Bộ GD&ĐT phản hồi về công ty tư nhân xin mở đại học Y Dược
Mới đây, UBND TP HCM có công văn gửi Bộ GD&ĐT đề xuất cho Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm – Shanggri-la được thành lập Đại học Y Dược quốc tế Hoa Lâm.
Sau khi xem xét dự án đầu tư thành lập trường và được sự đồng thuận của Sở GD&ĐT TP HCM, UBND TP HCM cho rằng, Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm – Shanggri-la đủ điều kiện về đất đai, nhân sự và nguồn vốn đầu tư xây dựng Đại học Y Dược quốc tế Hoa Lâm.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Quyền vụ trưởng Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT. Ảnh: Quyên Quyên.
Không phân biệt trường công – tư
Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Quyền vụ trưởng Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT – cho biết: Việc thành lập trường, Bộ GD&ĐT dựa trên quy định chung, không căn cứ đó là trường công hay tư. Trước tiên, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét về hạn mức quy hoạch và quy hoạch đào tạo nhân lực Y tế theo quyết định 816. Nếu đầy đủ các điều kiện, Bộ GD&ĐT sẽ có những căn cứ làm việc tiếp theo.
Cũng theo vị đại diện của Bộ GD&ĐT này, hiện có 21 trường đào tạo ngành Y, trong đó 14 trường đa ngành và 5 cơ sở ngoài công lập. Trong số 26 trường đào tạo Dược học, 14 trường ngoài công lập và 16 trường đa ngành.
PGS.TS Nguyễn Đức Hinh cho biết, Việt Nam có 90 triệu dân nhưng chưa đến 21 trường đào tạo Y Dược (cả công lập và tư thục). Trong khi đó, bản đồ đào tạo bác sĩ trên thế giới có tỷ lệ cứ 2-3 triệu dân có một trường đào tạo ngành Y.
Nước Mỹ có 151 trường Y trên 300 triệu dân, Nhật Bản có 80 trường Y trên 125 triệu dân, Pháp có 32 trường Y trên 65 triệu dân.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Hinh – Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội – số trường đào tạo Y Dược của Việt Nam còn ít so với thế giới, nhưng để đào tạo ngành này rất khó khăn.
Ông Hinh cho biết, Đại học Y Hà Nội được thành lập năm 1902, sau đó Đại học Y Thái Bình, Đại học Y Thái Nguyên, Đại học Y Hải Phòng đều là phân hiệu của Đại học Y Hà Nội. Riêng Đại học Y Hải Phòng phải mất 20 năm mới “đủ lông cánh” tách riêng.
Cũng liên quan vấn đề chất lượng đào tạo, bà Phụng thông tin thêm, năm học 2013-2014, Bộ GD&ĐT cho dừng 6 cơ sở đào tạo không đủ điều kiện. Đầu năm 2016, Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế sẽ kiểm tra việc đào tạo của ngành Y Dược để chấn chỉnh và nâng cao chất lượng. Phương thức kiểm tra là xác suất hoặc tổng thể với cả quy mô trường công lập và tư thục.
“Về lộ trình, chúng tôi sẽ xem xét trường nào cần kiểm tra trước và có kế hoạch cụ thể phối hợp giữa hai Bộ; sau đó sẽ có khuyến cáo cụ thể và đề xuất để các trường đảm bảo chất lượng đào tạo”, ông Nguyễn Minh Lợi – Phó cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế khẳng định.
Video đang HOT
Đề xuất có chứng chỉ hành nghề Y
Ông Nguyễn Minh Lợi cũng cho hay, chứng chỉ hành nghề Y Dược (tức đầu ra) là vấn đề được Bộ Y tế quan tâm từ lâu. Sắp tới, Bộ này sẽ kiến nghị Chính phủ, Quốc hội về việc sửa luật khám bệnh, chữa bệnh, trong đó đề xuất cấp chứng chỉ hành nghề Y quốc gia.
Đây là một trong những biện pháp góp phần hậu kiểm chất lượng đào tạo, nhằm giám sát để đảm bảo chất lượng làm việc tại các cơ sở y tế.
Ông Nguyễn Minh Lợi – Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế. Ảnh: Quyên Quyên.
Ngoài việc thi chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế còn quan tâm công tác đào tạo, vì không đảm bảo chất lượng sẽ gây lãng phí cho xã hội. Bộ đã ban hành chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ đa khoa, Hộ sinh, Điều dưỡng và chuẩn bị ban hành chuẩn năng lực Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt.
Tuy nhiên, Bộ Y tế chưa xác định được lộ trình thực hiện chứng chỉ ngành nghề, bởi sửa luật thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Hiện tại, Bộ Y tế tổng hợp số liệu các vấn đề liên quan để trình Chính phủ và Quốc hội.
Theo đánh giá của ông Lợi, chứng chỉ hành nghề Y là xu hướng tất yếu của nhu cầu hội nhập quốc tế.
Trước đó, dư luận quan tâm hai vấn đề trong câu chuyện Bộ GD&ĐT cho phép ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành đào tạo Y đa khoa và Dược học. Từ sự vênh nhau trong quan điểm về tiêu chuẩn đánh giá của hai Bộ Y tế – GD&ĐT, nhiều người băn khoăn về việc cho phép một trường ngoài công lập mở ngành Y, Dược.
Đặc biệt, cuối năm 2014, chính Bộ GD&ĐT có quyết định tạm dừng việc xem xét mở ngành đào tạo trình độ đại học đối với Y đa khoa, Răng – Hàm – Mặt, Y học cổ truyền và trình độ đại học, cao đẳng đối với ngành Dược học tại các trường đa ngành, không thuộc khối chuyên ngành Y, Dược.
Sau đó, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có ý kiến chỉ đạo hai Bộ phối hợp thẩm định lại, nếu đủ mọi điều kiện theo quy định mới cho phép tuyển sinh và mở ngành.
Kết luận của đoàn kiểm tra cho biết, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có thể tuyển sinh ngành Dược học từ năm 2016, nhưng chưa đủ điều kiện đào tạo ngay Y đa khoa.
Theo Zing
ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội chưa được tuyển sinh ngành Y
ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có thể tuyển sinh ngành Dược học trong năm 2016. Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế sẽ xem xét việc mở ngành Y đa khoa nếu trường đáp ứng đủ điều kiện.
Chiều 28/12, Bộ GD&ĐT tổ chức gặp mặt báo chí, thông tin thêm về vấn đề mở ngành Y Dược của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Trước đó, đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế gồm 10 thành viên, do bà Nguyễn Thị Kim Phụng (Quyền vụ trưởng Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT) làm trưởng đoàn, đã làm việc với nhà trường.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Quyền vụ trưởng Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cung cấp thông tin chiều 28/12. Ảnh: Quyên Quyên.
Có thể đào tạo ngành Dược học từ 2016
Theo báo cáo của đoàn kiểm tra, với ngành Y, ĐH Kinh doanh công nghệ có 34 người trình độ thạc sĩ trở lên trên tổng số 56 giảng viên cơ hữu. Trong đó, 23 tiến sĩ, 11 thạc sĩ, 10 chuyên khoa I và 12 chuyên khoa II. Trường vẫn còn thiếu 1 tiến sĩ Sản khoa và 6 môn học chưa có giáo viên cơ hữu đúng chuyên ngành (Chẩn đoán hình ảnh, Truyền nhiễm, Tâm thần, Ký sinh trùng, Sinh lý bệnh miễn dịch, Mô phôi).
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo ngành Y, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đảm bảo được cơ sở vật chất tối thiểu theo yêu cầu của chương trình đào tạo, nhưng còn thiếu một số thiết bị thực hành, thí nghiệm. Nhà trường phải bổ sung danh mục thiết bị theo hợp đồng mua bán trị giá 11 tỷ và giao hàng tháng 1/2016.
Đối với ngành Dược học, 20 giảng viên là phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, 2 chuyên khoa I, 1 chuyên khoa II; đào tạo 14 chuyên ngành và 8 cơ sở. Có 1 giáo viên trên 19 môn cơ sở và chuyên ngành, trong đó thiếu giáo viên chuyên ngành dạy môn Phân tích và kiểm nghiệm.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo ngành Dược học, về cơ bản, đảm bảo yêu cầu của chương trình đào tạo, còn thiếu một số lượng trang thiết bị. Trường cần bổ sung danh mục thiết bị theo hợp đồng mua bán trị giá 23 tỷ và giao hàng vào 22/12/2016.
Cơ sở thực hành có đủ bệnh viện đa khoa đảm bảo theo yêu cầu thực tập của sinh viên, có sự hướng dẫn, đánh giá của giảng viên cơ hữu của trường.
Cơ sở vật chất tại khoa Y - Dược của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tại cơ sở Bắc Ninh. Ảnh: Anh Tuấn.
Đoàn kiểm tra đưa ra đánh giá: Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế đồng ý trường đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo ngành Dược học từ năm 2016 nếu thực hiện xong hợp đồng mua bán đã ký trị giá 23 tỷ đồng và bổ sung tối thiểu 1 thạc sĩ môn Phân tích kiểm nghiệm.
Với ngành Y đa khoa, hai Bộ sẽ xem xét cho phép trường đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh sau khi đã bổ sung đội ngũ (có tham khảo Công văn 7836 của Bộ Y tế), trong đó có 1 tiến sĩ Sản khoa, 6 giảng viên cơ hữu đúng chuyên ngành của 6 môn học. Trường thực hiện các hợp đồng mua bán trang thiết bị đã ký trị giá 11 tỷ đồng.
Bộ GD&ĐT đề nghị trường khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để sớm được công nhận phân hiệu tại Từ Sơn, Bắc Ninh.
Đề xuất ngưỡng điểm cho ngành Y, Dược
Trước băn khoăn về vấn đề điểm sàn trong ngành Y, Dược, PGS.TS Nguyễn Đức Hinh - Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội - cho biết, ngày 15/12, Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học Y, Dược đã họp và đưa ra đề xuất.
Theo đó, kỳ tuyển sinh năm 2016, các trường đại học Y, Dược sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, phải áp dụng điểm ngưỡng cho ngành Dược học (học 5 năm) và Y đa khoa (6 năm).
PGS.TS Nguyễn Đức Hinh - Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội: Đề xuất ngưỡng điểm cho ngành Y, Dược. Ảnh: Quyên Quyên.
PGS.TS Nguyễn Đức Hinh cũng cho rằng, mặc dù Luật giáo dục Đại học cho phép các trường tự chủ tuyển sinh nhưng Y Dược là ngành đặc biệt, cần có sự quản lý của Nhà nước. Ý kiến đề xuất này được 100% sự ủng hộ của Hội đồng.
Trước vấn đề phần lớn giảng viên các trường dân lập đã về hưu, PGS.TS Nguyễn Đức Hinh chia sẻ, đây là điều đáng suy nghĩ. Bởi độ tuổi sinh học và độ tuổi làm việc nhiều khi không đồng hành. Những giảng viên 75-80 tuổi không thể trực tiếp mổ và hướng dẫn học sinh mổ trong bệnh viện. Bản thân PGS.TS Nguyễn Đức Hinh là hiệu trưởng nhưng vẫn trực tiếp thực hành.
Ngày 25/11/2015, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga ký quyết định cho phép Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành Y đa khoa và Dược học.
Câu chuyện gây tranh cãi khi cuối năm 2014, Bộ GD&ĐT có quyết định tạm dừng việc xem xét mở ngành đào tạo trình độ đại học đối với Y đa khoa, Răng - Hàm - Mặt, Y học cổ truyền và trình độ đại học, cao đẳng đối với ngành Dược học tại các trường đa ngành, không thuộc khối chuyên ngành Y, Dược.
Đặc biệt, việc Bộ Y tế và GD&ĐT cùng tham gia thẩm định cho trường ngoài công lập này mở ngành Y, Dược nhưng có quan điểm vênh nhau càng khiến dư luận băn khoăn.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế có quan điểm không thống nhất trong việc cấp phép cho ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành Y, Dược là do hiểu nhầm.
Ngay sau đó, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có ý kiến chỉ đạo hai Bộ phối hợp thẩm định lại, nếu đủ mọi điều kiện theo quy định mới cho phép tuyển sinh và mở ngành.
Theo Zing
Báo động 'loạn' đào tạo Y Dược Mấy năm gần đây, nhiều vụ khiếu nại về đào tạo có nguyên nhân từ việc quá nhiều trường được cấp phép mở đủ các ngành, trong đó có Y Dược, xảy ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Một trong những trường để xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng, tai tiếng hơn cả, là trung cấp Y dược Hà Nam (YDHN)....