Bộ GD&ĐT nên ra đề minh họa cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay?
Khẳng định học qua internet, truyền hình chỉ là giải pháp tình thế, không đạt hiệu quả cao, một số học sinh, cán bộ quản lý giáo dục cho rằng, năm học “đặc biệt” này, Bộ nên có hướng dẫn giảm tải và ra đề minh hoạ để họ có cơ sở ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia 2020.
Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ GD&ĐT nên công bố đề minh hoạ riêng cho kỳ thi năm nay
Không nên huỷ kỳ thi
Em Nguyễn Phương Nhung, học sinh lớp chất lượng cao, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho biết, dù Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh thời gian thi THPT quốc gia lần thứ 2 đến giữa tháng 8 có vẻ hợp lý nhưng học sinh lớp 12 năm nay sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Nhung phân tích, trong thời gian nghỉ, học sinh có học online, truyền hình nhưng việc này không hiệu quả bằng nghe thầy cô giảng trên lớp. Có những bài học sinh không hiểu, cũng khó có thể hỏi, trao đổi được với giáo viên. Khi đi học trở lại là thời điểm tháng 7, thi THPT quốc gia vào tháng 8 thời tiết nắng nóng, sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập.
Vì thế, Nhung cũng như các bạn mong muốn muốn Bộ sẽ giảm tải chương trình vì thời gian, chất lượng học cũng bị ảnh hưởng. Khi giảm tải nội dung, Nhung mong muốn Bộ có thể xây dựng đề minh hoạ riêng cho kỳ thi năm nay để học sinh bám vào đó ôn tập.
Video đang HOT
Cô Đoàn Khanh, giáo viên môn Lịch sử, Trường THPT Đông Anh (Hà Nội) chia sẻ, việc lùi kỳ thi như năm nay đã hợp lý nhưng đến thời điểm này nhiều học sinh “kêu” học trực tuyến không hiệu quả như mong muốn. Học sinh sốt ruột, căng thẳng nên cô rất mong muốn trong bối cảnh đặc biệt, Bộ GD&ĐT có giải pháp cụ thể hơn.
Ví dụ như, năm ngoái học sinh phải học toàn bộ chương trình lớp 12, 1 phần lớp 11 thì nay nên giảm tải một phần ngay từ chương trình. “Tuy nhiên, Bộ phải có hướng dẫn cụ thể, bản thân giáo viên các nhà trường sẽ không có căn cứ nào lược bỏ, giảm tải phần nào trong chương trình, SGK”, cô Khanh nói.
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THCS -THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) nêu quan điểm, năm nay là năm học “đặc biệt” ngoài mong muốn, học sinh nghỉ học đã gần 2 tháng, dạy học truyền hình hay trực tuyến chỉ là giải pháp ứng phó. Do đó Bộ nên có tính toán để có điều chỉnh nhất định về nội dung, hình thức thi. Cụ thể, Bộ nên có đề minh hoạ để học sinh, các nhà trường yên tâm bám vào đó dạy những kiến thức, kỹ năng cơ bản.
Còn đề như năm ngoái đòi hỏi học sinh phải có đủ thời gian học và ôn tập mới đảm bảo chất lượng. “Đòi hỏi này xác đáng bởi Thủ tướng cũng đã chỉ đạo năm nay phải giảm tải cho học sinh. Các giải pháp học trên truyền hình, online hiện nay chưa đồng bộ giữa các địa phương nên học sinh các vùng miền sẽ thiệt thòi”, ông Bình nói.
Vì sao nên công bố đề minh hoạ?
Cũng theo ông Bình, ông không đồng tình với những ý kiến cho rằng, nên huỷ bỏ kỳ thi THPT quốc gia, xét tốt nghiệp năm nay. Vì thời điểm từ nay đến kỳ thi không còn nhiều, có những thay đổi quá lớn sẽ gây xáo trộn không cần thiết cho nhiều người. Hơn nữa, chỉ có thi mới đánh giá được chất lượng học tập.
Còn Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), ông Nguyễn Xuân Khang đã gửi kiến nghị lên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ kỳ thi THPT quốc gia năm nay chỉ nên giữ 3 môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, bỏ 2 bài thi tổ hợp KHTN, KHXH (6 môn) như năm trước. Ngoài ra, nội dung đề thi năm nay cũng cần có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.
Ông Khang cũng chung quan điểm khi cho rằng, năm nay khi chưa xảy ra dịch bệnh, Bộ GD-ĐT chủ trương học sinh ôn tập thi căn cứ vào đề thi, đề minh hoạ kỳ thi THPT quốc gia năm trước. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh phức tạp khiến học sinh tiếp tục phải nghỉ học như hiện nay, Bộ GD-ĐT cần cân nhắc, xây dựng và sớm ban hành đề minh hoạ các môn thi, giúp học sinh và các nhà trường có kênh tham khảo chính thức để ôn tập và yên tâm về định hướng ra đề trong năm học “đặc biệt” này.
Trao đổi với PV, lãnh đạo 1 sở GD&ĐT cho rằng, trước đây, Bộ không thừa nhận kết quả dạy học trực tuyến nên địa phương chỉ đạo các nhà trường cho giáo viên giao bài tập, ôn tập kiến thức cũ. Thời điểm này, Sở cũng chưa triển khai được dạy học được trên truyền hình.
“Thực tế, không phải học sinh, phụ huynh nào cũng có tâm thế, ý thức cho việc học từ xa vì thế hiệu quả không cao”, ông nói.
Ngoài ra, lãnh đạo Sở này cũng cho rằng, hiện nay, ngay cả lịch nghỉ học của học sinh THPT cũng khác nhau, hàng chục địa phương cho nghỉ, cũng có nhiều địa phương tiếp tục học; việc dạy học trên truyền hình cũng chỉ mới thực hiện ở một số tỉnh, TP…dẫn đến chất lượng học không đồng đều mà trong bối cảnh dịch bệnh, địa phương khó tự chủ được.
Trước bối cảnh học sinh nghỉ học kéo dài vì dịch bệnh, mới đây Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh chương trình khung năm học, lùi kỳ thi THPT quốc gia lần 2 đến 8-11/8. Theo kế hoạch trước đó, năm nay Bộ GD&ĐT không công bố đề thi minh hoạ mà yêu cầu học sinh, giáo viên bám đề thi, đề minh hoạ kỳ thi THPT quốc gia 2019 để ôn tập.
Theo tienphong.vn
Tăng cường dạy học qua Internet, truyền hình
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các địa phương, trường đại học tăng cường dạy trực tuyến trong thời gian học sinh, sinh viên nghỉ phòng Covid-19.
Ảnh minh họa
Công văn Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi đi ngày 12/3 nêu rõ các Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nhà trường lựa chọn công cụ dạy qua Internet phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ hỗ trợ nhà trường thông qua website https://olm.vn và thư điện tử a@olm.vn.
Với dạy học qua truyền hình, Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý các tỉnh thành lựa chọn giáo viên và khung giờ phát sóng đảm bảo chất lượng, phù hợp với chương trình học. Các tỉnh cũng có thể liên hệ với một số địa phương đã triển khai dạy qua truyền hình để tham khảo, tiếp sóng cho học sinh học tập; đồng thời tham khảo lịch phát sóng các bài học trên kênh truyền hình giáo dục quốc gia (VTV7) và một số kênh trung ương khác.
"Các nhà trường phân công giáo viên giao nhiệm vụ học tập, hướng dẫn học sinh, phối hợp với gia đình có biện pháp quản lý hoạt động học, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của học sinh", Bộ chỉ đạo. Khi học sinh đi học trở lại, các trường phải rà soát, đánh giá kết quả học trực tuyến, từ đó tinh giản nội dung và điều chỉnh kế hoạch dạy học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng gửi công văn tới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm yêu cầu áp dụng phương thức đào tạo từ xa với một số học phần phù hợp, khuyến khích sử dụng phương thức trực tuyến qua mạng.
Khoảng 24 triệu học sinh, sinh viên cả nước được nghỉ học phòng tránh Covid-19 từ đầu tháng 2. Nhiều đại học đã đào tạo trực tuyến, như Đại học Kinh tế quốc dân, Mở Hà Nội, FPT. Với khối phổ thông, nhiều trường tổ chức dạy học qua Internet, đặc biệt là các trường tư thục. Một số địa phương đã tổ chức dạy học trên truyền hình như Đồng Nai, TP HCM, Hà Nội, Thừa Thiên Huế.
Đến sáng 13/3, Covid-19 đã xuất hiện tại 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 134.000 người nhiễm, gần 5.000 người chết. Tại Việt Nam, từ ngày 6 đến 13/3 có thêm 28 ca nhiễm bệnh mới, nâng tổng số người mắc lên 44, trong đó 16 người đã khỏi.
Dương Tâm (vnexpress.net)
Bộ GD-ĐT cho phép đánh giá và kế thừa những nội dung đã học trực tuyến Bộ GD-ĐT vừa có công văn hướng dẫn về việc tăng cường dạy học qua internet, trên truyền hình trong thời gian nghỉ học để phòng, chống Covid-19, trong đó yêu cầu xem xét, kế thừa những nội dung đã học qua hình thức này. Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn về dạy học trực tuyến do học sinh nghỉ học kéo...