Bộ GD&ĐT nói về nghịch lý gửi giấy mời nhập học
Thí sinh không đỗ đại học, cao đẳng, thậm chí cả không tốt nghiệp THPT vẫn nhận thư mời nhập học.
Thí sinh dù thi tuyển sinh ĐH, CĐ thí sinh không đỗ đại học, cao đẳng, thậm chí cả không tốt nghiệp THPT vẫn nhận thư mời nhập học của các trường ĐH, CĐ, trung học dạy nghề. Về hiện tượng này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga (ảnh) trả lời Tiền Phong.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga
Ông có ý kiến gì về hiện tượng các trường gửi thư mời nhập học tới đủ các thành phần thí sinh nhiều năm qua?
Cần phải xem rõ ràng nội dung thư mời đó là gì. Nếu chỉ là tờ rơi giới thiệu chương trình học tập hoặc tờ rơi quảng cáo ngành đào tạo của các trường thì đó là chuyện bình thường.
Nếu tự dưng có giấy báo em Nguyễn Văn A trúng tuyển vào trường mà thí sinh đó không thi vào trường thì ông chủ tịch hội đồng tuyển sinh của trường đó đã bị phạm quy.
Quy chế tuyển sinh quy định rất rõ: Các hội đồng tuyển sinh không được gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh không thi tuyển vào trường, không trúng tuyển hoặc xét tuyển vào trường mình.
Nội dung giấy mời thường ghi: “Anh/Chị… đã đủ điểm để trúng tuyển vào trường… Nếu có nguyện vọng mời anh/chị đến làm thủ tục nhập học vào ngày…” có phải là giấy triệu tập không, có hợp lệ và thí sinh có bắt buộc phải đi học không?
Video đang HOT
Nếu chỉ giới thiệu thì không phải là giấy báo, ở đây họ chỉ nói “thí sinh đủ điểm, nếu có nguyện vọng mời đến học…” thì không phải họ “cột” thí sinh vào học nên không thể ngăn cản được. Nhận được giấy báo loại này, nếu thí sinh không muốn vào học thì có thể vứt bỏ và không cần bận tâm.
Việc các trường trung cấp mời học cả các thí sinh trượt tốt nghiệp và không thi tuyển sinh ĐH, CĐ có hợp lệ không?
Đối tượng thí sinh chưa đi thi tuyển sinh, chưa tốt nghiệp không dính dáng đến quy chế thi ba chung là nằm ngoài quy định của quy chế tuyển sinh. Cũng xin nói thêm: Trường THCN được tuyển học sinh từ khi tốt nghiệp lớp 9 chứ không cần tốt nghiệp THPT. Các trường tiếp thị để thí sinh biết đến và mời học, nên, nếu có vi phạm thì cũng thuộc phạm vi luật quảng cáo hoặc luật thư tín. Và việc này nằm ngoài quy chế tuyển sinh.
Trên thực tế, vẫn có những trường ĐH, CĐ gửi thư mời và yêu cầu thí sinh nộp bản chính giấy báo điểm số 2. Điều này sẽ được xử lý thế nào?
Thí sinh nhận được giấy báo dạng này báo cho Bộ biết nội dung là giấy báo trúng tuyển đã trúng tuyển vào ngành gì trường nào, có dấu đỏ thì Bộ sẽ xử lý. Chủ tịch hội đồng tuyển sinh sẽ bị kỷ luật tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Cảm ơn ông.
Trên thực tế do nhiều lý do khách quan, có thể nhiều thí sinh đỗ đại học vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận kết quả thi trước ngày 31-8-2012. Để đảm bảo quyền lợi của thí sinh, yêu cầu thời điểm kết thúc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt đầu tiên của các trường không được sớm hơn ngày 7-9-2012 (tính theo dấu Bưu điện trong trường hợp hồ sơ xét tuyển gửi theo đường bưu điện). Thứ trưởng Bùi Văn Ga
Theo mực tím
Giải mã hiện tượng nhận được hàng chục giấy báo nhập học
Không dự thi những vẫn nhận được thư mời nhập học. Thậm chí ngay cả những thí sinh có điểm thi dưới sàn ĐH, CĐ cũng như chưa đỗ tốt nghiệp THPT vẫn có hàng chục giấy báo đến từ các trường dồn dập gửi về. Vậy nguyên nhân từ đâu?
Câu chuyện không dự thi vào trường những vẫn có giấy báo nhập học đã xảy ra từ nhiều năm nay. Nếu như trước kia một số trường không tổ chức thi tự động "thỏa thuận" với các trường tổ chức thi "ghim" giấy chứng nhận điểm thi số 2 của những thí sinh (TS) có điểm thi trên sàn để gửi thẳng giấy báo trúng tuyển thì giờ đây hình thức của họ đã có sự biến tướng. Thay vì gửi loại giấy này, các trường chuyển sang thư mời, giấy triệu tập...
Sở dĩ phải làm như vậy là để "lách" các quy định của Bộ GD-ĐT. Cụ thể, các trường thực hiện gửi giấy chứng nhận kết quả thi theo đúng quy định Không tự chuyển đổi nguyện vọng của TS Các trường có tổ chức thi phải gửi Giấy chứng nhận kết quả thi, Phiếu báo điểm cùng dữ liệu kết quả thi cho trường không tổ chức thi theo đúng quy định Các trường không gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không đăng ký dự thi, không đăng ký xét tuyển vào trường.
Nhiều thí sinh nhận được giấy trúng tuyển dù không hề dự thi hay nộp đơn xét tuyển nguyện vọng vào trường đó. (Ảnh: Nguyễn Duy)
Vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh đặt ra là tại sao con em mình không dự thi, thậm chí là trượt tốt nghiệp THPT nhưng vì sao các đơn vị tuyển sinh lại biết địa chỉ cũng như số điện thoại để gửi thư mời, giấy triệu tập... thậm chí là tư vấn trực tiếp?
Hành trình để có thông tin của TS
Trước đây, khi hình thức thư mời nhập học mới bắt đầu xuất hiện thì không ít các trường, trung tâm tuyển sinh... bỏ ra những khoản tiền không nhỏ để mua thông tin của TS bao gồm địa chỉ, số điện thoại... Nhiều người thường nghĩ việc làm này quá đơn giản bởi dữ liệu điểm thi ĐH, CĐ đã bao gồm hết tất cả. Tuy nhiên sự thật không phải là như vậy.
Để có những thông tin về TS, các đơn vị này thường phải trở thành đối tác hết sức chặt chẽ với các Sở GD-ĐT, trường THPT địa phương. Đối với những thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đều phải kê khai các thông tin về cá nhân, cũng như địa chỉ nên việc có được danh sách này không quá khó khăn. Từ dữ liệu quản lý thi tốt nghiệp qua các thao thác về công nghệ kết hợp với điểm thi ĐH, CĐ các đơn vị có thể sàng lọc được TS của các tỉnh dự thi những chưa trúng tuyển. Có nơi đưa ra "chiến thuật" tuyển TS có điểm thi dưới sàn, họ thường là các trường TCCN, CĐ nghề... Còn các trường CĐ hay các trường ĐH ngoài công lập lại hướng đên các TS đạt mức sàn quy định trở lên.
Sau này khi mà hình thức trở nên phổ biến, các đơn vị chuyên cung cấp địa chỉ của TS phải làm công phu hơn đó là tiếp cận với toàn bộ hồ sơ ĐKDT được lưu ở các Sở GD-ĐT. Ở mỗi hồ sơ ĐKDT của TS đều có mục bắt buộc phải ghi đó là khi cần báo tin cho ai, số điện thoại nào. Theo quy định, các Sở phải nhập dữ liệu của TS vào phần mềm tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Cùng một công bỏ ra nên họ tạo thêm cột dữ liệu về địa chỉ và số điện thoại của TS bên cạnh. Khi các đối tác có yêu cầu thì Sở sẽ làm "hợp đồng" để cung cấp.
Hai năm trở lại đây, "chiến thuật" gửi thư mời có phần kém hiệu quả bởi TS cũng như phụ huynh đã có thông tin đầy đủ hơn. Không phải cứ nhận được giấy mời là các gia đình cho cho con em nhập học ngay mà họ thường xem xét, tìm hiểu rất rõ ràng. Việc bỏ ra mức chi phí lớn để lấy thông tin TS từ các Sở GD-ĐT nhưng hiệu quả mang lại thấp khiến không ít trung tâm bị "lỗ vốn". Để giải quyết hiện tượng này, các đơn vị tuyển sinh thay đổi chiến thuật, đó là tiếp cận với các trường tổ chức thi mà họ lựa chọn để lấy thông tin TS. Nhược điểm của việc làm này là phải gửi giấy mời muộn hơn với hai hình thức nêu trên.
Sở dĩ muộn hơn là do các trường tổ chức thi phải xác định được số TS trúng tuyển (thậm chí là đã phải hoàn thành việc chấm phúc khảo - PV) sau đó rút toàn bộ hồ sơ của những đối tượng này tách riêng biệt. Số hồ sơ không trúng tuyển đối với trường tổ chức thi lúc này là vô nghĩa. Họ sẵn sàng chuyển toàn bộ hồ sơ "vô giá trị" này cho các đối tác có nhu cầu.
Theo một cán bộ tuyển sinh thì gần đây xuất hiện nhiều báo tổ chức tư vấn tuyển sinh trực tiếp cho TS. Qua kênh này, các đơn vị tuyển sinh cũng có thông tin về điện thoại, địa chỉ, email.."Có rất nhiều kênh để các đơn vị tuyển sinh tiếp cận được với thông tin của TS. Khi đã có đầy đủ các thông tin về địa chỉ của TS cũng như số điện thoại thì các đơn vị tuyển sinh rầm rộ gửi giấy báo, thư mời... Họ thường chọn thời điểm gửi trùng với các trường gửi giấy báo nhập học cho TS để tạo cảm giác "đánh lừa" phụ huynh" - cán bộ này chia sẻ.
Thêm cơ hội cho TS
Theo ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh của Bộ GD-ĐT ở TPHCM, hình thức gửi thư mời cho TS cũng là cách tốt. Đây cũng là kênh để TS có thể tìm hiểu đầy đủ thông tin của các trường hơn. Tuy nhiên nếu các trường này gửi giấy gọi nhập học là sai. Bởi theo quy định các trường không gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho TS không đăng ký dự thi, không đăng ký xét tuyển vào trường.
Qua tìm hiểu của chúng tôi thì các đơn vị gửi giấy báo để chào mời TS thường dưới dạng thư mời, hay giấy triệu tập...Trong đó thông thường có nội dung: "Anh/Chị đã đủ điểm để trúng tuyển vào trường X. Nếu có nguyện vọng mời anh/chị đến làm thủ tục nhập học vào ngày...".
Đối với các trường ĐH, CĐ chính quy khi gửi giấy này thường kèm theo yêu cầu cứng đó là mang giấy chứng nhận điểm thi số 2 bản chính để nộp. Còn đối với các trường CĐ nghề, TCCN hay các trung tâm đào tạo ngắn hạn thì yêu cầu TS mang theo học bạ, phiếu báo điểm...
"Thí sinh nên cân nhắc tìm hiểu thật kỹ, hiện nay có rất nhiều thông tin về các trường đăng trên các phương tiên thông tin đại chúng. Lựa chọn trường nào là quyền của TS" - ông Nguyễn Quốc Cường đưa ra lời khuyên.
Nếu thí sinh bị gây khó khăn hay bị ép buộc phải theo học trường mà mình không có nguyện vọng xin hãy gửi thư kèm theo các bằng chứng liên quan về mail tuyensinh@dantri.com.vn . Báo điện tử Dân trí sẽ là cầu nối cung cấp thông tin về Bộ GD-ĐT để sớm có hướng giải quyết cho các bạn. Một trong những hiện tượng mà trường làm sai quy định đó là: - Tự động giữ lại một giấy chứng điểm thi và chỉ trả cho thí sinh một phiếu. - Cố tình không gửi giấy chứng nhận điểm thi khi thí sinh đạt điểm trên sàn ĐH, CĐ. - Tự động chuyển sang ngành học hoặc bậc học thấp hơn khi thí sinh không có nguyện vọng đăng ký ban đầu và không trả giấy chứng nhận điểm thi.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Kỷ luật nặng trường gây "loạn" giấy báo trúng tuyển Không nên cảnh cáo đối với cán bộ tuyển sinh vi phạm lỗi Gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển vào trường mà phải kỷ luật hiệu trưởng hoặc chủ tịch hội đồng tuyển sinh trường đó. Đó là ý kiến của đa số đại biểu tại hội nghị tuyển sinh 2011 diễn...