Bộ GD&ĐT sẽ xem xét tư vấn tâm lý học sinh qua Facebook
Sau loat bai giao duc tuôi dây thi trên Zing.vn, TS Ngu Duy Anh, Vu trương Vu công tac Hoc sinh Sinh viên, Bô GD&ĐT noi, se đây manh tư vân trong nha trương.
- Bộ GD&ĐT đánh giá tình trạng học sinh, sinh viên gặp vấn đề về tâm, sinh lýkhi bước vào tuổi dậy thì như thế nào?
Bước vào tuổi dậy thì, cơ thể các em học sinh có những sự thay đổi rất lớn về thể chất kéo theo thay đổi về về tâm, sinh lý. Ở độ tuổi này, các em thường có những rối loạn cảm xúc, hành vi, đồng thời luôn muốn khẳng định cái tôi của mình.
Các vấn đề tâm lý, cũng như khó khăn trong cuộc sống thường gặp là: căng thẳng trong học tập, các khúc mắc trong quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè, hay sự lúng túng trong định hướng nghề nghiệp, các vấn đề nảy sinh khi sử dụng Internet…
Nếu không được tư vấn, định hướng, giải tỏa kịp thời rất dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như lười ăn, mất ngủ, mệt mỏi, dễ cáu gắt, lo âu, học tập giảm sút… Nhiều trường hợp còn có biểu hiện như nói lung tung, khóc cười vô cớ, dễ hoảng sợ, ngại tiếp xúc với người khác…
- Hậu quả của việc thiếu kiến thức về tâm, sinh lý trong lứa tuổi dậy thì tác động đến học sinh ra sao?
- Thiếu kiến thức tâm, sinh lý ở lứa tuổi dậy thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi em. Đặc biệt, khi thiếu kiến thức về tâm, sinh lý, lại không nhận được sự quan tâm của gia đình, các em dễ phát triển lệch lạc cả về nhận thức và thể chất.
Khi thiếu hiểu biết về tâm, sinh lý, hoc sinh dê giải quyết mâu thuẫn theo cách của mình. Nhiều em không kiểm soát được bản thân sẽ có những hành vi lệch chuẩn như: bỏ nhà đi bụi, uống rượu và dẫn tới vi phạm pháp luật…
Bởi vậy ở tuổi này, mỗi gia đình cần quan tâm khuyến khích, tâm sự và hướng các em tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, chơi thể thao, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, trò chơi bạo lực…
Một lớp học về giới tính trong trường THCS ở Hà Nội. Ảnh: Quyên Quyên.
Video đang HOT
- Bộ GD&ĐT đánh giá thế nào về công tác tư vấn tâm lý ở nhà trường trong việc giáo dục toàn diện học sinh? Kế hoạch phát triển tư vấn tâm, sinh lý trong trường học tới đây được triển khai như thế nào?
- Công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục toàn diện, giúp hoc sinh có đời sống tinh thần lành mạnh để học tập và rèn luyện.
Tư vấn tâm lý trong trường học, một mặt có thể giúp xử lý, giải quyết nhưng vấn đề tâm, sinh lý nảy sinh, mặt khác quan trọng hơn, có thể tổ chức ngăn ngừa bằng cách tăng cường khả năng thích ứng của hoc sinh trước các biến đổi của xã hội, tạo ra “khả năng miễn dịch” hay khả năng tự giải quyết vấn đề; giúp các em có trách nhiệm hơn với bản thân, cũng như với những người xung quanh và cộng đồng.
Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai công tác tư vấn cho hoc sinh, sinh viên (công văn 9971/2005/BGD&ĐT-HSSV về việc triển khai công tác tư vấn cho hoc sinh, sinh viên; Quyết định 68/2008/QĐ-BGD-ĐT quy định về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm, hỗ trợ hoc sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ, TCCN,…); chỉ đạo xây dựng mô hình ở một số địa phương; tổ chức hội thảo nhằm trao đổi, chia sẻ những cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác tư vấn tâm lý, làm cơ sở nhân rộng ra trên toàn quốc.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT, trường ĐH, CĐ, TCCN đã từng bước tổ chức thực hiện công tác tư vấn tâm lý, các vấn đề xã hội cho hoc sinh, sinh viên.
Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai tương đối có hiệu quả mô hình tư vấn tâm lý trong trường học như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Dương, Khánh Hòa… Tuy nhiên, hiện công tác tư vấn tâm lý trường học vẫn đang gặp phải không ít khó khăn và vướng mắc.
Một số trường đã thành lập phòng tư vấn tâm lý, phân công giáo viên đảm nhiệm nhưng hoạt động chưa hiệu quả; chưa bố trí được phòng tư vấn tâm lý riêng; chưa có biên chế cho cán bộ chuyên trách công tác tư vấn tâm lý; chưa có kinh phí hỗ trợ, chế độ đãi ngộ cho cán bộ kiêm nhiệm làm công tác này.
Thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/08/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 – 2020″, trong đó có về nội dung “các cơ sở giao duc đai hoc, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường THPT, THCS có bộ phận tư vấn và bố trí giáo viên phụ trách, kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, hướng nghiệp…”, Bộ GD&ĐTsẽ tiếp tục chỉ đạo thành lập các bộ phận, nhóm tư vấn; Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn cho cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý; Phân công trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm và đứng lớp; Chỉ đạo các nhà trường tạo điều kiện để giáo viên và HS gần gũi, tin tưởng và chia sẻ.
Bộ cũng đang xây dựng dự thảo về quy định phòng tư vấn tâm lý học đường tại các trường học. Giải quyết dần những khó khăn vướng mắc hiện nay về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ làm công tác này để đưa công tác tư vấn tâm lý trường học đi vào cụ thể và nền nếp.
- Một số trường khuyến khích các em có Facebook riêng để tư vấn hiệu quả về tâm lý, sức khỏe, tình bạn, tình yêu hoặc những khúc mắc thầm kín, riêng tư. Quan điểm của ông như thế nào và Bộ GD&ĐT có coi đây là hướng tư vấn hiệu quả cho giới trẻ?
- Cách triển khai tư vấn qua các trang mạng xã hội rất đa dạng, phong phú, tùy thuộc từng trường hợp cụ thể, phương pháp tư vấn của thầy cô, chuyên gia tư vấn và nhà trường. Chúng tôi luôn khuyến khích giáo viên, hoc sinh, sinh viên gần gũi, chia sẻ để cùng nhau giải quyết mâu thuẫn, vướng mắc.
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của các trang mạng xã hội trong việc kết nối cá nhân. Có thể nói, Facebook vừa là “ốc đảo” nhưng cũng vừa là “cánh cửa mở” để có thể khám phá, nhìn nhận con người.
Hiện nay, một số trường sử dụng Facebook như “sổ liên lạc điện tử” giữa giáo viên với hoc sinh của mình. Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT sẽ khảo sát, đánh giá để có những giải pháp cụ thể.
- Việc tư vấn tâm lý, giáo dục giới tính tuổi dậy thì sẽ được lồng ghép trong môn học hay sẽ là hoạt động riêng, thưa ông?
- Vấn đề này đang được lồng ghép trong các môn học. Chẳng hạn như bậc tiểu học, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản được lồng ghép vào môn Khoa học; ở THCS, THPT được lồng ghép trong môn Giao duc công dân, Sinh học.
Thời gian tới, để vấn đề này có sức hấp dẫn hơn đối với học sinh, chúng tôi sẽ kết hợp với triển khai giáo dục giới tính thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; hoạt động ngoài giờ lên lớp; vui chơi, giải trí, thể dục thể thao…
- Sở GD&ĐT TP HCM kiến nghị Bộ GD&ĐT sớm nghiên cứu để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách cho giáo viên tư vấn, cũng như hướng dẫn hoạt động tư vấn cho trường học trong các bậc học. Bộ GD&ĐT có kế hoạch gì cho việc này?
- Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu, phối hợp các cơ quan liên quan để ban hành nhưng văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác tư vấn tâm lý ở các nhà trường trong thời gian sớm nhất.
Theo Zing
'Nhiều học sinh tìm đến cái chết chỉ vì lý do nhỏ'
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, trong trường học nhiều học sinh tự tử vì lý do không đáng có. Trường Marie Curie TP HCM từng đưa học sinh vào bệnh viện vì tâm thần hoang tưởng.
Trong hội thảo xây dựng mô hình tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội do Bộ GD&ĐT tổ chức, đại diện của nhiều trường đã nói lên thực tế diễn ra trong trường học.
Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, gần đây diễn ra hàng loạt các hiện tượng như nữ sinh tại Mê Linh, Hà Nội làm mất 500.000 đồng tiền quỹ lớp rồi tự tử; một học sinh khác bị bạn bè ghép ảnh chế giễu tại Thạnh Thất, Hà Nội cũng tìm đến cái chết.
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa chủ trì hội thảo. Ảnh: Quyên Quyên.
Theo đánh giá của Sở GD&ĐT Hà Nội, những sự việc này nếu được can thiệp đúng lúc, kịp thời đã không xảy ra. Tại nhiều trường, cán bộ Đoàn là những người tư vấn tâm lý cho học sinh nhưng thực tế việc thực hiện còn chưa rõ nét, chuyên nghiệp. Một số trường học khi mở phòng tâm lý học đường đã có nhiều học sinh cần tư vấn như bị quấy rối tình dục suốt thời gian dài.
Trường Marie Curie TP HCM đã sử dụng cách thức tư vấn tâm lý cho học sinh qua Internet. Bên cạnh việc tư vấn qua email, nhà trường mở trang Marie Curie Confession trên Facebook. Đây là kênh liên lạc thông tin hiệu quả đối với học sinh gặp khó khăn về tâm lý.
Cũng theo đại diện trường này, trong năm 2014 có 3 học sinh bị tâm thần hoang tưởng, trong đó có em luôn mơ tìm cách giết bạn. Nhà trường đã chuyển học sinh đến bệnh viện để được giúp đỡ, hiện tại các em đã tốt nghiệp THPT. Trong năm học 2015 có học sinh bỏ học 20 ngày, sau khi được tư vấn tâm lý, các em đã đi học trở lại. Quan điểm của trường Marie Curie TP HCM, tư vấn tâm lý để nhằm hỗ trợ tâm lý học sinh, không phải moi móc đời sống tâm lý cá nhân.
Ông Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội nêu lại hàng loạt sự việc "nóng" gần đây khi trẻ mầm non liên tiếp bị bạo hành. Theo ông, nguyên nhân được đánh giá là do giáo viên thiếu hiểu biết, kỹ năng sư phạm yếu và sai lệch về đạo đức. Trong khi đó, trường học phải là nơi tập chung thực hiện áp dụng các biện pháp tâm lý giáo dục không chỉ cho học sinh mà còn cả giáo viên.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hải Phòng, trường THPT Thăng Long đã ra mắt cuốn sách Dạy con nên người dành tặng phụ huynh, học sinh. Trường THPT Nguyễn Trãi đã kết hợp mời giáo viên đến họp khu dân cư để cùng trao đổi thông tin.
Các trường học cần có phòng tư vấn tâm lý
Theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây do Bộ GD&ĐT tiến hành, đa phần học sinh có nhu cầu tư vấn tâm lý. Tuy nhiên, nhiều học sinh khi gặp các vấn đề tâm lý thường không biết cách giải quyết, trong khi đó các em có tâm lý e ngại, không chủ động trong việc tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ. Do đó việc tư vấn tâm lý rất nhạy cảm và quan trọng hơn là thu hút được học sinh tìm đến.
Ông Ngũ Duy Anh, vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết kết quả khảo sát các trường THCS, THPT tại Hà Nội, TP HCM, Hải Dương, Khánh Hòa... do Bộ GD&ĐT thực hiện cho thấy có đến trên 90% học sinh gặp khó khăn, vướng mắc về tâm lý và các em đều có nhu cầu được tư vấn.
Tuy nhiên, việc triển khai phòng tâm lý trong trường học còn nhiều hạn chế như: Nhiều trường chưa có giáo viên tư vấn chuyên trách, chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm; đa số góc tư vấn ghép chung với phòng y tế hoặc phòng Đoàn-Đội; giáo viên tâm lý chủ yếu phải làm việc ngoài giờ hành chính... Bên cạnh đó, phòng tư vấn còn gặp phải rào cản lớn về tâm lý, nhiều phụ huynh và học sinh vẫn nghĩ đó là phòng dành cho những người có vấn đề về mặt tâm thần...
Vì vậy, hội thảo đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng mô hình tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ chú trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên cho các nhà trường.
Theo Zing
Bộ GD&ĐT: Học sinh nói tục, chửi thề không còn cá biệt Bỏ nhà đi bụi, trộm cắp, uống rượu bia xay xỉn, đua xe, thói quen vượt đèn đỏ, vi phạm luật giao thông... là những biểu hiện đáng lo ngại của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Ngày 9/10, Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo xây dựng mô hình tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông và...