Bộ GD&ĐT sẽ so sánh phổ điểm tốt nghiệp THPT với học bạ
Lần đầu tiên Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức so sánh phổ điểm với điểm học bạ của học sinh, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020.
Ngày 4/7, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT làm việc với Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tỉnh Hà Nam.
Bà Đinh Thị Lụa, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tỉnh Hà Nam, cho biết năm nay, toàn tỉnh dự kiến có 33 điểm, 368 phòng thi với 8.603 thí sinh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác Bộ GD&ĐT nêu các vấn đề cần lưu ý để kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra công bằng, nghiêm túc. Ảnh: Moet.
Số lãnh đạo điểm thi, thanh tra, thư ký, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi dự kiến 1.271 người.
Bà Lụa thông tin ngày 22-24/6, Hà Nam tổ chức thi khảo sát học sinh khối 12 toàn tỉnh.
Bà khẳng định tỉnh chuẩn bị các điều kiện để kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 diễn ra công bằng, khách quan, an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nam, cho hay việc lựa chọn, phân công cán bộ coi thi, chấm thi được đặc biệt quan tâm, đảm bảo những người được lựa chọn có phẩm chất, năng lực tốt.
Tỉnh phân công chéo trường, huyện, đảm bảo người được phân công coi thi tại điểm thi năm nay không lặp lại phân công năm trước.
Sau khi nghe báo cáo từ tỉnh Hà Nam, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ để chuẩn bị tốt cho kỳ thi, từng đơn vị, người tham gia kỳ thi phải cố gắng thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, có sự phối hợp nhịp nhàng.
Ông Nhạ cho rằng sở GD&ĐT phải làm tốt vai trò cầu nối thông qua việc xây dựng kế hoạch “tầm soát” để phân công nhiệm vụ cụ thể, có tiến độ thời gian, căn cứ thực hiện, đôn đốc, nhắc nhở, giao cho một người chịu trách nhiệm
“Việc tầm soát cũng sẽ giúp dự báo được những vấn đề có thể xảy ra để phòng ngừa trước. Không để xảy ra rồi mới tìm cách khắc phục”, bộ trưởng lưu ý.
Bên cạnh đó, tư lệnh ngành giáo dục đề nghị tỉnh Hà Nam tập trung công tác hậu cần, bố trí nguồn kinh phí bảo dưỡng và đầu tư mới hệ thống camera tại các khu vực lưu trữ đề thi, bài thi, phòng chấm thi, hệ thống công nghệ thông tin, máy chủ phục vụ công tác chấm thi, tránh tình trạng không đồng bộ, trục trặc, ảnh hưởng kỳ thi.
Ngoài ra, công tác truyền thông cũng cần được lưu ý để nhân dân yên tâm, phụ huynh, học sinh không quá căng thẳng.
Tại buổi làm việc, đại diện bộ thông tin sau khi có kết quả kỳ thi, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức so sánh phổ điểm thi tốt nghiệp với điểm học bạ của học sinh.
Video đang HOT
Ông Phùng Xuân Nhạ cho rằng đây là cơ hội để các địa phương khẳng định chất lượng giáo dục, song cũng đặt ra vấn đề về sự đánh giá thực chất.
Từ đó, bộ trưởng lưu ý các địa phương chỉ đạo các nhà trường thực hiện đánh giá đúng, thực chất kết quả học tập của học sinh.
“Dù làm tốt đến mấy nhưng chỉ cần sơ sẩy một chút là hỏng. Vì thế, quá trình chuẩn bị phải được Ban chỉ đạo các cấp tiến hành thận trọng, từng bước một. Chúng ta không để vì một sơ suất nhỏ mà ảnh hưởng tới chất lượng của cả kỳ thi”, bộ trưởng nêu rõ.
Vì một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, chất lượng
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ diễn ra trong 3 ngày (8-10/8). Theo thống kê sơ bộ của Sở GD&ĐT, Cụm thi tỉnh Quảng Ninh có trên 14.600 thí sinh đăng ký dự thi; toàn tỉnh dự kiến bố trí 34 điểm thi tại 13 huyện, thị xã, thành phố, đảm bảo thuận tiện cho thí sinh và an toàn cho công tác tổ chức thi.
Học sinh khối 12, Trường TH, THCS &THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Hạ Long tăng tốc ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
UBND tỉnh chủ trì, chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức kỳ thi
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được tổ chức nhằm mục đích đánh giá kết quả học tập của người học theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông.
Kết quả kỳ thi được lấy để xét công nhận tốt nghiệp THPT, làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của các trường phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục. Các trường đại học, cao đẳng (ĐH,CĐ) có thể sử dụng kết quả thi để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Kỳ thi được tổ chức với 5 bài thi: 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 1 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (KHTN) gồm các môn thi thành phần: Vật lý, Hóa học, Sinh học; 1 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (KHXH) gồm các môn thi thành phần: Lịch sử, Địa lý, GDCD (đối với THPT) hoặc Lịch sử, Địa lý (đối với GDTX). Nội dung thi đều nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Điểm mới, khác biệt của kỳ thi năm nay so với năm trước chính là thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT chỉ được đăng ký dự thi một bài thi tổ hợp (KHTN hoặc KHXH); thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT chỉ được đăng ký dự thi các môn thi thành phần trong cùng một bài thi tổ hợp.
Đặc biệt, UBND tỉnh sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về chỉ đạo tổ chức kỳ thi tại địa phương theo quy chế thi và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT mà không có sự phối hợp của các trường ĐH,CĐ trong các khâu coi thi và chấm thi như những năm trước.
Trước nhiều thay đổi của kỳ thi năm nay, gần đây nhất, ngày 29/6, BTV Tỉnh ủy đã yêu cầu các cấp ủy đảng, các cơ quan, địa phương, ngành Giáo dục, trực tiếp là người đứng đầu, phải tập trung triển khai nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, Bộ GD&ĐT và của tỉnh về công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi.
Từ đó, nhận diện, dự báo sát tình hình thực tế, những khó khăn, vướng mắc có thể nảy sinh trong quá trình tổ chức thi, để chủ động phương án xử lý, giải quyết kịp thời.
Một tiết học của thầy và trò khối 12, Trường TH, THCS &THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Hạ Long.
Thanh tra kỳ thi theo 3 cấp
Ngày 8/8, ở các điểm thi sẽ tiến hành họp cán bộ làm công tác coi thi; thí sinh đến phòng thi làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót (nếu có) và nghe phổ biến quy chế thi, lịch thi. Ngày 9/8, thí sinh thi Ngữ văn, Toán, bài thi KHTN. Ngày 10/8, thí sinh thi bài thi KHXH, Ngoại ngữ.
Theo Sở GD&ĐT, công tác thanh tra kỳ thi sẽ được thực hiện theo 3 cấp: Thanh tra Bộ GD&ĐT; thanh tra tỉnh; thanh tra của Sở GD&ĐT. Nguyên tắc thanh tra không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra.
Công tác tập huấn quy chế thi đã được Sở GD&ĐT thực hiện đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Cụ thể, ngày 9-10/6 Sở GD&ĐT cử cán bộ tham dự tập huấn về Quy chế thi do Bộ GD&ĐT tổ chức; ngày 15/6 Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn cho lãnh đạo, giáo viên và cán bộ phụ trách thi các Phòng GD&ĐT, các trường có cấp THPT, các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình GDTX cấp THPT về nghiệp vụ tổ chức thi để triển khai các công việc của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Công tác ôn tập chuẩn bị kiến thức cho học sinh được ngành Giáo dục tỉnh chú trọng thực hiện. Cụ thể, Sở GD&ĐT cử những cán bộ, cốt cán bộ môn có kinh nghiệm của ngành đến các địa phương trực tiếp hướng dẫn công tác ôn tập cho giáo viên; chỉ đạo các đơn vị chủ động tổ chức cho học sinh thi khảo sát để học sinh có thêm căn cứ đăng ký bài thi tổ hợp, nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH,CĐ, trung cấp.
Theo số liệu sơ bộ của Sở GD&ĐT, kỳ thi năm nay toàn tỉnh có trên 14.600 thí sinh đăng ký dự thi (năm 2019 là 14.181 thí sinh). Tỉnh dự kiến bố trí 34 điểm thi tại 13 huyện, thị xã, thành phố. Mỗi địa phương bố trí từ 1 đến 7 điểm thi.
Bà Nguyễn Thị Thúy, Giám đốc Sở GD&ĐT, khẳng định: Để kỳ thi diễn ra an toàn, thuận lợi, đúng quy chế, Sở đã lên phương án chuẩn bị các điều kiện đảm bảo tổ chức thi cho tất cả các khâu của kỳ thi. Các khu vực quản lý bài thi, đề thi tại các điểm thi, khu vực chấm thi và các phòng chấm thi, các phòng quản lý bài thi, đề thi đảm bảo chắc chắn, có camera an ninh giám sát 24h/ngày, bố trí lực lượng bảo vệ theo đúng quy định tại Quy chế thi.
Tiết ôn luyện của thầy trò Trường THPT Hòn Gai, TP Hạ Long.
Thời gian tới, Sở GD&ĐT tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo công tác tổ chức kỳ thi; phối hợp với các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp tổ chức tốt kỳ thi. Trong đó, chú trọng công tác vận chuyển, bảo quản đề thi và đảm bảo an toàn cán bộ coi thi tại địa phương; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, cung cấp điện, nước ổn định.
Cùng với đó là đảm bảo vệ sinh thực phẩm tại tất cả các địa điểm trong những ngày tổ chức thi; bố trí nơi ăn nghỉ hợp lý cho thí sinh và người thân của thí sinh ở nơi xa về dự thi, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh dự thi.
Kỳ vọng và tin tưởng
Bà Đỗ Thị Diệu Thúy, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hạ Long: "Việc ôn tập được phân theo từng đối tượng, môn thi, nguyện vọng của học sinh"
Bên cạnh công việc quản lý, tôi còn trực tiếp tham gia giảng dạy và ôn tập môn Vật lý cho học sinh khối 12. Vì thế, tôi nắm rất sát tình hình thực tế việc ôn thi tại nhà trường để chỉ đạo các tổ chuyên môn lên kế hoạch, điều chỉnh việc giảng dạy cho phù hợp với từng lớp, từng học sinh.
Từ tháng 2/202, nhà trường đã đưa các chương trình học của khối 12 vào giảng dạy bằng hình thức trực tuyến. Đến tháng 5, Trường đã hoàn thành giảng dạy chương trình học cho học sinh, đồng thời rà soát lại kiến thức, xây dựng kế hoạch ôn tập của 9 môn thi tốt nghiệp THPT.
Để đảm bảo hiệu quả, việc ôn tập này được phân theo từng đối tượng, môn thi, nguyện vọng của học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường bố trí thời gian ôn tập phù hợp để đảm bảo sức khỏe, tránh mệt mỏi, hạn chế áp lực cho học sinh. Nhà trường, thầy, cô giáo và học sinh đều đang nỗ lực để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Hứa Thùy Vân, lớp 12A10, Trường THPT Cẩm Phả: "Chúng em tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT"
Để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, em đang tập trung ôn luyện các kiến thức đã được học trên cơ sở bám sát đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT.
Ngoài các dạng bài cơ bản, em còn tiếp tục ôn tập thêm các dạng bài khó, bài cần nhiều bước tư duy hơn, kỹ năng làm bài. Năm nay, lượng kiến thức nhiều, thời gian ôn tập dài, thời tiết nắng nóng đã ảnh hưởng không ít đến tâm lý của chúng em.
Tuy nhiên, được sự quan tâm đầu tư của nhà trường, thầy, cô giáo tận tình ôn luyện, thời gian ôn tập được bố trí hợp lý, nên chúng em không cảm thấy mệt mỏi. Với sự ôn tập kỹ lưỡng của nhà trường và các thầy cô, cùng sự nỗ lực của bản thân, chúng em tự tin để bước vào kỳ thi tốt nghiệp đạt kết quả tốt nhất.
Ông Nguyễn Trọng Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ: "Nỗ lực khắc phục khó khăn đối với học sinh vùng khó"
So với học sinh ở các thành phố, thị xã, học sinh huyện Ba Chẽ thiệt thòi rất nhiều vì điều kiện cơ sở vật chất, sự ủng hộ và tạo điều kiện của gia đình, cũng như chính ý chí, sự quyết tâm của một bộ phận học sinh còn chưa thực sự đủ lớn.
Năm học này, sau dịch Covid-19, nhiều trường hợp thầy, cô đến vận động nhiều lần, gia đình mới cho con em đi học trở lại. Mặc dù khó khăn là thế, nhưng nhà trường vẫn luôn động viên và bố trí cho các em ôn thi đầy đủ, đặc biệt, dạy kèm sát sao những em có học lực thấp.
Kế hoạch ôn tập được chúng tôi xây dựng ngay từ đầu năm, có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, với quyết tâm cao nhất là các em sẽ đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi THPT năm nay.
Chị Hồ Thị Lan Anh, phụ huynh học sinh, TX Đông Triều: "Không nên gây áp lực cho các con"
Theo toi, đe kỳ thi tốt nghiệp THPT sap toi đat ket qua tot nhat, chung ta, đặc biệt là gia đình, người thân nen tao đong luc chu khong gây ap luc cho cac con. Ở tuổi này, các con cũng đã bắt đầu đủ lớn để có thể tự chăm sóc cho bản thân, cũng như xác định cho mình những mục tiêu của cuộc đời, từ đó phấn đấu thực hiện.
Tôi xác định, nhiệm vụ của bố mẹ trong lúc này là làm sao để khích lệ con, cho con có tư tưởng, tâm lý vững vàng truoc nguong cua quan trong nhat cua cuoc đoi. Tôi cũng cố gắng dành sự quan tâm, chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho con. Tôi tin các con sẽ đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi sap toi.
Chia sẻ áp lực với học sinh trước kỳ thi THPT Học sinh khối 12 trong toàn tỉnh sẽ còn hơn 1 tháng nữa để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Các em đang được nhà trường tạo điều kiện tối đa để có thể đạt được cả hai mục tiêu là tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng. Học sinh khối 12 Trường THPT Lê Quý...