thiệp, thì phát hiện ông H đã t.ử v.ong, còn người vợ bị thương.

Politico: Giới chức NATO lo ngại về khả năng tái đắc cử của Tổng thống Biden

Thế giới

21:02:39 07/07/2024
Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio cho rằng cuộc tranh luận sẽ giúp nhiều người Mỹ nhận ra ông Donald Trump là người phù hợp hơn để trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Váy áo cho người hướng nội

Thời trang

20:55:50 07/07/2024
Xu hướng diện trang phục trùm kín người, che phủ từ đầu đến chân được nhà mốt Balenciaga lăng xê, các tín đồ thời trang nhiệt tình hưởng ứng, thể hiện sự phá cách trong lối ăn mặc.