Bộ GD&ĐT nói gì trước việc học sinh muốn chuyển tổ hợp môn học lớp 10?
Tại nhiều địa phương hiện nay có hiện tượng sau khi học xong một học kỳ thì học sinh lớp 10 muốn xin chuyển tổ hợp môn.
Liên quan đến vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học ( Bộ GD&ĐT) đã đưa ra lời khuyên.
Lúng túng khi phụ huynh, học sinh THPT yêu cầu chuyển môn học
Tại Hội nghị đánh giá tình hình triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đến năm học 2022-2023 diễn ra mới đây, nhiều địa phương đề cập đến vấn đề chuyển trường, chuyển tổ hợp sau một thời gian học cho học sinh lớp 10. Nhiều ý kiến của lãnh đạo các Sở GD&ĐT bày tỏ sự lúng túng khi phụ huynh, học sinh THPT yêu cầu chuyển môn học.
Năm 2018, Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành, từ năm học 2019-2020 việc triển khai chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu với lớp 1, đến năm học 2022-2023 chương trình mới đang được triển khai ở lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7 và lớp 10.
Theo các đại biểu, năm học 2022-2023 là năm đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc THPT với lớp 10. Vì thời gian tìm hiểu ngắn nên nhiều phụ huynh đưa ra lý do sau một học kỳ thì thấy con không phù hợp với định hướng nghề nghiệp nên muốn chuyển tổ hợp.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho biết, không khuyến khích học sinh chuyển tổ hợp, chuyển trường trong học kỳ một mà phải đợi hết năm học.
Ông Đào Đức Tuấn – Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Định bày tỏ băn khoăn việc chuyển đổi môn học và lựa chọn cụm chuyên đề của học sinh THPT cũng cần phải quan tâm. “Tình huống học sinh muốn chuyển trường thì sao, nếu sang trường khác không có môn học này, môn kia mà các em đã chọn thì xử lý thế nào. Dù trường tạo điều kiện hỗ trợ những trường hợp này nhưng vấn đề điểm, đánh giá như thế nào là vấn đề khá bất cập nên đề nghị Bộ GD&ĐT có hướng dẫn cụ thể”.
Video đang HOT
Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai Lê Duy Định cũng băn khoăn vấn đề chuyển tổ hợp môn ở học sinh THPT. “Bây giờ có hiện tượng sau khi học xong một học kỳ thì học sinh xin chuyển tổ hợp môn. Phụ huynh đưa ra lý do sau một học kỳ thì thấy con không phù hợp với định hướng nghề nghiệp nên muốn chuyển tổ hợp. Đồng thời, học sinh muốn chuyển trường sang vùng khác nhưng nơi chuyển cũng không dạy tổ hợp đang học thì như thế nào?”.
“Đề nghị Bộ GD&ĐT sớm có văn bản hướng dẫn xử lý việc chuyển môn, chuyển trường đối với học sinh học lớp 10 theo chương trình phổ thông mới. Hiện Bộ GD&ĐT cho phép các em thay đổi những điều này sẽ gây khó khăn cho các trường – ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đăk Lăk nêu ý kiến.
Không khuyến khích học sinh chuyển tổ hợp, chuyển trường trong học kỳ 1
Trả lời vấn đề trên, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, trong Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH đã có hướng dẫn. Hiệu trưởng là người quyết định việc này.
“Chúng ta cho chuyển học sinh từ nước ngoài về, các em này không học chương trình của chúng ta nhưng vẫn được tiếp nhận học chương trình ở Việt Nam. Vấn đề các em có hồ sơ học những môn học nào và đủ năng lực học các môn tiếp theo hay không thì việc này cũng căn cứ trên cơ sở của Quyết định 51 ban hành năm 2002 và Thông tư 54 mới được ban hành giúp các trường thực hiện việc này thuận lợi”.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho biết, chương trình này đã khoán một năm với số tiết tổng nên không khuyến khích học sinh chuyển tổ hợp, chuyển trường trong học kỳ một mà phải đợi hết năm học. Nếu chuyển đổi môn thì học sinh phải đáp ứng được yêu cầu đủ năng lực để học các môn học mới ở lớp trên, còn các môn học cũ phải đủ điều kiện lên lớp.
Chia sẻ thêm về những kết quả tích cực trong việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, việc xây dựng và ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông theo quy định tại Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết 88 của Quốc hội. Chương trình đã cụ thể hóa việc đổi mới mục tiêu cơ bản của giáo dục từ tập trung vào trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp.
Công tác chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện và triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT đã bao quát đầy đủ các vấn đề: chuẩn bị sách giáo khoa, tài liệu giáo dục của địa phương, tập huấn giáo viên, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của chương trình mới. Các địa phương đã tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục.
Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã có những chuyển biến tích cực; mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bước đầu đã được khẳng định, tạo niềm tin trong giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội.
Học sinh xin chuyển tổ hợp môn, giải quyết thế nào cho hợp lí?
Mặc dù chưa kết thúc học kì 1 năm học 2022-2023 nhưng các trường trung học phổ thông trên cả nước ghi nhận có tình trạng nhiều học sinh lớp 10 xin chuyển môn, tổ hợp môn vì sức học không theo kịp và không phù hợp.
Học sinh xin chuyển học tổ hợp môn có nhiều lý do, trong đó có lý do đã không lựa chọn kỹ càng ngay từ đầu. Ảnh Thế Bằng
Lãnh đạo trường học cũng bối rối, không biết nên cho các em chuyển đổi môn học vào thời điểm nào là vì hiện chưa có hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Vì sao học sinh xin chuyển tổ hợp môn học?
Xuất phát từ việc ngay từ đầu, việc định hướng cho học sinh lớp 9 chọn tổ hợp môn chưa được các nhà trường trung học cơ sở quan tâm đúng mức. Năm cuối cấp, hầu hết các nhà trường đều lo cho học sinh ôn tập thi tuyển sinh vào 10 nên thầy cô không còn thời gian tư vấn cho các em chọn tổ hợp môn học phù học.
Cùng với đó, năm học 2022-2023 là năm đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 10 nên nhiều giáo viên bậc trung học cơ sở cũng chưa hiểu rõ tổ hợp môn là gì.
Hơn nữa, Chương trình mới xuất hiện 124 tổ hợp môn nhưng thực tế các nhà trường chỉ ấn định sẵn khoảng 5, 6 tổ hợp môn cho học sinh lựa chọn. Nhà trường không thể chạy theo nhu cầu chọn tổ hợp môn của học sinh vì không đủ giáo viên bộ môn giảng dạy. Vậy nên, học sinh bắt buộc phải chọn những môn mà mình không yêu thích. Đến lúc gần hết học kì 1 thì cảm thấy mình không theo kịp.
Năm lớp 9 học sinh thường học 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ để thi tuyển sinh 10, nhiều em vẫn chưa có ý thức định hướng nghề nghiệp. Đến lúc vào lớp 10 được học các tổ hợp môn theo khối thi đại học nên nhiều học sinh bối rối.
Trong khi đó, kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 vẫn chưa được công bố nên học sinh xin chuyển tổ hợp môn là điều dễ hiểu.
Thực tế cũng cho thấy, vẫn còn tình trạng học sinh chọn môn học theo cảm tính mà không dựa vào năng lực, sở trường của bản thân. Đơn cử, có em tưởng học Âm nhạc, Mỹ thuật mình thích là dễ nhưng khi vào học rồi mới biết môn Nghệ thuật thực sự khó hơn những gì mình nghĩ. Chưa kể, học sinh chọn môn học vì đăng kí theo lời khuyên của bạn bè, thậm chí bị phụ huynh, gia đình chi phối theo định hướng nghề nghiệp sau này.
Và cuối cùng, một học kỳ trôi qua không dễ dàng, nhiều học sinh xin chuyển đổi tổ hợp môn.
Trường học nên giải quyết thế nào?
Ngày 20/7/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Thông tư này không có điều khoản nào cấm học sinh được chuyển đổi tổ hợp môn nên về nguyên tắc các em được đổi môn, tổ hợp môn học nếu có nhu cầu.
Vấn đề nảy sinh là, có học sinh xin chuyển môn, tổ hợp môn học vào giữa học kì 1, nhưng có em lại xin chuyển vào cuối kì 1, giữa học kì 2 hoặc cuối năm lớp 10. Theo quy định, học sinh chỉ được phép chuyển đổi môn học mới khi làm các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì đạt yêu cầu.
Giả sử, giữa học kì 1 học sinh xin chuyển từ môn Hóa học sang môn Vật lí thì các em phải làm bài kiểm tra môn Vật lí đạt yêu cầu, phải hoàn tất 2 cột điểm kiểm tra thường xuyên và 1 cột điểm kiểm tra định kì (giữa học kì 1). Tương tự, hết học kì 1 học sinh xin chuyển đổi thì các em phải hoàn tất 4 kiểm tra thường xuyên và 1 cột điểm kiểm tra định kì (cuối học kì 1). Còn hết học kì 1 học sinh xin chuyển đổi môn thì các em phải hoàn thành các cột điểm gấp đôi so với học kì 1.
Nhà trường nên giải quyết cho học sinh chuyển đổi môn, tổ hợp môn càng sớm càng tốt để các em sớm được học theo định hướng kiến thức môn học mới. Lúc này học sinh có thể tự học trực tuyến vì trường nào cũng có phần mềm đăng tải sẵn các bài giảng online. Các học sinh cũng có thể học thêm, học từ bạn bè để bổ túc kiến thức.
Nếu hết năm học nhà trường mới giải quyết cho học sinh chuyển đổi môn rất có thể học sinh lại tranh thủ học hè và thực hiện hàng loạt bài kiểm tra (10 bài) - như vậy là quá tải. Nếu học sinh làm bài kiểm tra không đạt yêu cầu thì các em không được đổi môn, tổ hợp môn học. Lúc đó, sẽ có hệ lụy không đáng có và dẫn đến chuyện học sinh dễ dàng bỏ học giữa chừng, bản thân các em và gia đình sẽ chịu nhiều thiệt thòi.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có kế hoạch xem xét việc thực thi Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT và đánh giá chính xác việc áp dụng vào các nhà trường, nhằm giúp các nhà trường giải quyết việc học sinh xin chuyển môn, tổ hợp môn được thuận tiện.
Hiệu trưởng kiến nghị: Hết năm học, HS lớp 10 mới được chuyển tổ hợp Cần tư vấn, định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho học sinh ngay khi quyết định tổ hợp môn tự chọn bởi việc thay đổi giữa chừng sẽ gây ra nhiều hệ lụy sau này. Sau khi có kết quả kiểm tra giữa học kì 1 năm học 2022-2023, tại nhiều trường trung học phổ thông trên cả nước đã xảy ra tình...