Bộ GD&ĐT: Tinh giản chương trình sẽ giảm 5 đến 7 tuần học
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho hay mục tiêu tinh giản chương trình là giảm từ 5 đến 7 tuần học so với hiện nay, đến ngày 15/7 kết thúc năm học.
Sáng 25/3, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến với sự tham dự của đại diện 63 sở GD&ĐT. Nội dung của hội nghị tập trung 3 vấn đề lớn: Phòng chống dịch Covid-19, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông trong học kỳ 2 bằng hình thức trực tuyến, tinh giản nội dung chương trình học.
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Bộ GD&ĐT.
Đề thi THPT quốc gia dựa trên chương trình giảm tải
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ thông tin việc tinh giản chương trình. Bộ GD&ĐT đã thành lập các tiểu ban và đang khẩn trương thực hiện để trong tháng 3 này ban hành hướng dẫn cho các địa phương, cơ sở giáo dục có căn cứ triển khai thực hiện. Mục tiêu của Bộ GD&ĐT là giảm từ 5-7 tuần so với chương trình hiện nay để đến ngày 15/7 kết thúc năm học.
Tuy nhiên, việc tinh giảm không thực hiện cơ học và phải đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức nền tảng, cốt lõi của chương trình cho học sinh, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình.
Đề thi THPT quốc gia sẽ dựa trên chương trình giảm tải. Bộ GD&ĐT đang xây dựng đề thi tham khảo để học sinh, giáo viên thuận lợi trong ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi diễn ra vào tháng 8 tới.
Video đang HOT
Trong giai đoạn học sinh không thể đến trường này, các nhà trường, giáo viên vẫn có trách nhiệm tổ chức dạy học bằng nhiều hình thức khác nhau cho học sinh, để đảm bảo quyền lợi và nhu cầu học tập của các em, đảm bảo việc hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình. Trong các hình thức dạy học khác này, dạy học trên Internet, truyền hình, là giải pháp tình thế cần áp dụng rộng rãi.
Với học trên Internet, học sinh các vùng có điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hạn chế, việc học tập có thể không đảm bảo. Học trên truyền hình, với khung giờ phát sóng cố định, cũng có thể gây khó khăn cho học sinh. Nhưng trong tình huống tổ chức dạy học trực tiếp khó khăn như hiện nay, chúng ta cần áp dụng và phát huy tối đa ưu điểm của các phương thức dạy trực tuyến, để đảm bảo việc học tập của học sinh, đảm bảo việc hoàn thành chương trình.
Đây cũng là cơ hội để học sinh, giáo viên, ngành giáo dục cả nước làm quen với ứng dụng những công nghệ số hiện đại vào đổi mới các hình thức tổ chức dạy học.
Bộ GD&ĐT đang phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông để có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ, giúp việc tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình của các nhà trường, giáo viên, học sinh thuận lợi (ví dụ phối hợp các đài truyền hình tăng số lượng kênh phát sóng, thời lượng pháp sóng chương trình dạy học).
Các bài giảng ngoài phát sóng trên truyền hình sẽ được đăng tải trên các nền tảng số khác, để đảm bảo học sinh có thể học lại và lĩnh hội được đầy đủ kiến thức.
Sẽ có hướng dẫn học trên truyền hình
Bộ GD&ĐT cho rằng đối với dạy trên truyền hình, phải kết hợp hỗ trợ trực tiếp học sinh để kiểm soát được việc học tập của các em, cũng như đánh giá khả năng tiếp thu của người học. Theo đó, giáo viên thông báo lịch phát sóng cho học sinh, phối hợp gia đình tổ chức cho các em học tập.
Thầy cô cần xây dựng kế hoạch tổ chức, hướng dẫn học sinh học theo bài, biên soạn bài tập, giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện sau giờ học trên truyền hình.
Quá trình các em học, giáo viên cần có biện pháp để tương tác với học sinh, nhằm hỗ trợ giải đáp thắc mắc, khó khăn. Khi học sinh đến lớp trở lại, nhà trường phải dành thời lượng thích đáng để bổ trợ kiến thức đã dạy trên truyền hình cho các em, nhằm đảm bảo mọi học sinh đều lĩnh hội được đầy đủ nội dung cốt lõi theo yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình.
Do khối lượng bài giảng môn học của các khối lớp rất lớn (120 môn), Bộ GD&ĐT đã có công văn đề nghị các sở GD&ĐT cung cấp bài giảng trên truyền hình để bộ tổng hợp, lựa chọn phát sóng miễn phí trên các kênh truyền hình cho học sinh.
Các sở GD&ĐT thống nhất cao việc phối, kết hợp với nhau để cùng xây dựng hệ thống bài giảng đầy đủ môn học của các khối lớp. Bộ GD&ĐT rất hoan nghênh và đề cao tinh thần này.
Với việc đánh giá kết quả học tập của học sinh học qua Internet, trên truyền hình, để đảm bảo công bằng cho học sinh, Bộ GD&ĐT thống nhất ý kiến kiểm tra định kỳ, cuối kỳ sẽ được thực hiện tại các nhà trường khi học sinh đến lớp trở lại.
Khi mới quay lại trường, các em được cơ sở giáo dục tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung kiến thức đã học qua Internet, trên truyền hình.
Đối với việc đánh giá thường xuyên, trong quá trình tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình, giáo viên phụ trách môn học trực tiếp giao nhiệm vụ học tập cho học sinh. Giáo viên tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh thông qua nhiều hình thức như: Sản phẩm học tập, kết quả thực hành thí nghiệm.
Việc đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học qua Internet, trên truyền hình phải đảm bảo công bằng, khác quan, trung thực, vì quyền lợi của học sinh. Khi đáp ứng các điều kiện này, kết quả đánh giá được công nhận theo quy định hiện hành.
Không có chuyện buông lỏng chất lượng học trực tuyến hay trên truyền hình
Trước tình trạng mỗi nơi triển khai việc học trực tuyến và học trên truyền hình khác nhau, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, sẽ có quy định cụ thể về hình thức học này chứ không có chuyện buông lỏng chất lượng.
Về dạy học trực tuyến và dạy học trên truyền hình đang được cho là biện pháp thay thế học trực tiếp trong giai đoạn nghỉ kéo dài vì dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, đối với bậc phổ thông, quy định về dạy học qua internet, dạy học trên truyền hình sẽ sớm được ban hành, làm cơ sở cho các địa phương, cơ sở giáo dục tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả theo chương trình giáo dục đã được tinh giản.
Việc xây dựng, thẩm định các bài giảng điện tử từ các nội dung chương trình sau khi đã tinh giản, theo Bộ trưởng, sẽ được Bộ GDĐT chỉ đạo sát sao để không "buông lỏng" chất lượng.
Bộ GD-ĐT gấp rút xây dựng quy định để đảm bảo chất lượng bài giảng online và trên truyền hình
"Trong những ngày tới, Bộ GDĐT sẽ làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm phối hợp hỗ trợ miễn phí nền tảng công nghệ cho phương thức dạy học online, dạy học qua truyền hình cho các địa phương, các nhà trường. Bộ GDĐT cũng sẽ tổ chức họp trực tuyến với 63 sở GDĐT ngay trong tuần này để thống nhất triển khai thực hiện tinh giản nội dung dạy học, triển khai dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình, đảm bảo đồng bộ và hiệu quả" - Bộ trưởng nói.
Bên cạnh đó, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, Bộ trưởng nhấn mạnh cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ một phần khó khăn cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập, không chỉ dừng ở văn bản đề xuất mà cần có hành động cụ thể.
Bộ trưởng cũng gửi lời động viên, chia sẻ sâu sắc tới giáo viên, học sinh và phụ huynh trên cả nước và mong rằng, các nhà trường, học sinh, phụ huynh yên tâm, tiếp tục chủ động phối hợp với ngành giáo dục để vừa tích cực phòng, chống dịch bệnh, vừa đảm bảo việc dạy và học với phương châm, học sinh không đến trường nhưng việc học không gián đoạn.
Bộ trưởng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ rà soát để tinh giản nội dung môn học; khẩn trương xây dựng và công bố đề tham khảo thi THPT quốc gia 2020 phù hợp việc tinh giản nội dung, làm cơ sở cho thầy trò yên tâm, ôn luyện.
Theo đó, các đơn vị chuyên môn cần tập trung rà soát, điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; lựa chọn các chủ đề có thể tích hợp của từng môn học hoặc liên môn.
Thi THPT quốc gia 2020: Thi cả phần học trên truyền hình? Các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục nói rằng, tinh giản chương trình hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện nay, nhưng đưa nội dung dạy học trên truyền hình vào đề thi THPT quốc gia như thế nào phù hợp còn nhiều ý kiến tranh cãi. Đề thi THPT quốc gia năm nay nên đưa nội dung, kiến thức học...